Đánh giá về công tác kiểm tra sau thông quan tại Việt Nam thời kỳ hội nhập

Một phần của tài liệu Kiểm tra sau thông quan tại việt nam trong thời kỳ hội nhập quốc tế (Trang 66)

3.5. Đánh giá về công tác kiểm tra sau thông quan tại Việt Nam thời kỳ hội nhập hội nhập

3.5.1. Điểm mạnh

Viê ̣t Nam đã có quá trình cải cách , hiê ̣n đa ̣i hóa , áp dụng các chuẩn mực quốc tế và cách tiếp cận thông lệ tốt . Quá trình hiện đại hóa đã tạo dựng các đội ngũ cán bộ , chuyên gia ở các cấp đô ̣ , lĩnh vực khác nhau có thể triển khai đa ̣t yêu cầu các nô ̣i dung cam kết này.

- Hê ̣ thống pháp luâ ̣t liên quan tương đối đồng bô ̣ , hoàn chỉnh sau trong quá trình chuẩn bị gia nhập WTO và đặc biệt thời kỳ thực hiện các cam kết WTO. Kết quả đã được WTO kiểm tra , đánh giá tốt và ghi nhâ ̣n sau đợt rà soát chính sách thương mại đầu tiên của Việt Nam sau 6 năm gia nhâ ̣p WTO (tháng 9/2013). Trong đó, Pháp luật hải quan quy định rõ quyền, nghĩa vụ của người khai hải quan, tương ứng với đó là trách nhiệm, nghĩa vụ của cán bộ, công chức hải quan. Việc quy định rõ ràng quyền và nghĩa vụ của từng bên trong quan hệ pháp luật hải quan thể hiện rõ trách nhiệm giữa người khai hải quan và công chức hải quan. Từ đó tạo cơ chế khuyến khích sự tuân thủ pháp

57

luật của người khai hải quan trong quá trình thông quan, đã hình thành được quan hệ đối tác Hải quan – doanh nghiệp.

- Có sự giúp đỡ ủng hộ về mặt kỹ thuật nghiệp vụ , đa ̣o tạo cán bộ của bên ngoài, từ các tổ chức quố c tế như WCO , WTO, WB, ADB, ASEAN, APEC,… từ hải quan các nước như : Nhâ ̣t Bản, Hàn Quốc, Pháp, Mỹ,… Các tổ chức quốc tế, hải quan các nước trong những năm qua đã dành cho Hải quan Việt Nam sự trợ giúp đáng kể với hàng nghìn lượt cán bộ đi đào tạo, học tập trong, ngoài nước, hàng trăm hội thảo chuyên đề nghiệp vụ về chống buôn lậu, ma túy, rửa tiền, chống vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, chống vận chuyển mua bán động vật, sản phẩm động vật quý hiếm, hàng trăm cuộc khảo sát nghiệp vụ,…và đặc biệt hàng loạt các dự án góp phần không nhỏ vào tiến trình triển khai, hiện đại hóa và hoàn thiện các quy định của pháp luật hải quan, nhất là các quy định đã được Luật hải quan nội luật hóa các chuẩn mực của các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Nô ̣i dung cải cách thủ tục hành chính đã được Chính phủ q uan tâm chỉ đa ̣o (Đề án 30 của Chính phủ về đổi mới hành chính công đã qua 2 giai đoa ̣n) và đã đạt được nhiều kết quả tích cực.

Phương thức quản lý hải quan được đổi mới theo hướng tăng cường áp dụng quản lý rủi ro trong kiểm tra hải quan. Thủ tục hải quan được chuẩn hóa theo hướng quy định cụ thể cho từng loại hình hàng hóa xuất nhập khẩu, phương tiện vận tải xuất nhập cảnh, quá cảnh; từng bước tuân thủ các chuẩn mực quốc tế; quy định rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong thủ tục hải quan; áp dụng cơ chế một cửa quốc gia VNACCS/VCIS rộng khắp tại Cục Hải quan trên cả nước từ 01/4/2014 bước đầu ghi nhận những thành tựu đáng kể; đã bãi bỏ được việc kiểm tra thực tế tràn lan, tiến hành kiểm tra có trọng điểm, mở rộng diện miễn kiểm tra hoặc kiểm tra xác suất thông qua hệ thống quản lý rủi ro CI02.

58

Trong suốt thời kỳ cải cách, đặc biệt giai đoạn bước vào hiện đại hóa ngành hải quan đã chú trọng phối hợp chặt chẽ kịp thời, có hiệu quả với doanh nghiệp thông qua VCCI, các Hiệp hội ngành nghề lĩnh vực liên quan qua việc ký kết Biên bản thỏa thuận giữa Hải quan với các doanh nghiệp làm dịch vụ liên quan như hãng vận tải, hãng giao nhận, bưu chính, khai thuê để giúp hải quan chống buôn lậu, gian lận thương mại, chống buôn bán, vận chuyển ma túy. Đổi lại, doanh nghiệp được ưu đãi, tạo điều kiện thuận lợi trong việc làm thủ tục hải quan. Cho đến nay hoạt động này rất hiệu quả và tiếp tục phát triển với đỉnh cao là tiếp cận và thực thi chuẩn mực hải quan hiện đại về cơ chế Doanh nghiệp ưu tiên.

