Khách sạn nhà hàng 28 0,1 21 0,1 32 0,

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHTMCP Kiên Long Rạch Giá – Kiên Giang (Trang 38 - 41)

7. Vận tải, kho bãi và thông tin liên lạc thông tin liên lạc

225 0,8 299 0,8 328 0,8

8. Phục vụ cá nhân và cộng đồng cộng đồng

6.751 22,9 9.208 26,1 10.011 23,2

Tổng 29.416 100 35.265 100 43.059 100

Nợ xấu trong nông, lâm nghiệp chiếm tỷ lệ khá cao trong tổng nợ xấu (khoảng 63,7%). Năm 2010 nợ xấu trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp là 21.942 triệu đồng, tăng 3.718 triệu đồng so với năm 2009. Đến năm 2011 thì nợ xấu đạt 28.712 triệu đồng, chiếm 66,7% trên tổng nợ xấu của các ngành.

Nợ xấu trong ngành phục vụ cá nhân và cộng đồng cũng tăng qua các năm và chiếm khoảng ¼ trong tổng nợ xấu của các ngành.

Nợ xấu của ngành thương nghiệp cũng chiếm tỷ trọng không nhỏ, nhưng tỷ lệ nợ xấu giảm dần qua các năm. Cụ thể năm 2011 chỉ còn 3.548 triệu đồng, chiếm 8,2% trong tổng nợ xấu.

Các ngành khác thì tỷ lệ nợ xấu vẫn tăng đều qua các năm, nhưng chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng các ngành.

Mặc dù nợ xấu luôn tăng qua các năm đối với tất cả các lĩnh vực, song nếu tính cả chi nhánh thì tỷ lệ nợ xấu còn thấp so với tổng dư nợ, đảm bảo ở mức an toàn. Trong thời gian tới ngân hàng sẽ đẩy mạnh hơn nữa thu hồi nợ xấu để giảm tỷ lệ xuống còn 1% so với tổng dư nợ.

2.5. MỘT SỐ HẠN CHẾ CỦA CHI NHÁNH:

Bên cạnh những mặt tốt thì chi nhánh cũng còn tồn tại những một số mặt hạn chế cần được khắc phục để hoạt động của chi nhánh đạt chất lượng tốt hơn.

Bảng 2.14: Các chỉ tiêu đánh giá tình hình tín dụng của ngân hàng Đvt: % Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Chênh lệch 2009/2010 2010/2011 Dư nợ ngắn hạn /Tổng nguồn vốn 84 73,5 71,3 (10,5) (2,2) Dư nợ ngắn hạn/Vốn huy động 143 137,7 137,3 (5,3) (0,4) Hệ số thu nợ ngắn hạn(%) 72 100,8 95,5 28,8 (5,3) Nợ quá hạn ngắn hạn/Tổng dư nợ ngắn hạn 2 2,2 2,5 0,2 0,3

2.5.1. Dư nợ ngắn hạn trên tổng nguồn vốn:

Tỷ lệ này cho biết cơ cấu của vốn tín dụng ngắn hạn chiếm bao nhiêu phần trăm trên tổng nguồn vốn. Số liệu tại chi nhánh cho thấy chỉ số này chiếm phần rất đáng kể. Cụ thể là trong 3 năm dao động từ 71,3% đến 84%, chứng tỏ nguồn vốn của ngân hàng chủ yếu tập trung vào hoạt động cho vay ngắn hạn. Nhất là năm 2009, dư nợ ngắn hạn chiếm đến 84% trên tổng nguồn vốn, năm 2010 giảm còn 73,5%, tức giảm 10,5%, và năm 2011 tiếp tục giảm còn 71,3%. Điều này chứng tỏ NH không chỉ tập trung vào việc cho vay ngắn hạn mà còn đa dạng hóa các hoạt động của mình bằng các hoạt động khác như đầu tư dài hạn… Tuy vậy, tỷ số này vẫn còn khá cao, vẫn thể hiện được ưu thế của hoạt động tín dụng ngắn hạn tại chi nhánh vì nhu cầu vay vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh, trồng trọt, chăn nuôi… trong ngắn hạn của người dân ngày càng tăng cao.

2.5.2. Dư nợ ngắn hạn trên vốn huy động:

Dư nợ ngắn hạn trên vốn huy động giúp ta có thể so sánh khả năng cho vay của NH với khả năng huy động vốn, đồng thời để xác định hiệu quả của một đồng vốn huy động được. Hay nói cách khác, đây là chỉ tiêu phản ánh khả

năng sử dụng vốn huy động của NH vào công tác cấp tín dụng. Dư nợ cho vay ngắn hạn trên vốn huy động của chi nhánh biến động như sau:

Năm 2009, dư nợ cho vay ngắn hạn gấp 1,43 lần vốn huy động. Điều này cho thấy nguồn vốn huy động thấp không đủ để tài trợ cho hoạt động cho vay. Do đó chi nhánh phải sử dụng nhiều đến nguồn vốn điều hòa. Việc này sẽ tạo thuận lợi cho chi nhánh trong việc mở rộng quy mô tín dụng, nhưng nó lại làm mất cân bằng trên bảng báo cáo tài chính thể hiện tính không bền vững, sử dụng vốn không đa dạng. Do đó NH cần có chính sách hợp lý để cân bằng giữa nguồn vốn huy động và nguốn vốn cho vay.

