Chính sách khuyến học:

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số chủ trƣơng, chính sách về phát triển giáo dục đào tạo vùng đồng bằng sông cửu long (Trang 36 - 37)

IV. Các kiến nghị về chủ trƣơng, chính sách đối với giáo dục chuyên nghiệp

4. Chính sách khuyến học:

Một hiện tƣợng tƣơng đối phổ biến ở ĐBSCL là ngƣời dân thấy không có nhu cầu học nghề, nhất là nông dân. Nhƣ vậy, các cấp lãnh đạo ở địa phƣơng có nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của nghề nghiệp, cũng không thể bắt nông dân đi học nghề đƣợc. Vấn đề cốt lõi ở đây là ngƣời dân hỏi: học để làm gì?, bỏ tiền ra cho con đi học nghề có lợi gì không? Đây là vấn đề rất thực tế, sát sƣờn với ngƣời dân. Chúng ta cần có chinh sách tuyên truyền, giải thích, để chuyển hƣớng cách nghĩ của mọi ngƣời. Trƣớc tiên phải làm cho ngƣời dân thích học, cần học, chính quyền, đoàn thể, tổ chức xã hội ở địa phƣơng phải có chính sách khen thƣởng thỏa đáng về tinh thần và vật chất cho những ngƣời làm công tác hƣớng nghiệp. Không chỉ hƣớng nghiệp cho học sinh mà hƣớng nghiệp cho toàn dân, trong mối giao lƣu cộng đồng sẽ thúc đẩy nhau.

Một số kiến nghị cụ thể:

- Chính sách hƣớng nghiệp trong trƣờng phổ thông: hàng tuần dùng 2 tiết học kỹ thuật, lao động trong chính khoá để giới thiệu nghề nghiệp cho học sinh. Hàng tháng, tổ chức cho học sinh tham quan công trƣờng, xí nghiệp nhỏ ở gần -trƣờng. Hàng quý (hoặc học kỳ) tổ chức cho học sinh tham quan nhà máy, công trƣờng, xí nghiệp lớn.

- Chính sách tuyên truyền, phổ biến kiến thức nghề nghiệp :

+ Các cơ quan thông tin, báo chí hàng tuần có bài viết, phát thanh, truyền hình với chuyên mục :

"Kinh tế - Nhân lực - Đào tạo"

+ Các tổ chức đoàn thể (thanh niên, phụ nữ...) hàng tháng tổ chức các buổi nói chuyện, tọa đàm. Với chủ đề :

"Nghề nghiệp và cuộc sống"

- Chính sách khuyến khích học nghề: Đầu vào mở rộng - Học phí thấp (hoặc miễn phí) - Chủ yếu áp dụng cho các Trung tâm dạy nghề (Huyện) - Thời gian đầu: Nhà nƣớc bao cấp.

32 - Chính sách ƣu tiên bố trí việc làm cho ngƣời có học nghề. Có thu nhập hơn ngƣời không đi học.

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số chủ trƣơng, chính sách về phát triển giáo dục đào tạo vùng đồng bằng sông cửu long (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)