3.5.2. Điểm yếu

Trong điều kiê ̣n là mô ̣t quốc gia đang phát triển , hệ thống pháp luâ ̣t chưa thâ ̣t hoàn thiê ̣n , hoạt động xuất nhập khẩu chưa thật quy mô, chuyên nghiệp nên nạn buôn lậu , gian lâ ̣n thương ma ̣i còn phổ biến ; vấn đề liêm chính trong đội ngũ cán bộ vẫn còn nan giải.

Cơ chế phối hợp , trách nhiệm giữa các đơn vị , giữa các Bô ̣ ngành , đi ̣a phương tham gia quản lý hoa ̣t đô ̣ng xuất nhâ ̣p khẩu chưa thâ ̣t tốt.

Viê ̣c áp du ̣ng hiê ̣u quả mô ̣t số biê ̣n pháp nghiê ̣p vu ̣ của hải quan hiê ̣n đa ̣i (quản lý rủi ro , tự đô ̣ng hóa,..) đòi hòi tri thức , kinh nghiê ̣m, sự phối hợp đồng bô ̣ giữa các Bô ̣ ngành đều là những điểm yếu của các nước đang phát triển nói chung, Viê ̣t Nam nói riêng mà để khắc phu ̣c k hông thể mô ̣t sớm mô ̣t chiều.

Thiếu và khó huy động những công chức có chuyên môn, kinh nghiệm, chuyên nghiệp, đảm bảo thực hiện công việc nhanh, gọn, chính xác đồng thời trình độ tin học, nghiệp vụ thông quan, kế toán, kiểm toán, điều tra,…đạt yêu cầu công tác trong môi trường hội nhập.

59

3.5.3. Cơ hội

Công tác phối hợp giữa cơ quan hải quan với các lực lượng chức năng đã được đẩy mạnh tăng cường và có hiệu quả thông qua việc ký kết các văn bản phối hợp giữa Hải quan và các cơ quan chức năng như Bộ đội Biên phòng, Tổng cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm, Cục Quản lý thị trường, Cảnh sát biển,… làm cơ sở cho việc triển khai thực hiện, cũng như đánh giá kết quả phối hợp theo lộ trình hoặc định kỳ, đột xuất. Kết quả công tác phối hợp đã góp phần nâng cao hiệu quả công tác trao đổi thông tin, phối hợp của ngành hải quan với các đơn vị liên quan trong việc quản lý xuất nhập khẩu biên giới, trong phòng, chống buôn lậu, phát hiện, bắt giữ, xử lý đối với các hành vi vi phạm pháp luật hải quan.

Ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động quản lý hải quan: Áp dụng các biện pháp quản lý hải quan hiện đại như áp dụng quản lý rủi ro cho phép đánh giá, phân luồng hàng hóa, rút ngắn thời gian thông quan, cải thiện từng bước làm minh bạch môi trường thương mại trên cơ sở nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của doanh nghiệp. Hệ thống thông quan một cửa quốc gia để doanh nghiệp khai báo, nộp thuế điện tử trao đổi thông tin giữa hải quan và các ngân hàng thương mại, thực hiện việc nộp giấy phép chuyên ngành,…thông qua một hệ thống duy nhất.

Cơ hội triển khai các chương trình, dự án tổng thể quốc gia:

- Chương trình kiểm tra một lần dừng: Chương trình hợp tác Tiểu vùng Mêkông Mở rộng (GMS) đưa ra năm 1992 nhằm tạo thuận lợi cho vận chuyển người và hàng hóa qua biên giới các nước trong Tiểu vùng, rút ngắn thời giam làm thủ tục kiểm tra và thông quan tại cửa khẩu biên giới, giảm chi phí cho các doanh nghiệp tham gia vận tải trong tiểu vùng, trên cơ sở đó thúc

60

đẩy thương mại giữa các nước trong khu vực qua việc ký Hiệp định khung về tạo thuận lợi cho vận chuyển người và hàng hóa giữa các nước GMS.

- Đề án Cơ chế Hải quan một cửa quốc gia và ASEAN: hướng đến một nền quản lý hành chính trong lĩnh vực hải quan mang tính hiện đại, phục vụ cộng đồng và phát huy hiệu quả trong tạo thuận lợi thương mại.

