Phát triển mạnh Marketing ngân hàng

Một phần của tài liệu luận văn:Giải pháp phát triển hoạt động TTKDTM tại chi nhánh NHNo&PTNT Nam Hà Nội pot (Trang 63 - 64)

Hiện nay hoạt động Marketing ở chi nhánh vẫn còn rất nhiều hạn chế. Cho tới nay thì chi nhánh vẫn chưa có phòng Marketing độc lập chuyên nắm bắt nhu cầu thị trường làm cơ sở phát triển chính sách, giải pháp linh hoạt đáp ứng nhu cầu khách hàng và mục tiêu thương mại của chi nhánh. Chi nhánh cần phải lập ra một phòng Marketing để nhanh chóng tìm hiểu thị trường và đưa ra những hình thức quảng bá và khuyếch trương hình ảnh của ngân hàng là rất cần thiết trong xu thế cạnh tranh, toàn cầu hoá.

Cán bộ phòng Marketing cần tổ chức sớm một cuộc điều tra đánh giá sản phẩm dịch vụ ngân hàng, khả năng thích ứng môi trường kinh doanh trên thị trường. Những dựđịnh cung cấp dịch vụ mới từ truyền thống tới hiện đại và khả năng chấp nhận tiêu thụ của các đối tượng khách hàng… từ đó đề ra những chiến lược, chính sách đối với khách hàng.

Cần phải lựa chọn thị trường mục tiêu và đưa ra những chính sách phù hợp:

Đối với các Tổng công ty, các doanh nghiệp lớn thuộc sở hữu Nhà nước là các khách hàng truyền thống của chi nhánh, có giao dịch thường xuyên với khối lượng lớn thì chi nhánh cần phối hợp với các doanh nghiệp áp dụng công nghệ mới để nâng cao tốc độ thanh toán như thực hiện giao dịch nối mạng trực tiếp giữa doanh nghiệp với chi nhánh.

Trên địa bàn cả nước ta thì các doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm tỷ lệ khá cao lên tới gần 90%. Trong giao dịch thanh toán các doanh nghiệp này sử dụng chủ yếu là tiền mặt. Từ năm 2002 thì các danh nghiệp này sử dụng nhiều hơn hoạt động TTKDTM như là séc, UNT, UNC trong hoạt động thanh toán của mình. Đây là một thị trường đầy tiềm năng của chi nhánh, trong chiến lược Marketing cần có chính sách riêng biệt. Nên chú trọng việc phát triển thanh toán bằng séc trong chi tiêu của các doanh nghiệp khu vực kinh tế tư nhân.

Đối với khu vực dân cư thành thị thì họ thường sử dụng phương tiện thanh toán hiện đại như thẻ để trả tiền hàng hoá, dịch vụ. Đây là đối tượng dân cư có thu nhập cao, nhất là các cán bộ, nhân viên các tổ chức nước ngoài, công ty liên doanh là đối tượng khách hàng tiềm năng trong việc mở tài khoản cá nhân để chuyển dần thu nhập và chi tiêu của chi nhánh.

Dân cư ở các vùng nông thôn, các hộ kinh doanh cá thể, các làng nghề thì chi nhánh có thể triển khai thí điểm hoạt động TTKDTM tại một số nơi có hoạt động mua bán diễn ra liên tục thường xuyên. Khuyến khích khách hàng có thể sử dụng UNT định kỳ qua ngân hàng. Hàng kỳ chi nhánh có thể thu hộ tiền từ bên mua. Như vậy thì khách hàng không mất thời gian đi thu tiền hàng hoá mà vẫn được thanh toán, dần dần khách hàng sẽ thấy được lợi ích của dịch vụ TTKDTM.

Một phần của tài liệu luận văn:Giải pháp phát triển hoạt động TTKDTM tại chi nhánh NHNo&PTNT Nam Hà Nội pot (Trang 63 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)