Trạng thái cây, trạng thái bắp, độ che kín bắp của các tổ hợp lai thí nghiệm

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của một số tổ hợp ngô lai triển vọng tại huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn (Trang 50)

Các chỉ tiêu trạng thái cây, trạng thái bắp và độ che kín bắp là chỉ tiêu rất quan trọng trong công tác chọn tạo giống, liên quan đến độ đồng đều, tính ổn định của giống ngô. Giống có trạng thái cây, trạng thái bắp tốt sẽ có tiềm năng năng suất cao. Trạng thái cây, trạng thái bắp được đánh giá theo phương pháp cảm quan, căn cứ vào độ đồng đều về chiều cao cây, chiều cao đóng bắp, kích thước bắp, mức độ

thiệt hại do sâu bệnh và tỉ lệđổ gẫy... Độ che kín bắp còn có ý nghĩa trong công tác bảo quản sau thu hoạch. Những chỉ tiêu này cũng khá quan trọng trong công tác chọn tạo giống ngô.

Để đánh giá toàn diện sinh trưởng, phát triển của các tổ hợp ngô lai tham gia thí nghiệm chúng tôi tiến hành theo dõi các chỉ tiêu trên và thu được kết quả ở bảng 3.4.

Bảng 3.4. Trạng thái cây, trạng thái bắp, độ che kín bắp của các tổ hợp lai thí nghiệm vụ Xuân và vụ Hè Thu năm 2014 tại huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn

Đơn vị tính: Điểm 1 - 5

Chỉ tiêu Giống

Trạng thái cây Trạng thái bắp Độ che kín bắp Xuân Hè Thu Xuân Hè Thu Xuân Hè Thu

VN2 - TB1425 1 1 1 2 1 2 VN3 - TB1426 2 2 2 1 2 2 VN4 - TB1427 2 1 2 2 2 3 VN6 - TB1429 2 1 2 2 2 2 VN9 - CNC686 1 2 1 1 2 2 VN10 - ĐH14 2 2 2 1 2 3 VN11 - CN13 2 1 1 2 1 2 VN14 - LVN255 2 1 1 1 1 2 NK67 (Đ/c 1) 1 1 1 1 1 1 NK4300 (Đ/c 2) 2 1 1 2 1 2 3.1.3.1. Trạng thái cây

Trạng thái cây được xác định khi lá cây còn xanh và bắp đã phát triển đầy

đủ, trạng thái cây là chỉ tiêu được đánh giá bằng phương pháp cảm quan theo thang

điểm từ 1 - 5 (điểm 1 tốt nhất - điểm 5 xấu). Đểđánh giá được chỉ tiêu này cần căn cứ vào các chỉ tiêu như: Chiều cao cây, chiều cao đóng bắp, độ đồng đều của cây, mức độ thiệt hại do sâu bệnh, tỷ lệ đổ gẫy... Vì vậy, giống có trạng thái cây tốt là giống có tiềm năng năng suất cao. Trạng thái cây được đánh giá khi cây còn xanh nhưng bắp đã phát triển đầy đủ và đang ở giai đoạn chín sáp, giống nào có trạng thái cây tốt có tiềm năng cho năng suất cao và ngược lại, tuy nhiên năng suất còn phụ thuộc vào các yếu tố khác.

Qua hai vụ nghiên cứu cho thấy trạng thái cây của các tổ hợp lai tham gia thí nghiệm được đánh giá ở cả 2 vụđều đạt từđiểm 1 - 2. Tổ hợp lai VN2 - TB1425 có trạng thái cây tốt nhất được đánh giá điểm 1 ở cả 2 vụ, tương đương với giống đối chứng 1 và tốt hơn giống đối chứng 2.

Tổ hợp lai VN9 - CNC686 có trạng thái cây tốt trong vụ Xuân nhưng vụ Hè Thu trạng thái cây lại kém hơn được đánh giá điểm 2. Các tổ hợp lai VN4 - TB1427, VN6 - TB1429, VN11 - CN13, VN14 - LVN255 ở vụ Xuân có trạng thái cây kém hơn so với vụ Hè Thu được đánh giá điểm 2 (vụ Hè Thu được đánh giá

điểm 1). Các tổ hợp lai VN3 - TB1426, VN10 - ĐH14 có có trạng thái cây kém hơn

ở cả 2 vụ thí nghiệm được đánh giá điểm 2.

