Nhóm giải pháp về nghiệp vụ

Một phần của tài liệu Kiểm tra sau thông quan tại việt nam trong thời kỳ hội nhập quốc tế (Trang 79 - 87)

- Nâng cao nghiệp vụ điều tra, xác minh: thực hiện đối với các tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu nhưng không phải người xuất khẩu, nhập khẩu đang là đối tượng kiểm tra sau thông quan, bao gồm: ngân hàng, tổ chức tín dụng, đơn vị bảo hiểm, đơn vị vận tải, đối tác nước ngoài của đối tượng đang được kiểm tra, các cơ quan, tổ chức giám định trong nước và nước ngoài, Hải quan nước ngoài…có một vai trò quan trọng vì nó thể hiện bằng chứng từ một bên thứ ba khách quan. Nghiệp vụ này trong ngành còn yếu nên cần được nhấn mạnh trong công tác trọng tâm các năm tới. - Bổ sung nghiệp vụ mới: ngoài việc yêu cầu doanh nghiệp giải trình, để công tác kiểm tra sau thông quan đạt hiệu quả cao cần thiết phải áp dụng các phương thức điều tra của kiểm toán như phỏng vấn, thư xác nhận trong trường hợp việc đối chiếu hồ sơ không làm rõ được nội dung cần kiểm tra.

- Trang bị và triển khai sử dụng hệ thống trang thiết bị kiểm tra, kiểm soát hiện đại như: máy soi container, hệ thống camera, hệ thống rada theo dõi,

70

trung tâm điều phối chỉ huy hoạt động kiểm soát việc di chuyển người , hàng hóa xuất nhập khẩu tại các cảng biển, sân bay,…Sử dụng tàu, máy bay tuần tra kiểm soát chống buôn lậu.

- Ngoài hệ thống văn bản Quy phạm Pháp luật còn phải xây dựng những tài liệu hướng dẫn kỹ thuật (cẩm nang) kiểm tra về: gian lận trị giá, gian lận thuế suất, gian lận định mức, các chính sách ưu đãi về thuế, về kiểm toán doanh nghiệp. Một số văn bản cần tiếp tục hướng dẫn thực hiện như: Hướng dẫn pháp lệnh Điều tra hình sự (về quyền khởi tố của Cục, Tổng cục về hoạt động kiểm tra sau thông quan), quy định tại Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2005 về việc chuyển hồ sơ sang Viện Kiểm sát nhân dân những vụ việc truy thu thuế trên 50 triệu đồng... (vấn đề này hiện đang còn thực hiện không thống nhất, có địa phương chuyển Viện Kiểm sát nhân dân, có địa phương không chuyển).

- Ngoài việc nâng cao hiệu quả quản lý cho cơ quan Hải quan, thực hiện quản lý theo tiêu chuẩn chất lượng còn đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp, khách hàng, đó là thủ tục, chính sách, quy trình được niêm yết công khai, minh bạch tại các địa điểm làm thủ tục hải quan; giải quyết thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu của doanh nghiệp, cá nhân được thực hiện một cách khoa học, đúng trình tự…

- Bộ tiêu chí thông tin dữ liệu theo tiêu chí quản lý rủi ro phục vụ công tác Kiểm tra sau thông quan phải đảm bảo nguyên tắc:

+ Kết nối với bộ tiêu chí quản lý rủi ro trong thông quan, như: tiêu chí về doanh nghiệp; tiêu chí về mặt hàng, kim ngạch, trị giá, thuế suất, ... hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu; số thuế nộp; tiêu chí về thị trường xuất khẩu, nhập khẩu; tiêu chí về mức giá khai báo;…

+ Tổng hợp các thông tin nghi ngờ từ khâu trong thông quan, khâu phúc tập và các nghi ngờ từ các đơn vị nghiệp vụ có liên quan chuyển nhưng chưa được xử lý trong khâu thông quan;

71

+ Tùy từng thời kỳ bộ tiêu chí có sự thay đổi, để đảm bảo định hướng công tác kiểm tra sau thông quan.

- Trên cơ sở các thông tin trên và các thông tin do các đơn vị kiểm tra sau thông quan ngành Hải quan phân tích thu thập được (phân tích rà soát hồ sơ luồng xanh, các doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất nhập khẩu, ...) tiếp tục phân loại theo các tiêu chí quản lý rủi ro của hệ thống kiểm tra sau thông quan, để thực hiện kiểm tra:

Đối với tờ khai Hải quan được phân theo 3 loại:

+ Tờ khai được phân loại rủi ro cao: thực hiện kiểm tra ngay tại trụ sở cơ quan Hải quan trong thời hạn 90 ngày từ khi hàng hóa được thông quan;

+ Tờ khai cần theo dõi để tiếp tục đánh giá rủi ro, phân loại đưa vào kế hoạch kiểm tra sau thông quan tại doanh nghiệp;

+ Tờ khai chưa có dấu hiệu: tiếp tục theo dõi.

