cộng đồng
613.943 25,8 696.549 29,7 713.406 26,7
Tổng 2.378.006 100 2.341.898 100 2.670.000 100 Qua bảng 2.5 ta thấy tình hình cho vay ngắn hạn theo ngành kinh tế biến động qua các năm, cho vay ngắn hạn giữa các ngành có sự thay đổi liên tục do địa bàn hoạt động của chi nhánh chủ yếu người dân làm nghề trồng trọt, chăn nuôi.
Đối với cho vay nông nghiệp: Kienlong Bank có hầu hết phòng giao dịch tại các huyện trong tỉnh Kiên Giang, và sản xuất nông nghiệp là ngành sản xuất chủ yếu của tỉnh. Chính vì thế cho vay ngắn hạn sản xuất nông nghiệp của chi nhánh luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng cho vay ngắn hạn của các ngành nghề kinh doanh. Năm 2009 đạt 1.213.869 triệu đồng chiếm 51% trong tổng các ngành, đến năm 2010 giá trị cho vay nông nghiệp giảm xuống 208.059 triệu đồng so với năm 2009. Đến năm 2011 thì tốc độ tăng trưởng tăng lên, chiếm 48,6% trong tổng các ngành.
Cho vay nông nghiệp thường là những khoản vay thu nợ theo mùa vụ nên là lĩnh vực chứa khá nhiều rủi ro, phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên hơn là phụ thuộc vào thiện chí trả nợ của KH. Để giảm rủi ro chi nhánh đã có xu hướng giảm dần tỷ trọng doanh số cho vay của loại hình cho vay này nhưng không giảm về giá trị vì nhu cầu vốn trong ngành này khá cao. Đây là những hợp đồng vay có giá trị không cao lắm và là vay ngắn hạn nên đã góp phần phân tán rủi ro của chi nhánh.
Đối với cho vay các ngành còn lại có sự khác biệt rõ ràng, cho vay phục vụ cá nhân và cộng đồng chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng doanh số cho vay của các ngành, chỉ đứng sau cho vay nông nghiệp, cụ thể năm 2011 chiếm 26,7% trong tổng cho vay của các ngành. Cho vay phục vụ cá nhân và cộng đồng cũng tăng khá nhanh trong các năm vừa qua, năm 2010 tăng 82.606 triệu đồng so với năm 2009 nhưng đến cuối năm 2011 thì tốc độ lại giảm xuống 16.857 triệu đồng so với năm 2010.
Nguyên nhân là do nền kinh tế ngày càng phát triển thì cuộc sống của người dân ngày càng được nâng cao, mức thu nhập của người dân ổn định hơn dẫn đến nhu cầu tiêu dùng của người dân tăng cao mà khả năng tài chính của họ không đáp ứng ngay với số tiền lớn để phục vụ cho nhu cầu đó, nên nguồn vốn vay từ NH sẽ là nguồn tài chính lý tưởng của họ.
Cho vay thương nghiệp trong 3 năm qua tăng không đều, năm 2010 tăng 65.820 triệu đồng. Đây không phải là thế mạnh của thành phố Rạch Giá nên doanh số cho vay không cao mà còn đang trên đà đi xuống. Nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp để đầu tư vào các dự án lớn ngày càng tăng cao nên hoạt động cho vay ngắn hạn thương nghiệp ngày càng giảm mà thay vào đó là cho vay trung và dài hạn. Với nền kinh tế đang gặp nhiều khó khăn, sản xuất kinh doanh chậm lại thì nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp ít lại, chỉ những doanh nghiệp lớn, làm ăn lâu dài mới dám mở rộng quy mô sản xuất và có nhu cầu vay vốn. Bên cạnh đó thì chi nhánh luôn quan tâm đến khả năng trả nợ của KH.
Hoạt động cho vay các ngành thủy sản, công nghiệp chế biến, xây dựng, khách sạn nhà hàng, vận tải, kho bãi và thông tin liên lạc trong những năm qua cũng có nhiều thay đổi. Tại địa bàn hoạt động của chi nhánh thì hoạt động kinh doanh của các ngành này còn rất hạn chế vì đây là vùng đồng bằng. Cho vay thủy sản tăng đều trong những năm qua nhưng tốc độ tăng không đều, cuối năm 2011 đạt giá trị 18.430 triệu đồng, chiếm 0,7% trong tổng các ngành. Cho vay công nghiệp chế biến tăng tương đối đều nhưng chiếm tỷ trọng thấp.
Bên cạnh đó thì cho vay xây dựng, cho vay khách sạn nhà hàng, cho vay vận tải, kho bãi và thông tin liên lạc cũng tăng đều qua các năm.
2.4.2. Doanh số thu nợ:
2.4.2.1. Theo thành phần kinh tế qua ba năm (2009-2011):
Nếu như doanh số cho vay phản ánh quy mô tín dụng của NH thì doanh số thu nợ là chỉ tiểu thể hiện khả năng đánh giá, kiểm tra, đôn đốc KH trong công
tác của cán bộ tín dụng, nó phản ánh hiệu quả trong hoạt động tín dụng. Trong hoạt động tín dụng của mình, NH rất quan tâm đến chỉ tiêu về doanh số cho vay, bên cạnh đó NH cũng quan tâm đến chỉ tiêu về doanh số thu nợ. Vì doanh số thu nợ nó biểu hiện hiệu quả sử dụng vốn của một NH cũng như đơn vị đi vay. Việc sử dụng vốn hiệu quả thông qua chỉ tiêu về doanh số thu nợ tức là NH đã thu hồi được số tiền mà đã cho KH vay. Từ đó NH có thể luân chuyển nguồn vốn của mình một cách dễ dàng và linh hoạt hơn trong việc đầu tư của mình. Như vậy doanh số thu nợ cũng là một trong những chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng của một NH. Sau đây là bảng số liệu về doanh số thu nợ của NH qua 3 năm để có cái nhìn hiệu quả về công tác thu nợ theo thành phần kinh tế của NH:
Bảng 2.6: Doanh số thu nợ của hoạt động tín dụng ngắn hạn theo thành phần kinh tế qua ba năm (2009-2011)
Đvt: triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%) 1. Cho vay các
TCKT
24.785 1,4 29.585 1,3 36.605 1,4
_ Công ty TNHH 12.466 0,7 15.962 0,7 18.435 0,7
_ DNTN 12.319 0,7 13.623 0,6 18.170 0,7