3.1.3.2. Trạng thái bắp

Trong chọn tạo giống, trạng thái bắp là một chỉ tiêu quan trọng để chọn được giống có tiềm năng năng suất cao. Trạng thái bắp được đánh giá bằng phương pháp cảm quan và căn cứ các yếu tố như: Độ đồng đều của bắp, số hạt trên hàng, độ lớn của bắp và mức độ thiệt hại do nhiễm sâu bệnh... Giống nào có trạng thái bắp tốt là có khả năng cho tiềm năng năng suất cao, tuy nhiên còn phụ thuộc vào các yếu tố

cấu thành năng suất khác. Đây cũng là chỉ tiêu quan trọng vì bắp ngô là bộ phận thu hoạch chính, nếu trạng thái bắp tốt màu sắc hạt đẹp đáp ứng được thị hiếu của người tiêu dùng thì rất dễđược chấp nhận khi đưa ra sản xuất.

Kết quả theo dõi trạng thái bắp của thí nghiệm cho thấy: Các tổ hợp lai tham gia thí nghiệm ở cả 2 vụ có trạng bắp từ khá đến tốt được đánh giá ở thang điểm từ

1 - 2 điểm. Tổ hợp lai VN9 - CNC686 và VN14 - LVN255 có trạng thái bắp tốt nhất, đánh giá điểm 1 ở cả hai vụ thí nghiệm tương đương với giống đối chứng 1 và tốt hơn giống đối chứng 2; tổ hợp lai VN4 - TB1427, VN6 - TB1429 có trạng thái bắp khá được đánh giá điểm 2 ở cả 2 vụ thí nghiệm, xấu hơn 2 giống đối chứng. Các tổ hợp lai tham gia thí nghiệm còn lại đều có trạng thái bắp khá và tốt được

đánh giá điểm 1 và điểm 2.

3.1.3.3. Độ che kín bắp

Độ che kín bắp là chỉ tiêu được đánh giá trước khi thu hoạch theo thang điểm từ 1 - 5 điểm. Độ bao bắp được đánh giá thông qua sự bảo vệ của lá bi với bắp ngô;

lá bi có thể dài hơn bắp, bằng bắp hoặc ngắn hơn bắp, đây là đặc điểm được quy

định bởi giống. Lá bi có tác dụng ngăn cách hạt ngô với môi trường bên ngoài, hạn chế những tác động bất lợi của điều kiện ngoại cảnh như thời tiết khí hậu, sự xâm nhập của sâu bệnh hại. Những giống có lá bi dài che kín bắp thường có ưu điểm bảo vệ bắp tốt hơn, đặc biệt trong công tác bảo quản giống. Độ che kín bắp còn có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo quản bắp đặc biệt là phương pháp bảo quản truyền thống của một sốđồng bào dân tộc miền núi nơi sử dụng ngô làm lương thực chính.

Kết quả theo dõi độ che kín bắp của các thí nghiệm cho thấy: Độ che kín bắp của các tổ hợp lai tham gia thí nghiệm ở cả 2 vụ thí nghiệm được đánh giá ở thang

điểm từ 1 - 3 điểm. Trong đó, các tổ hợp lai VN2 - TB1425, VN11 - CN13 và VN14 - LVN255 có độ che kín bắp khá và tốt được đánh giá điểm 1 ở vụ Xuân và

được đánh giá điểm 2 ở vụ Hè Thu, độ che kín bắp của các tổ hợp lai trên tương

đương với giống đối chứng 1 ở cả hai vụ nghiên cứu. Tổ hợp lai VN3 - TB1427, VN10 - ĐH14 có độ che kín bắp kém nhất so với các tổ hợp lai trong thí nghiệm

được đánh giá đồng đều điểm 2 ở vụ Xuân và điểm 3 ở vụ Hè Thu; các tổ hợp lai còn lại có độ che kín bắp khá ở cả hai vụ và được đánh giá ở thang điểm 2. Nhìn chung phần lớn các tổ hợp lai có trạng thái cây, trạng thái bắp và độ che kín bắp đạt

điểm khá đến tốt.