Đối với doanh nghiệp được phân theo 3 loại:

+ Doanh nghiệp chưa tuân thủ pháp luật: phải thực hiện kiểm tra sau thông quan ngay tại trụ sở doanh nghiệp;

+ Doanh nghiệp cần theo dõi kiểm tra để đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật: tiếp tục thu thập thông tin, phân loại đưa vào kế hoạch kiểm tra sau thông quan tại doanh nghiệp để đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật;

+ Doanh nghiệp tuân thủ tốt pháp luật: theo dõi và đưa vào kiểm tra sau thông quan khi có dấu hiệu.

- Phối hợp với Cục kiểm tra sau thông quan xây dựng quy chế và bộ tiêu chí cập nhật thông tin dữ liệu kết quả kiểm tra sau thông quan đầy đủ, kịp thời, tạo nguồn dữ liệu cho các đơn vị kiểm tra sau thông quan ngành Hải quan toàn quốc nghiên cứu thực hiện;

- Xây dựng được cơ chế mua tin và tính pháp lý của các nguồn thông tin, dữ liệu thu thập được;

72

- Nghiên cứu kết nối, trao đổi thông tin với các Bộ, Ngành các đơn vị có liên quan như Công an, Thuế, Kho bạc, Quản lý thị trường, Kiểm toán Nhà nước, Ngân Hàng, Bảo hiểm, …phục vụ công tác kiểm tra sau thông quan.

Một số giải pháp cụ thể về kiểm tra trị giá, mã số HS và chính sách quản lý

Về kiểm tra trị giá

Thứ nhất, xác định rõ vị trí, vai trò kiểm tra sau thông quan trị giá Hải

quan (là lĩnh vực nghiệp vụ có khối lượng công việc lớn nhất, khó khăn và quan trọng nhất của kiểm tra sau thông quan), để có sự quan tâm và đầu tư nghiên cứu.

Thứ hai, làm rõ sự giống, khác nhau và mối liên kết trong việc kiểm tra

xác định giá tính thuế giữa trong và sau thông quan để tránh chồng chéo trong thực hiện.

Thứ ba, biên soạn giáo trình, xây dựng tài liệu kiểm tra sau thông quan

trị giá, xây dựng đội ngũ chuyên gia, đào tạo kỹ năng chuyên sâu.

Thứ tư, nghiên cứu, xây dựng cơ chế mua tin của các tổ chức thẩm định

giá trong nước, nước ngoài và phối hợp thông tin với hải quan các nước, để xác minh tính trung thực, chính xác của các giao dịch nghi ngờ giả mạo.

Thứ năm, tăng cường trang thiết bị giám định các hồ sơ tài liệu có nghi

ngờ. Tiếp tục kiểm tra phát hiện những hình thức khác trong lĩnh vực trị giá liên quan đến sở hữu trí tuệ (phí bản quyền đối với chuyển giao công nghệ, sử dụng nhãn hiệu, nhất là các nhãn hiệu lớn).

Thứ sáu, tăng cường phối kết hợp công tác với các cơ quan có liên quan, như ngân hàng, thuế nội địa, quản lý thị trường, để đảm bảo hiệu quả của công tác kiểm tra sau thông quan về giá…

73

Thứ nhất, phối hợp với các đơn vị có liên quan (Cục Thuế Xuất nhập

khẩu) từng bước chuẩn hóa mã số (từ Tổng cục đến các Cục Hải quan) đối với những mặt hàng thường xuyên nhập khẩu.

Thứ hai, rà soát các vướng mắc về mã số và xây dựng cơ chế phối hợp

với các đơn vị có liên quan (Chính sách Thuế, Cục Thuế Xuất nhập khẩu, Trung tâm phân tích phân loại) để có hướng dẫn thống nhất và giải quyết các vướng mắc về phân loại áp mã hàng hóa sau khi kiểm tra sau thông quan.

Thứ ba, góp phần xây dựng cẩm nang kiểm tra sau thông quan về kiểm

tra mã số cho các đơn vị kiểm tra sau thông quan ngành Hải quan.

