Các kiến nghị về chủ trƣơng, chính sách đối với các bậc học phổ thông

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số chủ trƣơng, chính sách về phát triển giáo dục đào tạo vùng đồng bằng sông cửu long (Trang 25 - 29)

1. Đối với phổ cập giáo dục tiểu học và xóa mù chữ:

1.1. Nhà nƣớc cần sớm ban hành các văn bản dƣới Luật với những điều kiện chế tài để bảo đảm thi hành Luật "Phổ cập giáo dục tiểu học", thi hành nghị định 338 về PCGDTH và chỉ thị 01 của Chính Phủ về xóa mù chữ: chỉ tiêu PCGDTH và XMC phải là bộ phận của kế hoạch phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội của từng tỉnh, thành.

1.2. Cần có văn bản liên Bộ để phối hợp thực hiện mục tiêu PCGDTH và XMC chung cho cả nƣớc và đặc biệt cho vùng ĐBSCL.

1.3. Chính phủ và Bộ GD&ĐT cần có chủ trƣơng và chính sách ƣu tiên để đầu tƣ cho PCGDTH và XMC ở ĐBSCL.

1.4. Thành lập "Quĩ hỗ trợ giáo dục tiểu học" ở các địa phƣơng: 1% tiết kiệm ngân sách địa phƣơng + % quĩ thu ngoài ngân sách + đóng góp của các tổ chức kinh tế xã hội và nhân dân để hỗ trợ đầu tƣ xây dựng cơ sở vật chất, xóa lớp ca 3, nâng mức trợ cấp cho CBQLGV, tổ chức lớp phổ cập và xóa mù chữ.

1.5. Phải có chủ trƣơng tổ chức qui hoạch lại hệ thống mạng lƣới trƣờng lớp tiểu học, sao cho phù hợp với các địa bàn dân cƣ. Qui mô một trƣờng tiểu học ở nông thôn vùng ĐBSCL chỉ nên có từ 2 - 3 điểm trƣờng vá có nhiều nhất là 20 lớp. Ở các xã có địa bàn rộng, cƣ dân phân tán, nhiều kênh rạch, cần phải lập từ 2 - 3 trƣờng tiểu học. Cần có văn bản pháp qui về vấn đề này với các qui định về việc quản lý, tổ chức, biên chế, chế độ tài chính, đặc biệt có chế độ thƣởng phạt thích đáng với việc duy trì sĩ số và hiệu quả đào tạo.

1.6. Gắn liền cuộc vận động "Toàn dân đƣa trẻ đến trƣờng" với việc tổ chức Đại hội giáo dục các cấp hàng năm, coi việc "Đƣa trẻ em đến trƣờng vào ngày khai giảng nhằm PCGDTH" là một mục tiêu, một nội dung quan trọng của xã hội hóa giáo dục ở ĐBSCL.

1.7. Cần thực hiện tốt chế độ tổ chức cho trẻ em học xong một lớp phổ cập vào học ngay lớp tiếp theo ở trƣờng tiểu học. Các tỉnh Kiên Giang, Minh Hải, Sóc Trăng... đang thực hiện tốt chế độ này, vừa tiết kiệm kinh phí cho chƣơng trình - mục tiêu 6, vừa động viên, giữ đƣợc các em học tập tiếp tục hết bậc tiểu học (PCGDTH).

21 Thống kê số liệu của 11 tỉnh ĐBSCL cho thấy số trẻ em đang ở độ tuổi 6 - 14 có 3.302.776 em, chiếm 20,64% dân số trong vùng. Vì vậy đẩy mạnh PCGDTH là cơ sở cho việc xóa mù chữ dứt điểm và vững chắc.

2. Đối với bậc THCS và PTTH:

2.1.Cần sớm có chủ trƣơng, chính sách đầu tƣ cho việc phổ cập THCS. Bộ cần tổng kết kinh nghiệm, sửa đổi qui chế trƣờng bán công, dân lập để đẩy mạnh việc đa dạng hóa trƣờng lớp, sao cho khu vực này thu nhận đƣợc từ 10 -15% số học sinh THCS, tạo ra khả năng từng bƣớc phổ cập đƣợc THCS.

2.2. Ở từng huyện, từng tỉnh, cần sớm nghiên cứu tổng thể và dự thảo qui hoạch phát triển giáo dục, trên cơ sở đó tính toán, qui hoạch lại mạng lƣới của 3 bậc học phổ thông nhằm đáp ứng đƣợc các nhiệm vụ, mục tiêu cho từng địa bàn theo phƣơng thức đa dạng hóa (công lập, dân lập, bán công...). Hiện nay, trên toàn vùng ĐBSCL, tí lệ học sinh bán công dân lập bậc THCS: 8%, bậc PTTH: 20%.

Chúng tôi kiến nghị nâng tỉ lệ học sinh bán công, dân lập bậc THCS lên 40% và bậc PTTH: 50% mới mong tạo ra nhiều nguồn lực để phát triển.

