Nguồn vốn huy động

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình huy động vốn và giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Kiên Giang (Trang 27 - 28)

3. Lợi nhuận trước

2.5.1.1Nguồn vốn huy động

Qua kết quả phân tích ở bảng 2 và biểu đồ 2 cho thấy tổng nguồn vốn huy động của Vietcombank Kiên Giang qua 3 năm đều tăng, cho thấy việc huy động vốn của ngân hàng càng có hiệu quả cụ thể là: năm 2009 tổng vốn huy động của ngân hàng là 1,992,421 triệu đồng, đến năm 2010 con số này đã lên 2,430,614 triệu đồng tăng 438,193 triệu đồng so với năm 2009, tương ứng với 21.99%. Sang năm 2011 đạt 3,216,731 triệu đồng tăng 786.117 triệu đồng so với năm 2011, tương ứng tăng 32,34%.

Năm 2010, đã có thêm 02 NHTM CP mở chi nhánh tại Kiên Giang là: Techcombank và ngân hàng Đại Tín. Đến nay các NHTM lớn hầu như đều mở chi nhánh và phòng giao dịch tại các vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh. Chính vì vậy, sự cạnh tranh giữa các ngân hàng trên địa bàn trong huy động vốn diễn ra gay gắt làm cho công tác huy động vốn ngày càng căng thẳng, trở thành vấn đề sống còn và là thách thức lớn đối với tất cả các NHTM. Tuy nhiên với sự nỗ lực tìm kiếm khách hàng, tìm kiếm nguồn huy động, khai thác tiền nhàn rỗi trong dân cư và phát triển thêm các dịch vụ tư vấn khách hàng của cán bộ nhân viên ngân hàng mà nguồn vốn năm sau cao hơn năm trước

Nghị định số 141/2006/NĐ-CP ngày 22/11/2006 của Chính phủ quy định đối với các ngân hàng thương mại, mức vốn pháp định áp dụng cho đến 31/12/2010 là 3.000 tỷ đồng; chi nhánh ngân hàng nước ngoài là 15 triệu USD; với ngân hàng chính sách, ngân hàng phát triển là 5.000 tỷ đồng; ngân hàng đầu tư, ngân hàng hợp tác và quỹ tín dụng nhân dân Trung ương là 3.000 tỷ đồng; với công ty tài chính là 500 tỷ đồng; công ty cho thuê tài chính là 150 tỷ đồng. Điều này tạo ra sự cạnh tranh khốc liệt giữa các ngân hàng trong việc huy động vốn. cùng với việc áp dụng mức lãi suất trần của ngân hàng nhà nước trong công tác huy động vốn .Thế nhưng nguồn vốn huy động của ngân hàng năm sau vẫn cao hơn năm trước, cụ thể là năm 2009 huy động được 594,130 triệu đồng, đến năm 2010 đạt 956,285 triệu đồng, tăng 362,155 triệu đồng so với năm 2009, tương ứng tăng 60.96%. qua năm 2011, huy động của chi nhánh đạt 1,578,000 triệu đồng, tăng 621,751 triệu đồng, tương ứng tăng 65.01% so với năm 2010.

Để đạt được kết quả này, xuất phát từ sự nỗ lực của nhân viên ngân hàng, liên tục tìm ra các giải pháp phù hợp, cố gắng đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng trong

giới hạn cho phép. Ban giám đốc chi nhánh vận dụng linh hoạt chỉ đạo của TW để đề ta chính sách phù hợp ưu đãi khách hàng có số dư tiền gửi cao; các phòng nghiệp vụ liên tục cập nhật, triển khai tốt các hình thức huy động mới từ TW; mỗi cán bộ - nhân viên chi nhánh đều có gắng tìm mọi biện pháp để thu hút người thân, bạn bè và khách hàng có quan hệ đến để gửi tiền, thuyết phục khách hàng gắn kết nghiệp vụ cho vay với huy động, bán chéo các sản phẩm,…. nhằm thực hiện tốt công tác huy động vốn để đáp ứng nhu cầu kinh doanh của ngân hàng. Bên cạnh đó, cũng giảm bớt sự phục thuộc vào vốn điều chuyển từ ngân hàng cấp trên, nếu sử dụng quá nhiều nguồn vốn điều chuyển sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng vì lãi suất của nguồn vốn này cao hơn lãi suất huy động

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình huy động vốn và giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Kiên Giang (Trang 27 - 28)