Hiện nay chi nhánh NHNo&PTNT Nam Hà Nội áp dụng cả 5 hình thức TTKDTM phổ biến: UNT, UNC, thẻ, séc, thư tín dụng.
Mỗi hình thức thanh toán có ưu và nhược điểm riêng. Mức độ sử dụng các hình thức TTKDTM trong thanh toán khác nhau, tuỳ thuộc vào sự lựa chọn của khách hàng và hợp đồng kinh tế được ký kết. Thông thường thì khách hàng sẽ chọn hình thức thanh toán thuận tiện, an toàn, nhanh chóng và mang lại lợi ích kinh tế cho mình. Căn cứ để lựa chọn hình thức thanh toán bao gồm:
- Các quy định cụ thể của mỗi hình thức thanh toán. - Điều kiện sản xuất kinh doanh của mỗi đơn vị. - Mức độ tín nhiệm đối với bạn hàng.
- Thói quen sử dụng các công cụ thanh toán. - Trình độ trang thiết bị của mỗi ngân hàng.
Hoạt động TTKDTM đang dần chiếm một vị trí quan trọng trong thanh toán. Ngân hàng đã tập trung cải tiến cho hoàn thiện hơn, song cho đến nay vẫn còn một số hạn chế nhất định. Đểđánh giá một cách rõ ràng hơn tình hình áp dụng các hình thức TTKDTM của chi nhánh, có thể phân tích qua bảng số liệu sau: Đơn vị: Tỷ đồng Năm Hình thức 2004 2005 2006 Tổng số Tỷ trọng Tổng số Tỷ trọng Tổng số Tỷ trọng Séc 765 3% 1.560 3,4% 2.965 3% UNT 1.020 4% 1.810 4% 4.942 5% UNC 14.798 58% 27.156 60% 54.360 55% Thẻ 8.420 33% 13.578 30% 34.591 35% Thư tín dụng 512 2% 1.156 2,6% 1.977 2% Tổng 25.515 100% 45.260 100% 98.835 100%
Biểu đồ thể hiện doanh số TTKDTM của chi nhánh NHNo&PTNT Nam Hà Nội
0 10000 20000 30000 40000 50000 60000 2004 2005 2006 Séc UNT UNC Thẻ Thư tín dụng
Qua bảng số liệu ta thấy hình thức thanh toán bằng UNC chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng các hình thức TTKDTM. Thanh toán bằng séc chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng vẫn ổn định qua hai năm. Thanh toán bằng thẻ tăng qua hai năm, chiếm tỷ trọng khá cao sau UNC. Có được kết quả như vậy là những năm gần đây chi nhánh đã lắp đặt các máy ATM tại các trung tâm, nơi công cộng.
Thanh toán bằng UNC: UNC được khách hàng ưa chuộng và sử dụng phổ biến là do thủ tục thanh toán của UNC đơn giản, người mua chỉ cần viết bộ UNC gửi tới ngân hàng mình mở tài khoản. Ngân hàng sẽ tựđộng làm thủ tục thanh toán cho người bán, người bán không cần đến ngân hàng làm thủ tục thanh toán như các hình thức khác. Vì thế hình thức thanh toán này thuận tiện cho cả người mua và người bán. Mặt khác UNC có phạm vi thanh toán rộng rãi có thể thanh toán bù trừ, thanh toán nội bộ, thanh toán qua NHNN, được áp dụng trong phạm vi cả nước cùng hệ thống hoặc khác hệ thống ngân hàng. UNC được thực hiện trên mạng vi tính nên tốc độ thanh toán nhanh chỉ sau một hai ngày thậm chí vài giờ người bán đã nhận được tiền vào tài khoản đảm bảo an toàn, chính xác, nên hình thức này rất được khách hàng ưa chuộng.
Hình thức thanh toán bằng UNC đảm bảo quyền lợi cho bên mua, bên bán có thể kiểm soát được số lượng cũng như chất lượng hàng hoá trước khi trả tiền. Hình thức này được áp dụng chủ yếu khi bên bán tin tưởng vào khả năng thanh toán của bên mua nên hàng được giao trước.