Năm 2010, dư nợ và vốn huy động của chi nhánh vẫn tăng lên, nhưng tốc độ giảm của dư nợ ngắn hạn nhanh hơn tốc độ giảm của nguồn vốn huy động làm cho tỷ lệ này thấp hơn năm trước. Cụ thể là dư nợ ngắn hạn vẫn còn gấp nguồn vốn huy động tới 1,377 lần. Tức ngoài vốn huy động, ngân hàng còn cần thêm 37,7 đồng nữa để đủ đáp ứng nhu cầu vay ngắn hạn của người dân.

Năm 2011, nhằm thu hút KH trong việc gửi tiết kiệm, NH đã có nhiều chính sách khuyến mãi như tăng lãi suất tiền gửi, với chương trình dự thưởng đặc biệt...Vì vậy vốn huy động tăng lên nhiều hơn so với dư nợ ngắn hạn, với tốc độ tăng là 7,3%, trong khi dư nợ ngắn hạn tăng lên chỉ có 6,9%. Vì vậy, dư nợ ngắn hạn chỉ còn gấp 1,373 lần vốn huy động. Tuy vậy vốn huy động đã tăng lên nhưng vẫn chưa đủ đáp ứng nhu cầu vay của người dân.

Nhìn chung, nhu cầu vay vốn ngắn hạn của người dân để mở rộng sản xuất, để phục vụ cho những nhu cầu thiết yếu ngày càng tăng. Điều này làm cho nguồn vốn huy động được không đủ để đáp ứng cho các nhu cầu này. Điều này đòi hỏi NH càng đẩy mạnh hơn nữa công tác huy động vốn, khai thác triệt để mọi nguồn vốn nhàn rỗi trong dân, có những chính sách đặc biệt đối với những KH có nguồn tiền gửi lớn. Ngoài ra cần phải thường xuyên tìm hiểu nguyên nhân của những KH ngừng giao dịch, rút tiền gửi chuyển sang NH khác để có biện pháp thích hợp nhằm khôi phục lại và duy trì quan hệ tốt với KH.

2.5.3. Hệ số thu nợ:

Chỉ tiêu này cho biết khả năng thu hồi nợ của NH so với khả năng cho vay trong một thời điểm nhất định. Hay nói cách khác, trong 100 đồng vốn cho vay thì NH thu được bao nhiêu đồng nợ. Qua bảng số liệu ta thấy, hệ số thu nợ qua 3 năm rất cao, cụ thể là năm 2009, doanh số thu nợ chiếm 72% doanh số cho vay, tức từ 100 đồng vốn cho vay, NH đã thu lại được 72 đồng. Năm 2010, do tốc độ tăng của doanh số thu nợ nhanh hơn tốc độ tăng của doanh số cho vay,

nên hệ số này đã tăng lên 100,8%, tức NH đã thu được 100,8 đồng từ 100 đồng vốn cho vay. Sang năm 2011, hệ số này có giảm nhưng không đáng kể. Nhìn chung, khả năng thu hồi các khoản nợ ngắn hạn của NH rất hiệu quả, chứng tỏ sự nổ lực của chi nhánh trong công tác quản lý và thu hồi nợ.

2.5.4. Nợ quá hạn trên tổng dư nợ:

Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ là chỉ tiêu đánh giá chất lượng công tác tín dụng của NH: Trong khi doanh số cho vay và doanh số thu nợ ngày càng tăng, thì tỷ lệ nợ quá hạn có xu hướng giảm dần. Từ 2% ở năm 2009, và không biến động nhiều trong năm 2010,và tăng lên 2,5% trong năm 2011. Điều này chứng tỏ chất lượng các khoản vay khá cao. Và cũng thể hiện rõ quan điểm của NH khi cung cấp tín dụng là: “nếu không đủ tin tưởng thì không cho vay”, công tác cho vay luôn đảm bảo thực hiện đúng các nguyên tắc tín dụng, nguyên tắc phân tán rủi ro, kiểm soát chặt chẽ các khoản tín dụng. Tuy đứng trước nhiều thử thách là tình hình nông nghiệp trong những năm qua tăng trưởng không ổn định, thiên tai và dịch gia cầm ảnh hưởng nhiều đến sản xuất nông nghiệp nhưng bộ phận tín dụng đã không ngừng nâng cao chất lượng hoạt động, thực hiện tốt công tác thu nợ và xử lý kịp thời các khoản nợ có vấn đề. Về phía KH, tuy khó khăn nhưng họ cũng linh động và tranh thủ mọi nguồn lực để trả nợ NH.

Nợ quá hạn là một việc phát sinh ngoài ý muốn của người đi vay cũng như cho vay. Nếu phấn đấu để đưa nó về con số không thì không thể thực hiện được. Chúng ta chỉ nên chấp nhận và cố gắng kiểm soát, duy trì nợ quá hạn ở một mức độ tối thiểu hợp lý.

Chương 3

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHTMCP Kiên Long Rạch Giá – Kiên Giang (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(49 trang)
w