Về lĩnh vực chính sách thƣơng mại

- Đối với các dự án ưu đãi đầu tư: thực hiện rà soát theo tiêu chí quản lý rủi

ro, tập trung kiểm tra sau thông quan các loại hình dự án:

+ Dự án đầu tư vào nhà hàng, khách sạn, sân golf,.. và các dự án đăng ký sử dụng trên 500 lao động;

+ Các dự án đã được cấp giấy phép đã lâu, đã quyết toán, trích khấu hao với cơ quan thuế, không mở rộng dự án nhưng vẫn nhập khẩu hàng hóa miễn thuế;

+ Các dự án khai báo vật tư xây dựng trong nước đã sản xuất được theo máy móc thiết bị đồng bộ, vật tư chế tạo, …

- Đối với hàng hóa tạm nhập - tái xuất: thực hiện rà soát số liệu, phân

tích theo các tiêu chí quản lý rủi ro, tập trung kiểm tra sau thông quan: + Các doanh nghiệp Tạm nhập - tái xuất xăng dầu;

+ Các doanh nghiệp Tạm nhập - tái xuất các mặt hàng nhạy cảm có thuế suất cao, kim ngạch lớn, thời gian tạm nhập đã lâu nhưng chưa tái xuất.

- Đối với xuất xứ hàng hóa: tập trung kiểm tra sau thông quan hàng hóa

khai báo có xuất xứ Trung Quốc, ASEAN; Phối hợp với các cơ quan có liên quan giám định các giấy chứng nhận xuất xứ có nghi ngờ.

74

KẾT LUẬN

Trong công cuộc cải cách và hiện đại hóa hải quan, kiểm tra sau thông quan là một phương pháp quản lý được hải quan thế giới đánh giá cao, song do mới bước đầu triển khai và đi vào thực hiện nên việc hoàn thiện, nâng cao hiệu quả trong tương lai là nhiệm vụ hàng đầu của ngành.

Với ý nghĩa như trên, qua quá trình nghiên cứu, tổng hợp, luận văn giải quyết được một số vấn đề sau:

Một là, hệ thống khái niệm, đặc điểm của kiểm tra sau thông quan, từ đó đi sâu nghiên cứu vai trò của hoạt động kiểm tra sau thông quan đối với hải quan Việt Nam cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến hướng phát triển của nghiệp vụ này. Đồng thời, thông qua tìm hiểu quy trình hoạt động của kiểm tra sau thông quan tại một số quốc gia trên thế giới (Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Pháp) rút ra bài học nhằm hoàn thiện công tác kiểm tra sau thông quan tại Việt Nam.

Hai là, đánh giá thực trạng hoạt động kiểm tra sau thông quan giai đoạn từ năm 2009 đến năm 2014 là mốc thời gian thủ tục hải quan điện tử có bước “chuyển mình” đáng kể. Quy trình của hoạt động kiểm tra sau thông quan được triển khai trên cơ sở các cam kết, điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia, đồng thời các văn bản quy phạm pháp luật của quốc gia. Từ những kết quả đã làm được, đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu của quy trình, tìm hiểu các cơ hội và thách thức trong tương lai.

Ba là, đặt trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, hải quan Việt Nam nói chung và hoạt động kiểm tra sau thông quan nói riêng phải nâng cao, hoàn thiện về nguồn nhân lực, kỹ thuật nghiệp vụ có sự hỗ trợ cao của các phần mềm tiên tiến, hiện đại, kết hợp tuyên truyền để các đối tượng tham gia thủ tục hải quan thực hiện đúng phạm vi quyền lợi và trách nhiệm.

75

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt:

1. Hoàng Lâm An, 2012. Một số vấn đề về tái cơ cấu quy trình nghiệp vụ

hải quan.Đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành, Tổng cục Hải quan.

2. Bộ Tài Chính, 2004. Quyết định 1081/QĐ-BTC ngày 06/4/2004 của Bộ

trưởng Bộ Tài chính ban hành quy chế phối hợp công tác giữa hệ thống Thuế, Hải quan và Kho bạc Nhà nước trong quản lý thuế và các khoản thu Ngân sách Nhà nước, Hà Nội.

3. Bộ Tài Chính, 2006. Quyết định số 34/2006/QĐ-BTC ngày 06/6/2006 về việc thành lập Chi cục Kiểm tra sau thông quan trực thuộc Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố.

4. Bộ Tài Chính, 2015. Thông tư số 38/2013/TT-BTC ngày 25/3/2015 của

Bộ Tài chính quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

5. Bộ Tài Chính, 2015. Thông tư số 39/2010/TT-BTC ngày 25/3/2015 của

Bộ Tài chính quy định về trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

6. Nguyễn Thị Quỳnh Chi, 2011. Hoàn thiện hoạt động kiểm tra sau thông quan ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.Luận văn thạc sĩ, Trường Đại

học Ngoại thương.