- Dự án xây dựng Hệ thống thông quan điện tử và Hải quan một cửa Việt Nam (VNACCS/VCIS) giai đoạn 2: hỗ trợ hiện đại hóa hải quan Việt Nam thông qua việc thiết lập một hệ thống công nghệ thông tin dành cho các thủ tục thông quan hải quan theo công nghệ của Hệ thống tự động hóa thông quan hàng hóa Nhật Bản và Hệ thống thông tin Hải quan (NACCS/CIS) tại Việt Nam với các chức năng nghiệp vụ có sự kết nối vệ tinh với các bộ, ban ngành trong cả nước về giấy phép, chứng thư giám định,…

- Dự án Khung tiêu chuẩn về an ninh và tạo thuận lợi thương mại toàn cầu của WCO (FOS-Khung tiêu chuẩn): Tháng 8/2005, Tổ chức Hải quan thế giới đã xây dựng và thông qua Khung tiêu chuẩn về an ninh và tạo thuận lợi thương mại toàn cầu gồm 4 yếu tố cơ bản (Thực hiện cung cấp thông tin điện tử đến trước; Áp dụng quản lý rủi ro; Sử dụng trang thiết bị kiểm tra không xâm nhập; và Thực hiện Chương trình doanh nghiệp ưu tiên đặc biệt).

- Chương trình hỗ trợ kỹ thuật của Châu Âu cho Việt Nam (ETV2) do Ủy ban Châu Âu tài trợ giúp hải quan Việt Nam thực hiện các cam kết quốc tế, tiếp tục tham gia các công ước quốc tế có liên quan đến hải quan, hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật có liên quan đến hoạt động hải quan, tối đa nguồn thu thuế xuất nhập khẩu, tăng cường khả năng kiểm soát và phòng chống gian lận thương mại, hỗ trợ hiện đại hóa hải quan qua việc tăng cường năng lực các Phòng thí nghiệm hải quan; triển khai thực hiện An ninh dây chuyền cung

61

ứng; hỗ trợ thiết lập cơ chế hải quan một cửa; tăng cường năng lực kiểm soát chống buôn lậu và thực thi quyền sở hữu trí tuệ.

3.5.4. Thách thức

Về phía nhà nước, Hải quan là cơ quan đóng vai trò chủ c hốt trong thương ma ̣i quốc tế, ngày càng phải đối mặt với nhiều thách thức : môi trường làm việc phức tạp, biến đổi liên tu ̣c; khối lượng hàng hóa tăng nhanh, phương thức vâ ̣n chuyển hàng hóa đa da ̣ng , hiê ̣n đa ̣i (vâ ̣n chuyển đa phương thức,…), áp lực tạo thuận lợi cao (xử lý hàng hóa trong thời gian ngắn và ha ̣n chế can thiê ̣p trực tiếp vào hàng hóa ,…); phạm vi hoạt động của hải quan mở rộng và chuyên sâu (bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ , ngăn chặn viê ̣c xuất khẩu , nhâ ̣p khẩu, quá cảnh bất hợp pháp các loại rác thải độc hại ,…), các hoạt động vi phạm pháp luật hải quan tinh vi và phức tạp ; nguồn lực ha ̣n chế ,…Mă ̣t khác, yêu cầu của các nhà hoa ̣ch đi ̣nh chính sách kinh tế về viê ̣c đảm bảo sự nha ̣y bén, nhanh, chính xác, chi tiết trong viê ̣c cung cấp các số liê ̣u thống kê , thông tin liên quan.

Với bộ máy tổ chức còn phân tán, kiểm tra sau thông quan hướng vào các vùng, địa bàn trọng tâm, trọng điểm để tập trung nguồn lực đầu tư hiện đại hóa chưa đạt hiệu quả cao. Đồng thời có tính đến sự phát triển cân đối, hài hòa, đồng đều giữa các vùng, địa bàn còn lại, đảm bảo sự phát triển, hiện đại hóa toàn ngành là một bài toán vĩ mô cần có sự tham gia ý kiến của các cấp lãnh đạo trong thời gian tới.

Hệ thống văn bản chưa đủ sức mạnh cần thiết, chưa quy định rõ về hành vi vi phạm trong lĩnh vực kiểm tra sau thông quan, các chế tài xử phạt và thẩm quyền xử lý các vi phạm đó, cụ thể ở những hành vi: từ chối, trốn tránh không cử người có đủ thẩm quyền làm việc với đoàn kiểm tra khi kiểm tra sau thông quan tại trụ sở đơn vị (trụ sở doanh nghiệp); có hành vi cản trở đoàn kiểm tra dưới các hình thức khác nhau; không cung cấp đầy đủ, chính

62

xác, kịp thời chứng từ tài liệu theo yêu cầu, không trả lời những câu hỏi do Đoàn kiểm tra nêu ra...