Tuy nhiên trong quá trình thanh toán thì UNC cũng bộc lộ những hạn chế nhất định. Mức độ rủi ro còn cao đối với bên bán, nguồn vốn ứ đọng vì họ giao hàng trước nhận tiền sau, việc thu được tiền hay không phụ thuộc vào bên mua. Với hình thức thanh toán này người mua không sòng phẳng, trung thực thì dễ xảy ra bên mua chiếm dụng vốn của bên bán làm cho bên bán không thu hồi được vốn để tái sản xuất gây trở ngại cho việc thực hiện kế hoạch. Điều này làm cho tốc độ thanh toán chậm lại, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của khách hàng. Với những hạn chế trên thì cần có những biện pháp khắc phục.
Thanh toán bằng UNT: Hình thức thanh toán này chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng các hình thức thanh toán không dùng tiên mặt. Thực tế thì ở chi nhánh hình thức thanh toán này chỉđược áp dụng đối với những khoản chi phí dịch vụ có tính chất định kỳ thường xuyên như tiền điện, tiền điện thoại…Do đặc điểm của hoạt động này nên các khoản phát sinh đều đặn theo tháng nhưng doanh số không cao.
Nếu sử dụng hình thức thanh toán bằng UNT thì sẽ phải luân chuyển chứng từ qua nhiều khâu. Thanh toán UNT giữa các khách hàng có tài khoản ở cùng một ngân hàng thì quá trình thanh toán đơn giản, nhanh chóng. Khách hàng chỉ cần nộp UNT theo mẫu in sẵn của NHNN kèm theo hoá đơn bán hàng, sau khi nhân viên kế toán kiểm tra tính hợp lệ của UNT và tài khoản của bên mua có đủ tiền để tiến hành ghi “nợ” vào tài khoản bên mua và ghi “có” vào tài khoản của bên bán. Nếu các khách hàng mở tài khoản ở 2 ngân hàng khác nhau thì bên bán phải chờ một thời gian để ngân hàng gửi UNT
sang ngân hàng phục vụ người mua đòi tiền trước. Khi UNT quay lại ngân hàng phục vụ người bán mới ghi có vào tài khoản của người bán. Do quá trình luân chuyển chứng từ phải qua nhiều khâu, nhiều công đoạn, việc thanh toán phụ thuộc vào người mua nên dễ gây ra đọng vốn cho người bán làm ảnh hưởng đến kế hoạch tài chính trong tương lai của họ.
Thanh toán bằng séc: Tại chi nhánh hình thức thanh toán bằng séc còn chiếm tỷ trọng nhỏ so với tổng các hình thức TTKDTM. Mặc dù số món tăng lên qua các năm, doanh số tăng theo tổng doanh số nhưng hình thức thanh toán bằng séc còn nhiều hạn chế.
Trong các phương tiện thanh toán bằng séc thì thanh toán bằng séc bảo chi tăng lên trong năm 2006 tăng lên 512 món, về doanh số thanh toán thì tăng lên 300 tỷđồng. Mặc dù vậy thì séc chuyển khoản vẫn chiếm ưu thế. Séc chuyển khoản được sử dụng chủ yếu để thanh toán giữa hai đơn vị có tài khoản tại cùng ngân hàng hoặc ở hai ngân hàng trên cùng địa bàn có tham gia thanh toán bù trừ. Việc phát hành séc chuyển khoản rất đơn giản nên với tư cách là người mua hàng họ rất thích thanh toán bằng séc chuyển khoản.
Thủ tục thanh toán bằng séc chuyển khoản đơn giản. Khi người bán nộp séc vào ngân hàng phục vụ mình, ngân hàng không được ghi có ngay mà phải kiểm tra tài khoản tiền gửi của bên mua có đủ số dư hay không. Nếu 2 khách hàng ở hai ngân hàng khác nhau thì quá trình luân chuyển chứng từ phải mất 2-3 ngày mới được ghi có vào tài khoản của người bán. Trường hợp tài khoản của người mua không đủ tiền, người bán phải chờ lâu hơn đến khi nào người mua có đủ tiền mới được thanh toán. Do đó thanh toán bằng séc chuyển khoản thuận tiện cho người mua nhưng không khuyến khích người bán do không đảm bảo nhu cầu kịp thời và an toàn vốn cho họ.