Trên cơ sở những xã, phƣờng đã PCGDTH ngay từ năm học 1996 - 1997 cần có kế hoạch PCGDTHCS ở những nơi có điều kiện theo lối cuốn chiếu, không còn hụt hẫng và hạn chế hiệu quả của PCGDTH ở những địa bàn này.

2.3. Đối với chủ trƣơng "phân luồng giữa các loại hình PTTH":

- Bộ cần có chính sách ƣu tiên đầu tƣ các điều kiện đội ngũ, cơ sở vật chất, thiết bị kỹ thuật cho các trƣờng vùng nông thôn; ban hành các chính sách, chế độ cụ thể đối với CBQLGD trƣờng chuyên, lớp chọn (ở Đồng Tháp, 1 tiết dạy ở trƣờng chuyên, lớp chọn bằng 3 tiết dạy ở trƣờng lớp bình thƣờng; 1 tiết dạy thực hành ở trƣờng phân ban bằng 2 tiết dạy lý thuyết).

- Xem xét lại nội dung chƣơng trình, sách giáo khoa giữa các loại trƣờng PTTH sao cho phù hợp với cấu trúc nội dung và yêu cầu đánh giá xếp loại, thi cử (thi tốt nghiệp phổ thông và thi vào đại học).

3. Đối với các nguồn đầu tư quản lý ngân sách

3.1. Chính phủ cần có chính sách đầu tƣ tăng từ 1,5 - 1,7 lần nguồn ngân sách hiện nay với các tỉ lệ %: ngân sách TW (tổng các nguồn): 80%, ngân sách

22 địa phƣơng hỗ trợ: 10%, đóng góp của các tổ chức kinh tế xã hội: 5% đóng góp qua học phí, bảo trợ học đƣờng: 5%.

3.2. Nhà nƣớc cần tăng tỷ trọng nguồn ngân sách đầu tƣ cho GD&ĐT sao cho nâng đƣợc tỉ lệ chi cho hoạt động GD&ĐT khoảng 45%. Cần sớm có văn bản điều chỉnh các qui định về phân bổ, cấp phát, sử dụng ngân sách. Nếu thực hiện ngân sách tính trên đầu học sinh thì cần có hệ số ƣu tiên cho ĐBSCL là 1,5.

3.3. Bộ cần tháo gỡ với các Bộ, Ngành liên quan để thực hiện cho đƣợc các qui định theo cơ chế quản lý ngân sách theo ngành của chỉ thị 287/CT và Thông tƣ liên Bộ 35/TTLB nhƣ đã thực hiện trong năm 1993.

Nếu vì yêu cầu lại "Đổi mới công tác quản lý và điều hành ngân sách nhà nƣớc" để duy trì sự thống nhất ngân sách nhà nƣớc thì đối với ngân sách GDĐT nên đƣa 75% tổng ngân sách đƣợc duyệt (chủ yếu là quỹ lƣơng) về cân đối tại địa phƣơng, còn 25% giao cho ngành chủ động rót về cho các sở GDĐT qua kho bạc để kịp thời cân đối chi cho các hoạt động giảng dạy, học tập và chƣởng trình - mục tiêu.

3.4. Quốc Hội cần sớm thông qua Luật Ngân sách, trong đó có phần "Luật Ngân sách đầu tƣ cho giáo dục", qui định rõ cơ chế quản lý... để tránh sự tùy tiện thay đổi trong quản lý và điều hành ngân sách nhƣ hiện nay.

3.5. Về vấn đề phân bổ ngân sách giữa TW và địa phƣơng: cần phải lấy địa phƣơng có khó khăn nhất làm chuẩn và dựa trên các chỉ tiêu: dân số. thu nhập bình quân đầu ngƣời, vị trí địa lý, mặt bằng dân trí, vùng sâu, vùng dân tộc... để phân bổ ngân sách.

Tăng dần nguồn ngân sách đầu tƣ cho giáo dục bằng ngân sách nhà nƣớc. Cần thể chế hóa sự đóng góp của nhân dân, các tổ chức kinh tế - xã hội, ngân sách địa phƣơng vào ngân sách giáo dục (xem phụ lục I và II: QĐ 43/QĐ.UBT.95 về việc giao chỉ tiêu kế hoạch nhà nƣớc năm 1995 cho Sở GDĐT Sóc Trăng và CV.290/HC.95 của UBND Tỉnh Sóc Trăng v/v báo cáo thực hiện giao chỉ tiêu chi ngân sách cho ngành GDĐT Tỉnh Sóc Trăng năm 1995).

23

4. Đối với đội ngũ giáo viên phổ thôngi

4.1. Chƣơng trình 4 cần ƣu tiên đầu tƣ giải quyết tình trạng thiếu nghiêm trọng GV tiểu học cùng với chính sách PCGDTH & XMC.

