Đánh giá khả năng chống đổ của các tổ hợp lai thí nghiệm

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của một số tổ hợp ngô lai triển vọng tại huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn (Trang 60)

Trong các loài thưc vật, các cây trồng thuộc họ hòa thảo thường xảy ra hiện tượng đổ gẫy nhiều hơn các loại khác, đặc biệt là cây ngô vì sinh khối của cây ngô rất lớn so với cây trong họ hòa thảo. Ngô cũng như các cây trồng khác tính chịu hạn, chịu rét, chịu nóng... còn có một khoảng thời gian nhất định để thích nghi hoặc chịu đựng, bằng cách biến đổi một số đặc điểm hình thái, sinh lý như héo lá, thay

đổi màu sắc thân... Nhưng đối với tính chống đổ, cây không có thời gian để kịp hình thành các phản ứng sinh lý và hình thái. Đổ gẫy diễn ra tức thì, dưới tác động của ngoại lực, chủ yếu là sức gió, mưa. Cây trồng chỉ trông đợi vào nội chất vốn có sẵn trong cây như độ cứng của thân, sự rắn chắc của libe mạch gỗ, số lượng bố mạch trong thân, hàm lượng nước trong thân... Sự mất cân đối một trong những đặc điểm trên đều là nguyên nhân làm cho cây trồng dễ mẫn cảm với đổ gãy. Khả năng chống

đổ của ngô phụ thuộc vào chiều cao cây, chiều cao đóng bắp, khả năng ăn sâu của rễ chân kiềng, độ dài lóng, độ cứng của thân... giống có chiều cao cây thấp, chiều cao đóng bắp thấp, các lóng gốc to, mập thì khả năng chống đổ sẽ tốt. Ngoài ra các yếu tố ngoại cảnh như thời tiết khí hậu, biện pháp canh tác cũng ảnh hưởng đến khả

năng chống đổ của cây ngô.

Nghiên cứu của Nguyễn Văn Thu, (2007) [15] cho thấy: Đổ rễ có hệ số

tương quan âm và chặt với độ dày vòng mô cứng và áp suất thẩm thấu. Đổ thân có tương quan dương và chặt chẽ với đổ rễ. Đối với cây ngô độ dày vòng mô cứng và áp suất thẩm thấu phụ thuộc rất lớn vào đặc tính di truyền của giống.

Nước ta nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, bên cạnh về những điều kiện thuận lợi về khí hậu thời tiết như: Nhiệt độ, ánh sáng và lượng mưa thì sản xuất nông nghiệp nước ta phải đối mặt với không ít khó khăn do thiên tai mang lại, đặc biệt là gió bão, lũ lụt, hạn hán. Hàng năm gió bão làm giảm sản lượng ngô từ 10 - 15% (Ngô Hữu Tình, Ngô Thị Tâm, 2002) [20]. Do đó chọn giống có khả năng chống đổ là rất cần thiết.

Khả năng chống đổ của các tổ hợp lai tham gia thí nghiệm được trình bày ở

Bảng 3.6. Mức độ đổ gẫy của các tổ hợp lai thí nghiệm

vụ Xuân và vụ Hè Thu năm 2014 tại huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn Chỉ tiêu

Giống

Đổ rễ (%) Gẫy thân (Điểm)

Xuân Hè Thu Xuân Hè Thu

VN2 - TB1425 3,3c 4,9a 1 1 VN3 - TB1426 5,3b 4,3a 1 1 VN4 - TB1427 0,0d 1,1d 1 1 VN6 - TB1429 3,2c 4,1ab 1 1 VN9 - CNC686 3,2c 2,7cb 1 1 VN10 - ĐH14 6,6a 4,3a 1 1 VN11 - CN13 3,1c 2,6c 1 1 VN14 - LVN255 0d 0,5d 1 1 NK67 (Đ/c 1) 0d 1,1d 1 1 NK4300 (Đ/c 2) 0d 1,6dc 1 1 P <0,05 <0,05 - - CV% 23,0 29,8 - - LSD0,05 1,0 1,4 - -

Số liệu bảng 3.6 cho thấy các tổ hợp lai tham gia thí nghiệm đều bị đổ gẫy ở

các mức độ khác nhau. Ở vụ Xuân không xảy ra hiện tượng gẫy thân ở các tổ hợp lai tham gia thí nghiệm và được đánh giá ở điểm 1; vụ Hè Thu, do ảnh hưởng của

đợt mua bão cuối vụ nên các tổ hợp lai trong thí nghiệm đều có tỷ lệ gẫy thân ở mức thấp và được đánh giá ởđiểm 1 (điểm 1: tốt < 5% cây gẫy).