Theo quy định hiện hành séc bảo chi chỉ được thanh toán giữa các khách hàng có tài khoản trong cùng một hệ thống hoặc giữa các ngân hàng khác hệ
thống như cùng địa bàn tham gia thanh toán bù trừ trực tiếp. Trường hợp người mua, người bán có tài khoản khác hệ thống, khác địa bàn khi đó thủ tục bảo chi séc rất phức tạp, thường phải thông qua séc chuyển tiền. Đây là một tồn tại lớn của séc bảo chi.
Tại chi nhánh NHNo&PTNT Nam Hà Nội séc bảo chi được áp dụng nhiều nhất trong thanh toán giữa hai đơn vị cùng địa bàn có tham gia thanh toán bù trừ. Séc bảo chi thanh toán trong cùng hệ thống ngân hàng đều phải tính kí hiệu mật và thanh toán liên hàng được ghi có trước. Séc bảo chi có ưu thế là rủi ro thấp, song việc ký hiệu mật bằng tay mới đảm bảo vốn cho người bán, bởi tính ký hiệu mật đôi khi gây ra nhầm lẫn, sai sót và phát séc giả mạo. Thiệt hại xảy ra người bán phải chịu hoàn toàn.
Thanh toán bằng thư tín dụng: Hình thức thanh toán bằng thư tín dụng thường được dùng trong thanh toán xuất nhập khẩu hàng hoá. Hình thức này được đảm bảo an toàn nhất tài sản của khách hàng so với các hình thức thanh toán khác. Nó được sử dụng cho các khách hàng không tín nhiệm nhau, cách xa nhau nên chưa biết rõ về nhau. Trong nhiều trường hợp thanh toán trong nước khách hàng không biết rõ về nhau nhưng ít nhiều họ vẫn có thể tìm hiểu được bạn hàng, trong khi đó có nhiều hình thức thanh toán khác với thủ tục đơn giản hơn nhưng vẫn đảm bảo khả năng thanh toán. Quy trình luân chuyển chứng từ chặt chẽ và mất nhiều thời gian. Người mua khi áp dụng hình thức thanh toán này phải làm thủ tục mở L/C. Để thanh toán với nhiều bạn hàng khách hàng phải mở nhiều L/C khác nhau, làm cho người mua mất nhiều thời gian và bị ứđọng vốn. Mặc dù hình thức thanh toán này có phức tạp song L/C vẫn được khách hàng áp dụng nhiều trong thanh toán quốc tế tại chi nhánh NHNo&PTNT Nam Hà Nội. Nó thể hiện qua bảng số liệu sau:
Đơn vị: USD Năm Chỉ tiêu 2004 2005 2006 Số món Số tiền Số món Số tiền Số món Số tiền I. Hàng NK 1. Mở L/C 60 1689790 110 3076958 280 7702400 2. Thanh toán L/C 20 388340 50 993261 200 4073040 II. Hàng XK 1. L/C xuất 18 363096
(Nguồn: Báo cáo hoạt động TT XNK tại NHNo&PTNT Nam Hà Nội)
Qua bảng số liệu cho thấy hoạt động thanh toán L/C của ngân hàng tăng nhanh qua các năm cả về số lượng và số món mở L/C, thanh toán L/C cho cả hàng nhập và hàng xuất khẩu. Để đạt được kết quả này do ngân hàng đã cố gắng rút ngắn thời gian và chi phí từ khi mở L/C đến khi thanh toán L/C. Mức phí mở L/C là o,1% /giá trị L/C, tối thiểu là 10 USD, tối đa là 300 USD. Mức phí thanh toán L/C là 0,2%/ giá trị L/C, tối thiểu là 10 USD, tối đa là 300 USD.