7. Chính phủ nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, 2015. Nghị định số08/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan.

8. Cục Kiểm tra sau thông quan, Tổng cục Hải quan, từ năm 2009 đến 2014. Báo cáo tổng kết công tác năm (2009, 2010, 2011, 2012, 2013, 2014).

76

nghiệp vụ kiểm tra sau thông quan.

10. Cục Kiểm tra sau thông quan, Tổng cục Hải quan, từ năm 2009 đến năm 2014. Tài liệu Hội nghị chuyên đề kiểm tra sau thông quan năm (2009, 2010, 2011, 2012, 2013, 2014).

11. Cục Kiểm tra sau thông quan, Tổng cục Hải quan, 2011. Tài liệu Hội nghị triển khai Chỉ thị của Tổng cục Trưởng về tăng cường công tác kiểm tra sau thông quan.

12. Phạm Thị Thu Huyền, 2012. Thực trạng và giải pháp hoàn thiện hoạt

động kiểm tra sau thông quan tại Việt Nam. Luận văn thạc sĩ,Trường Đại học

Ngoại thương.

13. Phạm Thị Thu Hương, 2010. Những giải pháp xây dựng chương trình

và nội dung đào tạo nghiệp vụ hải quan đáp ứng yêu cầu cải cách, hiện đại hóa giai đoạn 2011 – 2015. Đề án cấp ngành, Tổng cục Hải quan.

14. Phạm Duy Liên, 2004. Một số vấn đề cơ bản về nghiệp vụ hải quan. Hà Nội:Nhà xuất bản Thống kê.

15. Tạ Thị Mão, 2013. Xây dựng phần mềm thu thập và khai thác thông tin

phục vụ công tác kiểm tra sau thông quan. Đề án cấp ngành, Tổng cục Hải

quan.

16. Trần Vũ Minh, 2007.Mô hình kiểm tra sau thông quan ở một số nước

trên thế giới và khả năng áp dụng cho Việt Nam.Luận án tiến sĩ, Trường Đại

học Ngoại thương.

17. Trần Thị Na, 2011. Hoàn thiện tổ chức kiểm tra sau thông quan đối với

hàng hóa nhập khẩu do Hải quan Việt Nam thực hiện. Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Kinh tế quốc dân.

18. Phạm Duyên Phương, 2012. Hài hòa và tiêu chuẩn hóa chỉ tiêu thông

tin phục vụ xây dựng bộ chứng từ điện tử trong cơ chế hải quan một cửa quốc gia. Đề án cấp ngành, Tổng cục Hải quan.

19. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, 2014.

77

20. Lê Như Quỳnh, 2007. Một số vấn đề lý luận và thực tiễn áp dụng chuẩn mực quốc tế trong xây dựng và thực tiễn thủ tục hải quan điện tử ở Việt Nam. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành, Tổng cục Hải quan.

21. Nguyễn Anh Tài, 2012.Hiệp định tạo thuận lợi thương mại trong khuôn

khổ WTO và kế hoạch thực hiện của Hải quan Việt Nam. Đề án cấp ngành,

Tổng cục Hải quan.

22. Hoàng Đức Thân và Nguyễn Thị Xuân Hương, 2009.Giáo trình Kinh

tế Hải quan. Hà Nội: Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân.

23. Văn Bá Tín, 2012. Nghiên cứu phương pháp Kiểm tra sau thông quan

đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong thông quan điện tử. Đề án cấp

ngành, Tổng cục Hải quan.

24. Tổng cục Hải quan, 2011. Chiến lược phát triển hải quan đến năm 2020. 25. Hoàng Tùng, 2010.Bàn về quy trình kiểm tra sau thông quan trong hoạt động quản lý hàng hóa xuất nhập khẩu của Hải quan Việt Nam.Tạp chí khoa

học và công nghệ, số 21, trang 7.

Tiếng Anh:

26. ASEAN, 2012. Technical Documentation of the ASEAN single window.

27. World Customs Organization, 2007. Guidelines for Post-Clearance Audit.

Website:

28.Báo Hải quan: http://www.baohaiquan.vn

29.Cục Hải quan thành phố Hà Nội: http://www.hanoicustoms.gov.vn 30.Tổng cục Hải quan: http://www.vietnamcustoms.gov.vn

Một phần của tài liệu Kiểm tra sau thông quan tại việt nam trong thời kỳ hội nhập quốc tế (Trang 79 - 87)