Về phía doanh nghiệp, trong những năm qua, Nhà nước đã có nhiều chính sách ưu đãi đối với các lĩnh vực có liên quan đến việc đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu trong đó vật tư, nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu là một trong những loại hình nhận được nhiều sự quan tâm, ưu đãi. Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này về cơ bản đã chấp hành tốt các quy định của pháp luật, tận dụng được cơ hội ưu đãi của Nhà nước để phát triển. Tuy nhiên cũng không tránh khỏi việc một số doanh nghiệp có tư tưởng lợi dụng các quy định thông thoáng, tạo điều kiện của Nhà nước để gian lận trốn thuế.

Cải cách, phát triển hiện đại hóa hải quan phải phù hợp với xu thế chung, các chuẩn mực của Tổ chức Hải quan thế giới và khu vực, đồng thời phải phù hợp với cải cách nền hành chính quốc gia cũng như định hướng phát triển chung của đất nước. Đặt ra yêu cầu đảm bảo sự cân bằng giữa tạo thuận lợi hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh và đầu tư, đồng thời phải đảm bảo quản lý nhà nước về hải quan chặt chẽ đúng pháp luật, nâng cao ý thức tuân thủ, chấp hành pháp luật của doanh nghiệp.

63

CHƢƠNG 4: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM TRA SAU THÔNG QUAN THỜI KỲ HỘI NHẬP

4.1. Bối cảnh hội nhập mới ảnh hƣởng đến công tác kiểm tra sau thông quan

Tổ chức thương mại thế giới đã góp phần đáng kể trong việc tạo nên sức mạnh và sự ổn định của nền kinh tế toàn cầu. Trong những năm gần đây, cùng với sự hỗ trợ của các nước phát triển, các nước đang phát triển như Việt Nam đã dần tìm được chỗ đứng, khẳng định nhiều lợi thế so sánh trên nhiều mặt hàng, nhiều công đoạn sản xuất hay nguồn nguyên liệu,…Đồng thời với những lợi ích mà bối cảnh hội nhập mới đem lại, Việt Nam nói chung và Hải quan Việt Nam nói riêng phải tìm các phương án nhằm tạo thuận lợi thương mại, phù hợp các chuẩn mực đã cam kết, các mục tiêu đã định ra.

Hải quan Việt Nam là một cơ quan hành chính đi đầu trong cải cách hành chính, hiện đại hóa ở Việt Nam và là một trong các cơ quan Hải quan phát triển hàng đầu trong khu vực ASEAN và trên thế giới. Xây dựng chiến lược phát triển ngành hải quan đến năm 2020 theo quan điểm cải cách phát triển và hiện đại hóa:

- Phù hợp với xu hướng chung, với các chuẩn mực của Tổ chức Hải quan thế giới và khu vực, đồng thời phải phù hợp với cải cách nền hành chính quốc gia cũng như định hướng phát triển chung của đất nước.

- Đảm bảo sự cân bằng giữa tạo thuận lợi hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh và đầu tư, đồng thời đảm bảo quản lý nhà nước về hải quan chặt chẽ đúng pháp luật, nâng cao ý thức tuân thủ và chấp hành pháp luật của doanh nghiệp.

- Hướng vào các vùng, địa bàn trọng tâm, trọng điểm để tập trung nguồn lực đầu tư hiện đại hóa nhằm đạt hiệu quả cao; đồng thời có tính đến

64

sự phát triển cân đối hài hòa và đồng đều giữa các vùng, địa bàn còn lại, đảm bảo sự phát triển, hiện đại hóa chung của toàn ngành.

- Trên cơ sở huy động tối đa nguồn lực trong và ngoài nước, trong và ngoài ngành tài chính, trong đó phát huy nội lực trong nước và của ngành hải quan là chính.

- Mục tiêu cụ thể của hoạt động kiểm tra sau thông quan của ngành hải quan đặt trong bối cảnh hội nhập toàn cầu là thực hiện nghiêm chỉnh các cam kết quốc tế và thông lệ quốc tế nhằm tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại, đầu tư, du lịch, tăng cường an ninh quốc gia, an toàn cho cộng đồng và đảm bảo nguồn thu từ hoạt động xuất nhập khẩu cho ngân sách nhà nước, trên cơ sở phù hợp điều kiện thực tế của Việt Nam. Nâng cao công tác hậu kiểm để đẩy nhanh thời gian giải phóng hàng là sợi chỉ đỏ mục tiêu xuyên suốt nỗ lực của toàn ngành.

4.2. Một số giải pháp hoàn thiện công tác kiểm tra sau thông quan thời kỳ hội nhập kỳ hội nhập

Thành công của công tác kiểm tra sau thông quan từ năm 2001 khi khái

Một phần của tài liệu Kiểm tra sau thông quan tại việt nam trong thời kỳ hội nhập quốc tế (Trang 66)