Những ý kiến đề xuất cho việc dạy – học cũng nhƣ động viên khuyến khích

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số chủ trƣơng, chính sách về phát triển giáo dục đào tạo vùng đồng bằng sông cửu long (Trang 29 - 33)

khích cán bộ quản lý, đội ngũ giáo viên dạy vùng dân tộc

1. Bộ GD - ĐT cần có chỉ thị mới về dạy và học chữ dân tộc (cơ bản vẫn dựa vào chỉ thị 16/CT ngày 13.5.1978) nhƣng bổ sung thêm một số điểm cần thiết:

- Cho phép dạy chữ dân tộc trong nhà trƣờng phổ thông vùng dân tộc với 6 tiết/tuần từ lớp 1 - 9 và nơi nào có điều kiện có thể dạy từ lớp 1 - 12.

+ Việc tổ chức dạy và học chữ dân tộc có 2 loại:

- Loại tổ chức dạy chữ dân tộc song song với chữ phổ thông ngay từ lớp 1 -9 hoặc 1 - 12.

- Loại tổ chức dạy chữ dân tộc sau khi học chữ phổ thông 2 năm cũng đến hết lớp 1 - 9 hoặc lớp 12.

- Tất cả sách giáo khoa chữ dân tộc, tài liệu đọc thêm, sách đọc thêm, từ điển bằng chữ dân tộc cho thầy và trò đƣợc nhà nƣớc cấp không mất tiền.

- Tất cả sách giáo khoa, tài liệu, từ điển bằng chữ phổ thông đƣợc nhà nƣớc cấp không (từ lớp mẫu giáo - lớp 1 đến lớp 5) từ lớp 6 - 12 thì đƣợc nhà nƣớc

25 trợ cấp 50%, trừ trƣờng hợp học sinh dân tộc nào quá nghèo, gia đình vô cùng khó khăn (có đơn và xác nhận của chính quyền địa phƣơng) đƣợc trợ cấp mua sách vở 100%.

- Việc đóng học phí: đối với học sinh dân tộc từ lớp mẫu giáo đến lớp 1 -12 đƣợc miễn đóng học phí hoàn toàn.

- Đối với học sinh các trƣờng thanh niên dân tộc nội trú cấp xã, huyện, tỉnh đƣợc miễn học phi hoàn toàn, đƣợc cấp không mất tiền các loại sách phục vụ cho học tập và đƣợc cấp học bổng mỗi tháng 120.000 đ cho 1 em nam và em nữ có thêm 30.000 đ (tiền phụ nữ).

- Đối với học sinh dân tộc đƣợc tuyển vào học trƣờng chuyên nghiệp các ngành: trung cấp, cao đẳng, đại học (hệ A hoặc hệ B) đều đƣợc miễn đóng học phí 100%, đƣợc miễn đóng tiền ký túc xá 50%, đƣợc trợ cấp học bổng (bao nhiêu mỗi tháng do Bộ qui định).

Các loại sách giáo khoa, sách báo, tài liệu phục vụ cho học tập đƣợc thƣ viện trƣờng cho mƣợn, ngoài ra tự mua sắm lấy.

- Là cán bộ, giáo viên đi học các trƣờng kể trên đƣợc hƣởng 70% lƣơng chính ngạch, đồng thời đƣợc trợ cấp thêm mỗi tháng 150.000 đ.

2. Bộ GDĐT cần thiết tuyển chọn những tri thức dân tộc, kể cả những cán bộ chuyên sâu là ngƣời dân tộc đa số để thành lập trung tâm biên soạn sách giáo khoa, sách hƣớng dẫn giảng dạy, sách chƣơng trình, sách và tài liệu, từ điển bằng chữ dân tộc cho vùng dân tộc ĐBSCL. Do đó Bộ cần có công văn, chỉ thị thực hiện, chọn địa điểm, cấp vốn, cấp điều kiện. phƣơng tiện làm việc cho trung tâm này.

3. Bộ GDĐT đã đến lúc cần phải thành lập 1 trƣờng sƣ phạm dân tộc hoặc phân hiệu trƣờng SP dân tộc nằm trong trung tâm SP vùng ĐBSCL cho việc đào tạo, bồi dƣỡng giáo viên dạy vùng dân tộc (Khmer, Hoa, Chăm). Trƣờng SP này không gọi là THSP, không gọi là CĐSP, và cũng không gọi là ĐHSP mà đơn thuần gọi "Trƣờng Sƣ Phạm dân tộc ĐBSCL". Hoạt động theo 3 phƣơng thức nhƣ sau:

26 A) Tuyển giáo sinh mới:

- Tuyển học sinh lớp 10 + 3 năm học kiến thức + 1 năm học chuyên sâu sƣ phạm dân tộc.

- Tuyển sinh lớp 11 +2 năm học kiến thức + 1 năm học chuyên sâu sƣ phạm dân tộc. - Tuyển sinh lớp 12 + 1 năm học kiến thức + 1 năm học chuyên sâu sƣ phạm dân tộc. 3.1. Công thức chung: 10 + 4

11+3 12 + 2

3.2. Đối tƣợng tuyển sinh: giáo sinh là ngƣời dân tộc và kể cả những giáo sinh là dân tộc nơi khác cũng nhƣ giáo sinh là dân tộc Kinh đăng ký về dạy trƣờng phổ thông vùng dân tộc đều đƣợc tuyển (theo cam kết).