4.2. Cần có văn bản liên Bộ coi vùng xa, vùng sâu, vùng dân tộc, vùng biên giới ở ĐBSCL nhƣ là những vùng hải đảo, vùng núi để thực hiện chính sách phụ cấp đặc biệt. Các tỉnh An Giang, Minh Hải, Bến Tre... đã tham mƣu với UBND Tỉnh xây dựng và ban hành chính sách, chế độ của địa phƣơng đối với CBQLGV phổ thông.

4.3. Vận dụng NĐ 25/CP ngày 25.5.1993 của chính phủ để có Thông tƣ liên Bộ xây dựng chế độ phụ cấp đặc thù cho ngƣời đến dạy ở vùng xa, vùng sâu, vùng biên giới, vùng dân tộc: phụ cấp 50% mức lƣơng cơ bản, phụ cấp thanh toán tiền tàu xe, phụ cấp 30% lƣơng cho giáo viên đạt chuẩn, 50% lƣơng cho giáo viên vƣợt chuẩn, phụ cấp thâm niên, khuyến khích giáo viên dạy thêm giờ, thêm buổi, dạy lớp ghép, dạy tiếng dân tộc.

4.4. Cần ban hành hệ thống chính sách hoàn chỉnh đối với giáo viên.

Ý thức rõ tầm quan trọng và tính chất cấp bách đặt ra cho ngành giáo dục là chấm dứt tình trạng thiếu kinh niên và bất ổn định đội ngũ giáo viên, đặc biệt là ở ĐBSCL, Bộ ta đã nghiên cứu và trình Chính phủ "Chƣơng trình quốc gia xây dựng đội ngũ giáo viên và các trƣờng sƣ phạm". Do đó, Chính phủ đã có quyết định phụ cấp giảng dạy 20% lƣơng cho giáo viên ở các ngành học từ tháng 1 năm 1995. Nhƣng, để tạo đƣợc động lực thực sự, Chinh phủ cần ban hành một hệ thống chính sách hoàn chính để thay thế cho chính sách đƣợc ban hành năm 1958 mà trong suốt thời gian vừa qua chỉ đƣợc sửa đổi chấp vá nhƣ các chế độ phụ cấp sƣ phạm (thâm niên, dạy thêm giờ...), các phụ cấp khó khăn cho giáo viên đi dạy vùng xa, vùng sâu, vùng cao... chế độ thi đua, khen thƣởng v.v... trƣớc mắt đề nghị phụ cấp giảng dạy ở ĐBSCL là 50% lƣơng (TW: 20%, Tỉnh: 30%) và đề nghị áp dụng ngay để tạm thời ổn định đội ngũ.

4.5. Ở mỗi Tỉnh, Thành cần xây dựng những chế độ, chính sách riêng, đƣa vào chỉ tiêu từng kế hoạch 5 năm để thực hiện với những văn bản pháp qui cụ thể.

Các chính sách này đã đƣợc một số địa phƣơng ban hành để xây dựng một số chế độ phụ cấp, khen thƣởng giáo viên từ nguồn ngân sách địa phƣơng, nhƣ ở Tỉnh Bến Tre, Long An... Xin nêu một ví dụ: theo công văn số 878/CV.UB

24 ngày 29.11.1994 của UBND Tỉnh Long An thì giáo viên giảng dạy môn chuyên ở trƣờng chuyên, môn chuyên ở lớp chọn, 1 tiết đƣợc tính 1,5 tiết chuẩn; trợ cấp hàng tháng đối với CBGV công tác ở vùng sâu, vùng ngập nƣớc là 60.000 đ/tháng. Theo qui định Số 5129/QĐ.UB ngày 3.10.1995 của UBND Tỉnh thì giáo viên giỏi cấp Tỉnh đƣợc thƣởng 500.000 đ, cấp Huyện 250.000 đ, CBQL giỏi ở trƣờng học 500.000 đ. Nếu đạt danh hiệu từ 5 năm trở lên sẽ đƣợc UBND Tỉnh xem xét đề nghị Thủ Tƣớng Chính Phủ và Chủ Tịch nƣớc khen thƣởng xứng đáng. Ngoài ra, UBND Tỉnh còn có CV.98/UB.92 "về việc sửa đổi tiêu chuẩn trợ cấp cho CBCNV đƣợc cử đi học'", và CV.590/CV.UB "v/v áp dụng 100% lƣơng trong thời gian tập sự" cho những ngƣời tốt nghiệp đại học, trung học chuyên nghiệp về Long An công tác (xin xem phụ lục III, IV, V, VI).

5. Về tình trạng cơ sở vật chất và trang thiết bị

(Xin xem báo cáo của trƣờng Đại học Cần Thơ)

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số chủ trƣơng, chính sách về phát triển giáo dục đào tạo vùng đồng bằng sông cửu long (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)