- Vụ Xuân: Vào giai đoạn đầu sinh trưởng của ngô cây còn non chưa có rễ

chân kiềng với thời tiết mưa lớn, mưa lâu ngày, sức gió mạnh đã làm cây ngô bị đổ

với số lượng đáng kể, tỷ lệđổ rễ của các tổ hợp lai thí nghiệm dao động từ 0 - 6,6%. Các tổ hợp lai VN4 - TB1427 và VN14 - LVN255 khả năng chống đổ tốt tương

đương với các giống đối chứng (Tỷ lệđổ rễ = 0) nên không bịđổ rễ trong vụ Xuân. Các tổ hợp lai còn lại đều có tỷ lệ đổ rễ dao động từ 3,1 - 6,6 % lớn hơn so với các giống đối chứng (NK67, NK4300: Tỷ lệđổ rễ = 0).

Ở vụ Xuân với thời tiết mưa lớn, mưa lâu ngày với sức gió mạnh đã làm các tổ hợp tham gia thí nghiệm bịđổ rễ, nhưng không xảy ra hiện tượng gẫy thân ở tất cả

các tổ hợp lai và giống đối chứng tham gia thí nghiệm.

- Vụ Hè Thu: Do ảnh hưởng của các hiện tượng thời tiết bất lợi nên hiện tượng đổ rễ xảy ra ở tất cả các tổ hợp lai tham gia thí nghiệm, tỷ lệđổ rễ của các tổ

hợp lai thí nghiệm là 0,5 - 4,9%. Tổ hợp lai VN14 - LVN255, VN4 - TB1427 có tỷ

lệđổ rễ là 0,5 % tương đương so với các giống đối chứng và thấp nhất trong các tổ

hợp lai thí nghiệm; Tổ hợp lai VN11 - CN13 có tỷ lệ đổ rễ là 2,6% tương đương với giống đối chứng 2 (NK4300: 1,6%) và cao hơn so với đối chứng 1 (NK67: 1,1%). Các tổ hợp lai còn lại có tỷ lệ đổ rễ dao động từ 2,6 - 4,9% lớn hơn cả 2 giống đối chứng ở mức tin cậy 95%.

- Qua kết quả theo dõi khả năng chống đổ của các tổ hợp lai tham gia thí nghiệm ở cả hai vụ cho thấy các tổ hợp lai tham gia thí nghiệm đều có khả năng chống đổ tương đối tốt. Trong đó, VN14 - LVN255 là tổ hợp có ưu thế hơn cả về

khả năng chống đổ so với các tổ hợp lai còn lại trong thí nghiệm (vụ Xuân không bị đổ rễ và gẫy thân; Vụ Hè Thu tỷ lệ đổ rễ là 0,5% tương đương so với các 2 giống

đối chứng, tỷ lệ gãy thân được đánh giá ởđiểm 1).

3.3. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của các tổ hợp lai thí nghiệm

Trong công tác chọn giống năng suất là chỉ tiêu quan trọng nhất luôn được các nhà chọn tạo giống quan tâm để đánh giá một giống mới trước khi đưa vào sản xuất đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất. Năng suất là chỉ tiêu tổng hợp, phản ánh chính xác khả năng sinh trưởng, phát triển, chống chịu và khả năng thích ứng của giống với điều kiện ngoại cảnh. Năng xuất ngô cao hay thấp phụ thuộc vào nhiều yếu tố như số bắp trên cây, chiều dài bắp, đường kính bắp, số hàng hạt trên bắp, số

hạt trên hàng và khối lượng 1000 hạt. Các yếu tố cấu thành năng suất không những phụ thuộc vào đặc điểm di truyền của giống mà còn chịu ảnh hưởng của yếu tố

ngoại cảnh, vì vậy năng suất ngô cũng phụ thuộc vào điều kiện ngoại cảnh như thời tiết, khí hậu, đất đai, kỹ thuật canh tác, chế độ chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh. Năng suất được đánh giá trên phương diện là năng suất thực thu.