3.3. Mọi chế độ chính sách đƣợc hƣởng nhƣ các điều khoản qui định của (chỉ thị mới).

B) Tuyển giáo sinh đang học ở các trƣờng THSP, CĐSP, ĐHSP bình thƣờng. Sau khi các giáo sinh đó vừa tốt nghiệp đƣợc bố trí về dạy trƣờng phổ thông vùng dân tộc (ngƣời dân tộc và ngƣời dân tộc Kinh) đƣợc đƣa về trƣờng sự phạm dân tộc học thêm 1 năm chuyên sâu về sƣ phạm dân tộc.

C) Đối với các giáo viên đang dạy trong các trƣờng phổ thông vùng dân tộc đƣợc đến trƣờng sƣ phạm dân tộc bồi dƣỡng theo 2 cách:

- Giáo viên đang dạy chữ dân tộc (có nghĩa là đã biết chữ dân tộc) cần đƣợc chuẩn hóa và nâng cao kiến thức và chuyên môn sƣ phạm dân tộc thêm 6 tháng.

- Giáo viên là ngƣời dân tộc đang dạy các môn học chữ phổ thông (có nghĩa là không biết chữ dân tộc) cần đƣợc chuẩn hóa, nâng cao kiến thức và chuyên môn sƣ phạm dân tộc, học cả chữ dân tộc thì học 1 năm.

Hai đối tƣợng này khi đi bồi dƣỡng (6 tháng hoặc 1 năm) đƣợc hƣởng nguyên lƣơng + phụ cấp 100.000 đ/tháng.

27 4. Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng, Quốc hội, Thủ tƣớng Chính phủ. Bộ Tài chính, Bộ GDĐT cùng bàn với UBND các tỉnh có đồng bào, học sinh dân tộc đề ra chủ trƣơng, chính sách bằng văn bản để động viên, khuyến khích giáo viên, CBQLGD phổ thông vùng dần tộc bao gồm các điều kiện nhƣ sau:

- Giáo viên nào, CBQL nào (ở trƣờng, ở Phòng GD huyện - thị, ở Sở GD) công tác, giảng dạy trong trƣờng phổ thông vùng dân tộc đƣợc hƣởng mức lƣơng chính ngạch + 30% mức lƣơng chính đó.

- Giáo viên nào, CBQL nào (ở trƣờng, ở Phòng GD huyện - thị, ở Sở GD) kể cả ngƣời Kinh công tác, giảng dạy trong trƣờng phổ thông vùng dân tộc biết tiếng dân tộc địa phƣơng đó (có thể biết cả chữ dân tộc) đƣợc hƣởng mức lƣơng chính ngạch + 50% mức lƣơng chính đó.

- Đối với giáo viên là ngƣời dân tộc, ngoài việc đảm nhiệm môn dạy đƣợc phân công mà còn dạy thêm một số tiết chữ dân tộc đƣợc hƣởng mức lƣơng chính ngạch + thêm tiền dạy một số tiết các môn học khác, đƣợc tính theo số tiền của từng tiết đã đƣợc Sở qui định chung.

* Nếu các khoảng tỷ lệ % trên không tính đƣợc, thì phải đƣợc xét trợ cấp hàng tháng cho mỗi giáo viên (dân tộc và cả giáo viên ngƣời kinh) dạy trƣờng phổ thông dân tộc đƣợc hƣởng lƣơng chính ngạch + thêm 150 - 200.000 đ/tháng.

- Đối với giáo viên (ngƣời dân tộc, kể cả không phải ngƣời dân tộc) đều đƣợc xét cấp đất để sử dụng theo qui định chi tiết nhƣ sau:

+ Đã có nhà ở mà chƣa có đất, vƣờn thì đƣợc cấp 1.500 m2

để làm kinh tế phụ. + Chƣa có nhà, chƣa có đất thì đƣợc cấp 2.000m2

+ Đối với giáo viên đã có nhà, đất thì không cấp nữa.

5. Để góp phần tạo nguồn cán bộ dân tộc, giải quyết nạn thất nghiệp, tạo công ăn việc làm, phát triển kinh tế nông thôn đối với thành viên dân tộc lớn tuổi, trình độ học vấn còn thấp thì Nhà nƣớc và Bộ GD & ĐT cho phép tổ chức dạy nghề cho con em dân tộc trong trƣờng thanh niên dân tộc nội trú. Trƣờng này dạy những nghề mang đặc điểm sản phẩm, đặc trƣng về dân tộc. Các em tốt nghiệp về gia đình và địa phƣơng góp phần giải quyết cảnh nghèo nàn, khó khăn lạc hậu cho bản thân và cho phum soóc mình.

28 6. Đề nghị Bộ GD&ĐT cần có công văn chính thức gởi các Sở GD - ĐT các Tỉnh có học sinh dân tộc, nghiêm chỉnh chấp hành thực hiện chƣơng trình vn của Bộ GD - ĐT về cấp sách giáo khoa (các loại) cho học sinh dân tộc (không mất tiền).

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số chủ trƣơng, chính sách về phát triển giáo dục đào tạo vùng đồng bằng sông cửu long (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)