GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI NHTMCP KIÊN LONG CHI NHÁNH RẠCH GIÁ

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHTMCP Kiên Long Rạch Giá – Kiên Giang (Trang 41 - 45)

NGẮN HẠN TẠI NHTMCP KIÊN LONG CHI NHÁNH RẠCH GIÁ

3.1. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI CHI NHÁNH: NGẮN HẠN TẠI CHI NHÁNH:

Trong những năm qua hoạt động tín dụng NH nói chung và NHTMCP Kiên Long chi nhánh Rạch Giá – Kiên Giang nói riêng đã có nhiều chuyển biến tích cực, bằng nhiều chế tài tín dụng thích hợp, cụ thể hơn đã làm cho diện mạo của công tác đầu tư, cho vay thêm phần sinh động và hiệu quả. Mặc dù vậy, trong quá trình vận hành vẫn còn một số vấn đề cần được xem xét và trao đổi.

Như chúng ta đã biết, tín dụng NH là một hoạt động rất nhạy cảm, không rập khuôn, không máy móc, nhưng cũng cần phải đảm bảo tính nguyên tắc cho nó phù hợp với điều kiện hoàn cảnh cụ thể theo đúng pháp luật và cơ chế hiện hành. Tín dụng là cho vay, là đầu tư vào những phương án, dự án cụ thể nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cho chủ phương án, dự án... đồng thời đem lại hiệu quả về mặt xã hội. Đó là mong muốn của người cho vay, cũng như người đi vay, nhưng làm thế nào để đạt được mục đích đó, quả thật là một vấn đề không hề đơn giản. Qua thực tế hoạt động kinh doanh tín dụng tại NHTMCP Kiên Long chi nhánh Rạch Giá – Kiên Giang, bản thân em nhận thấy rằng để hoạt động kinh doanh NH có hiệu quả, chúng ta cần phải đổi mới và nâng cao chất lượng tín dụng, coi đây là vấn đề sống còn trong hoạt động tín dụng NH. Nhưng để làm được điều đó, rất cần nhiều biện pháp, giải pháp.

3.2. GIẢI PHÁP TĂNG TRƯỞNG NGUỒN VỐN HUY ĐỘNG:

Để góp phần tăng trưởng nguồn vốn một cách ổn định, hiệu quả, đáp ứng được mục tiêu kinh doanh của chi nhánh, cần thực hiện một số giải pháp sau:

_ Xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách KH.

_ Xem xét phân loại KH để có những chính sách đặc biệt đối với những KH có nguồn tiền gửi lớn.

_ Thực hiện chính sách tiếp thị, khuyến mãi theo hướng dẫn của NHTMCP Kiên Long.

_ Tìm hiểu nguyên nhân của KH ngừng giao dịch, rút tiền gửi chuyển sang NH khác để có biện pháp thích hợp nhằm khôi phục lại và duy trì quan hệ tốt với KH.

_ Cử cán bộ nghiệp vụ giỏi, đạo đức tốt có khả năng giao tiếp tốt để giao dịch, chăm sóc KH có số dư tiền gửi lớn, sử dụng nhiều dịch vụ NH. Thành lập tổ chuyên trách giúp lãnh đạo chi nhánh đáp ứng các yêu cầu chăm sóc, tiếp thị phục vụ nhóm KH.

_ Có kế hoạch phát triển, quy hoạch, đào tạo cán bộ chuyên sâu, chuyên nghiệp về kỹ năng nghiệp vụ, đáp ứng điều kiện hiện đại, hội nhập, tác phong giao dịch, nghiêm túc, văn minh, hiện đại, hướng dẫn chu đáo KH.

_ Khảo sát, đánh giá tiềm năng nguồn vốn ở từng thị trường, từng nhóm KH.

_ Có chính sách KH hấp dẫn, linh hoạt đảm bảo cạnh tranh được với các NH khác.

_ Giao dịch một cửa giảm thiểu các thủ tục hành chính gây phiền hà cho KH, cán bộ phải đủ năng lực, có trách nhiệm để đáp ứng.

_ Chấp hành nội quy, quy chế làm việc của cán bộ, đánh giá chất lượng phục vụ KH.

_ Chăm sóc KH chiến lược, KH có nguồn tiền gửi lớn tại chi nhánh.

3.3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC XỬ LÝ NỢ XẤU: XẤU:

Theo em, trước hết chúng ta cần phân tích tìm rõ nguyên nhân phát sinh nợ quá hạn để có hướng xử lý cho phù hợp, vừa có lý, có tình. Việc chọn lựa phương pháp xử lý phải tuỳ đặc điểm từng vụ chứ không có một đáp án chung cho tất cả. Có thể tóm gọn các giải pháp sau:

_ Nâng cao trình độ thẩm định của cán bộ tín dụng, đặc biệt là thẩm định tư cách của KH vì điều này có ảnh hưởng rất lớn đến thiện chí hoàn trả tiền vay của KH.

_ Kiểm tra chặt chẽ quá trình trước, trong và sau khi cho vay để kịp thời có biện pháp xử lý nếu KH sử dụng vốn sai mục đích.

_ Khi KH có dấu hiệu phát sinh nợ xấu, phải tìm hiểu nguyên nhân để có giải pháp thích hợp. Thực tế có những trường hợp KH bắt đầu gặp khó khăn nhưng đã được phát hiện kịp thời, có biện pháp xử lý ngay từ đầu như quản lý kho hàng, kho nguyên vật liệu, phong toả tài sản, tiến hành khởi kiện sớm nên khả năng thu hồi nợ rất cao do máy móc thiết bị lúc này còn đang hoạt động có giá hơn lúc đã bị bỏ hoang.

_ Cần phải xây dựng hệ thống thẩm định nợ xấu để thúc đẩy nhanh việc xử lý nợ tồn đọng tại các NHTM.

3.4. GIẢI PHÁP ĐỂ THU HỒI ĐƯỢC NỢ:

_ Trước hết từng cán bộ tín dụng cần bám sát đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về chương trình mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội

của địa phương từng năm và từng giai đoạn để đầu tư đúng hướng, có hiệu quả. Nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn của cán bộ tín dụng để hạn chế thấp nhất nợ quá hạn do thẩm định yếu, thiếu kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay.

_ Khi đã phát sinh nợ quá hạn phải phân tích kỹ, tìm rõ nguyên nhân khách quan, chủ quan để có hướng đề xuất xử lý thích hợp. Nếu do nguyên nhân chủ quan, chúng ta phải kiên quyết thu hồi nợ bằng mọi biện pháp như động viên KH dùng nguồn vốn khác để trả nợ, tự xử lý tài sản đảm bảo để trả nợ. Nếu KH vẫn không trả nợ thì tranh thủ sự hỗ trợ của các đoàn thể, chính quyền địa phương cũng như cơ quan pháp luật trong thu hồi nợ xấu.

Nếu do nguyên nhân khách quan, thì tuỳ từng trường hợp cụ thể để có những giải pháp thích hợp như: gia hạn thời hạn cho vay, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, tư vấn sản xuất kinh doanh theo sự hiểu biết của cán bộ NH, động viên KH tự xử lý tài sản bảo đảm trả nợ hết không có phương án nào khác. Trường hợp xử lý tài sản quá khó khăn và đủ điều kiện thì đề nghị xử lý nợ bằng nguồn dự phòng rủi ro.

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHTMCP Kiên Long Rạch Giá – Kiên Giang (Trang 41 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(49 trang)
w