Bảng 3.7. Hình thái bắp và các yếu tố cấu thành năng suất của các tổ hợp lai thí

nghiệm vụ Xuân và vụ Hè Thu năm 2014 tại huyện Bắc Sơn tỉnh Lạng Sơn

Chỉ tiêu

Giống

Bắp/cây (bp) Dài bắp (cm) ĐK bắp (cm) Hàng/bắp (hàng) Hạt/hàng (ht) KL.1000 hạt

(gam)

Xuân Hè Thu Xuân Hè Thu Xuân Hè Thu Xuân Hè Thu Xuân Hè Thu Xuân Hè Thu

VN2 - TB1425 1,01 1,00 16,7abc 14,9bc 4,6b 4,6b 13,4d 16,2a 29,3bc 28,9d 480,0a 360,6be VN3 - TB1426 0,98 1,01 15,0cd 16,1a 4,8ab 4,7ab 15,5ab 14,7cde 29,5bc 31,9bc 413,3d 398,7abc VN4 - TB1427 1,01 1,00 17,1a 16,2a 4,6b 4,5b 15,1bc 15,2bc 29,1c 31,4bcd 410,0d 366,7cde VN6 - TB1429 1,01 1,00 14,8d 15,6ab 4,7ab 4,8ab 16,2a 14,5de 32,4a 32,4bc 425,0dc 406,5ab VN9 - CNC686 1,01 1,00 17,0a 15,8ab 4,8ab 4,7ab 16,1a 14,3e 32,2a 35,6a 418,3dc 366,7cde VN10 - ĐH14 1,01 1,02 15,1bcd 16,0ab 4,7 ab 4,8ab 13,8d 15,5b 32,1a 30,3cd 421,7dc 373,2bcde VN11 - CN13 1,01 1,00 14,3d 16,5a 4,8ab 4,7ab 14,4dc 15,5ab 24,9d 33,1ab 453,3b 338,8e VN14 - LVN255 1,01 0,99 15,6abcd 15,8ab 4,8ab 5,0a 15,1bc 15,1bcd 31,2ab 31,4bcd 476,7a 410,3a NK67 (Đ/c 1) 1,01 1,02 15,2bcd 14,9bc 4,8a 4,5b 14,1dc 14e 29,2bc 32,5bc 473,3a 388,9abcd NK4300 (Đ/c 2) 1,01 1,01 16,9ab 13,8c 4,6b 4,7ab 14,3dc 14,1e 32,0a 30,6bcd 433,3c 376,5abcd P >0,05 >0,05 <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 CV% 1,6 1,2 6,5 4,4 2,7 3,8 4,1 2,6 3,6 4,9 2,6 5,4 LSD0,05 Ns Ns 1,8 1,2 0,22 0,3 1,0 0,7 1,9 2,7 19,4 34,8

3.3.1. S bp trên cây

Số bắp trên cây là một yếu tố cấu thành năng suất quan trọng. Ở cây ngô các

đốt hình thành lá thân đều mang mầm nách và phát triển thành hoa cái, số chùm hoa cái trên thân sẽ quyết định số bắp được hình thành, đây là yếu tố quyết định bởi tính di truyền, mật độ trồng và kỹ thuật canh tác. Nhưng trong quá trình phát triển chỉ có 1 - 2 mầm nách phía trên trở thành bắp hữu hiệu.

Qua theo dõi thí nghiệm cho thấy số bắp trên cây của các tổ hợp lai tham gia thí nghiệm biến động 0,98-1,01 bắp ở vụ Xuân và 0,99-1,02 bắp ở vụ Hè Thu. Qua xử lý thống kê cho thấy số bắp trên cây của các tổ hợp lai không có sự sai khác có ý nghĩa.

3.3.2. Chiu dài bp

Chiều dài bắp được đo từ đầu bắp tới múp bắp, chiều dài bắp là một chỉ tiêu quan trọng tỷ lệ thuận với năng suất, chiều dài bắp càng lớn thì khả năng cho năng suất càng cao và ngược lại. Chiều dài bắp phụ thuộc vào đặc tính di truyền của giống, điều kiện canh tác và đặc biệt là quá trình kết quả thụ phấn thụ tinh. Kết quả

theo dõi thí nghiệm cho thấy:

- Vụ Xuân: Các tổ hợp lai tham gia thí nghiệm có chiều dài bắp biến động từ

14,3 - 17,1 cm. Tổ hợp lai VN2 - TB1425, VN10 - ĐH14, VN14 - LVN255 có chiều dài bắp biến động từ 15,1 - 16,7 cm, tương đương so với các 2 giống đối chứng (NK67: 15,2 cm; NK4300: 16,9 cm). Các tổ hợp lai VN3 - TB1426, VN6 - TB1429, VN11 - CN13, có chiều dài bắp biến động từ 14,3 - 15,0 cm tương đương với giống đối chứng 1 (NK67) và thấp hơn so với đối chứng 2 (NK4300) , các tổ hợp lai còn lại VN4 - TB1427, VN9 - CNC686 có chiều dài bắp (17,1cm - 17,0cm) tương đương với đối chứng 2 (NK4300) và cao hơn đối chứng 1 (NK67).

- Vụ Hè Thu: Chiều dài bắp của các tổ hợp lai dao động từ 13,8-16,2cm. Các tổ

hợp lai VN3 - TB1426, VN4 - TB1427, VN11 - CN13 có chiều dài bắp (từ 16,1 - 16,5 cm) cao hơn so với 2 giống đối chứng (NK67: 14,9 cm; NK4300: 13,8 cm), các tổ hợp lai VN6 - TB 1429, VN9 - CN686, VN10 - ĐH14 có chiều dài bắp dao động (14,9 - 15,8 cm ) tương đương với đối chứng 1 (NK67) và cao hơn đối chứng 2 (NK4300).

3.3.3. Đường kính bp

Đường kính bắp ở cây ngô được đo ở phần giữa bắp, đường kính bắp phụ

thuộc vào đặc tính di truyền của giống và điều kiện chăm sóc; đường kính bắp lớn là cơ sở để hình thành số hàng hạt nhiều hơn nên có khả năng tạo ra năng suất cao, vì vậy các giống có đường kính bắp lớn thường có tiềm năng năng suất cao. Trần Văn Minh (1993) [12] cho rằng đường kính bắp là một trong những yếu tố tương quan thuận với năng suất.

- Vụ Xuân: Đường kính bắp của các tổ hợp lai dao động từ 4,6 - 4,8 cm và tương đương với 2 giống đối chứng ở mức độ tin cậy 95%.

- Vụ Hè Thu: Đường kính bắp của các tổ hợp lai dao động từ 4,5 - 5,0 cm. Tổ hợp lai VN14 - LVN255 có đường kính bắp đạt 5,0 cm tương đương với đối chứng 2 và cao hơn đối chứng 1. Các tổ hợp lai còn lại tương đương với 2 giống đối chứng ở mức độ tin cậy 95%.

3.3.4. S hàng ht trên bp

Số hàng hạt trên bắp là đặc điểm được quyết bởi đặc điểm di truyền của giống (giống khác nhau thì số hàng hạt trên bắp khác nhau), ít phụ thuộc vào điều kiện ngoại cảnh và được quyết định trong quá trình hình thành hoa cái. Số hàng trên chùm hoa cái được xác định ở thời kỳ cây ngô có 12 lá, tuy nhiên số hàng hạt chỉ được xác định sau quá trình thụ phấn thụ tinh diễn ra. Một hàng được tính khi có 50% số hạt so với hàng dài nhất. Số hàng ngô trên một bắp luôn là số chẵn do đặc

điểm của hoa ngô là hoa kép mọc thành từng đôi bông nhỏ, mỗi bông nhỏ có hai hoa nhưng một hoa bị thoái hóa chỉ còn một hoa tạo thành hạt.

- Vụ Xuân: Số hàng trên bắp của các tổ hợp lai tham gia thí nghiệm dao động từ 13,4 - 16,2 hàng. Trong thí nghiệm, tổ hợp lai VN3 - TB1426, VN6 - TB1429, VN9 - CNC686, VN14 - LVN255 có số hàng trên bắp từ (15,5 - 16,2 hàng) cao hơn so với 2 giống đối chứng NK67 và NK4300 (14,1 hàng; 14,3 hàng). Các tổ hợp lai còn lại tương đương với 2 giống đối chứng.

- Vụ Hè Thu: Số hàng trên bắp của các tổ hợp lai tham gia thí nghiệm dao

động từ 14,0 - 16,2 hàng/bắp. Các tổ hợp lai VN3 - TB1426, VN6 - TB1429, VN9 - CNC686 có số hàng trên bắp đạt từ 14,3 - 14,7 cm tương đương so với 2 giống đối

chứng NK67 và NK4300 ( 14,0 hàng; 14,1 hàng). Các tổ hợp lai còn lại số hàng hạt trên bắp đạt 15,1 - 16,2 hàng, cao hơn so với 2 giống đối chứng ở mức tin cậy 95%.

3.3.5. S ht trên hàng

Số hạt trên hàng được xác định ở hàng có chiều dài trung bình trên bắp. Số

hạt/hàng cũng là một yếu tố di truyền ảnh hưởng lớn đến năng suất. Số hạt trên hàng được xác định ở thời kỳ phun râu sau khi kết thúc quá trình thụ tinh. Đây là giai đoạn chịu nhiều ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh, trong điều kiện thuận lợi, quá trình tung phấn và phun râu ở cây ngô xảy ra đồng thời, hiệu quả của quá trình thụ phấn, thụ tinh cao, làm tăng số hạt trên hàng. Nếu gặp điều kiện bất thuận (nhiệt

độ cao, hạn, mưa bão,...) sẽ làm tăng khoảng cách tung phấn phun râu, giảm số hạt trên hàng hoặc nếu thời gian chênh lệch giữa tung phấn và phun râu của giống lớn làm cho quá trình thụ phấn thụ tinh diễn ra khó khăn, ảnh hưởng tới số noãn được thụ tinh, những noãn không được thụ tinh sẽ không có hạt và bị thoái hóa gây nên hiện tượng ngô đuôi chuột, đỉnh bắp không có hạt, làm giảm số hạt trên hàng.

Domasnhew P.P (1968) là người đầu tiên xác định số hạt trên hàng tương quan chặt với năng suất. Nghiên cứu của Trần Văn Minh (1993) [12] cũng cho rằng số hạt trên hàng tương quan thuận chặt với năng suất (r = 0,73). Chính vì vậy số hạt trên hàng là một trong những chỉ tiêu luôn được quan tâm trong chọn tạo giống.

Qua kết quả theo dõi chỉ tiêu số hạt trên hàng của các tổ hợp lai thí nghiệm ở

bảng 3.7 cho thấy:

- Vụ Xuân, các tổ hợp lai thí nghiệm có số hạt trên hàng biến động từ 24,9 - 32,4 hạt, qua phân tích thống kê cho thấy có sự sai khác có ý nghĩa ở mức P < 0,05 về chỉ tiêu số hạt trên hàng. Các tổ hợp lai VN2 - TB1425, VN3 - TB1427 có số hạt trên hàng tương đương với đối chứng 1, thấp hơn đối chứng 2; Các tổ hợp lai VN6 - TB1429, VN9 - CNC686, VN10 - ĐH14, VN14 - LVN255 có số hạt trên hàng đạt từ

(31,2 - 32,4 hạt) tương đương đối chứng 2 và cao hơn đối chứng 1; Các tổ hợp lai VN4 - TB1426, VN11 - CN13 có số hạt trên hàng thấp hơn so với 2 đối chứng. Tổ

hợp lai VN14 - LVN255 có số hạt trên hàng cao hơn đối chứng 1, tương đương đối chứng 2.

- Ở vụ Hè Thu: Các tổ hợp lai thí nghiệm có số hạt trên hàng biến động từ

ý nghĩa ở mức P < 0,05 về chỉ tiêu số hạt/hàng. Tổ hợp lai VN9 - CNC686 có số hạt trên hàng là 35,6 hạt cao hơn so với cả 2 giống đối chứng NK67 và NK4300 (32,5 hạt; 30,6 hạt); Tổ hợp lai VN2 - TB1425 có số hạt trên hàng (28,9 hạt) tương đương với đối chứng 2 (NK4300) và thấp hơn so với đối chứng 1 (NK67). Các tổ hợp lai còn lại có số hạt trên hàng dao động trong khoảng từ 30,3 - 33,1 hạt trên hàng tương

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của một số tổ hợp ngô lai triển vọng tại huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)