3.2. Khả năng chống chịu của các tổ hợp lai thí nghiệm

Khả năng chống chịu là phản ứng của cây đối với sâu bệnh hại và điều kiện ngoại cảnh bất thuận như hạn hán, giá rét, sâu bệnh hại... khả năng chống chịu của cây trồng thường do các tính trạng đối lập với tính trạng quy định năng suất. Vì vậy, thường thì các giống ngô địa phương có khả năng chống chịu tốt hơn với các điều kiện ngoại cảnh bất thuận nhưng năng suất của các giống ngô địa phương lại thấp hơn so với các giống ngô lai cho năng suất cao. Trên thực tế sản xuất, tùy từng điều kiện canh tác cụ thể của từng địa phương mà người ta chọn tạo ra các giống ngô chống chịu với những nhân tố môi trường nhất định như chịu hạn, chịu úng, chống

đổ, chống chịu với sâu bệnh... Chọn tạo giống có khả năng chống chịu là một trong những biện pháp đảm bảo tăng sản lượng một cách toàn diện và vững chắc. Do vậy

đặc tính chống chịu của cây là một chỉ tiêu quan trọng luôn đặt ra trong các chương trình chọn tạo giống ngô mới.

Kết quả theo dõi một số chỉ tiêu chống chịu của các tổ hợp ngô lai tham gia thí nghiệm được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 3.5. Mức độ nhiễm sâu bệnh của các tổ hợp lai thí nghiệm vụ Xuân và vụ Hè Thu năm 2014 tại huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn Chỉ tiêu Giống Sâu đục thân (điểm 1 - 5) Sâu cắn râu (%) Bệnh khô vằn (%)

Xuân Hè Thu Xuân Hè Thu Xuân Hè Thu

VN2 - TB1425 2 1 32,7ab 8,2cb 9,9b 8,2cb VN3 - TB1426 2 1 32,6ac 8,0cbd 0,0c 8,0cdb VN4 - TB1427 3 2 21,0c 9,1b 11,7b 9,1b VN6 - TB1429 3 2 33,7ab 12,4a 0,0c 12,4a VN9 - CNC686 2 2 31,4b 5,5ced 0,0 c 5,5dec VN10 - ĐH14 3 1 13,1d 8,6cb 11,2b 8,6cb VN11 - CN13 2 2 35,6a 7,4cebd 0,0c 7,4bced VN14 - LVN255 2 1 8,6e 4,3e 0,0c 4,3e NK67 (Đ/c 1) 2 1 21,0c 5,8ced 14,9a 5,8dec NK4300 (Đ/c 2) 2 2 22,0c 4,9ed 15,7a 4,9ed P 0 0 <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 CV% 0 0 8,4 25,1 19,3 25,1 LSD0,05 0 0 3,6 3,2 2,1 3,2

3.2.1. Mc độ nhim sâu bnh ca các t hp lai trong thí nghim

Trong môi trường sống của cây trồng, ngoài yếu tố bất lợi của điều kiện khí hậu, cây trồng còn phải đối mật với những vi sinh vật gây bệnh như: Virus, vi

khuẩn, nấm mốc... Những sinh vật này có khả năng gây nên những tác hại rất lớn cho đời sống của cây trồng. Để tồn tại và phát triển tốt, cây trồng sẽ có những phản

ứng đối kháng với vi sinh vật gây bệnh, đây chính là khả năng chống chịu sâu bệnh. Việt Nam là nước nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, mưa nhiều rất thuận lợi cho cho sâu bệnh phát sinh, phát triển và gây hại đáng kể đến cây trồng. Hiện nay, sâu bệnh có khả năng chống chịu với nhiều loại thuốc khác nhau, mặt khác trên thị trường lại chưa có loại thuốc nào tiêu diệt triệt để tất cả các loại sâu bệnh. Do đó, chọn tạo giống ngô có khả năng chống chịu sâu bệnh là một trong những biện pháp kinh tế nhất, vừa giảm được sự phá hoại của sâu bệnh, vừa đảm bảo được môi trường trong sạch và sức khỏe cho con người.

Trong sản xuất ngô ở Việt Nam, sâu bệnh là một những nguyên nhân làm giảm năng suất ngô và giảm sản lượng trong quá trình bảo quản hạt. Theo tổ chức Nông lương Liên hợp quốc hàng năm tổng thiệt hại do sâu gây ra là 20 -30 tỷđô la (bằng 13 - 14% sản lượng), do bệnh gây ra là 24 – 25 tỷđô la (Nguyễn Đức Lương và cs, 2000) [10].

Ngô là cây trồng thuộc họ hòa thảo có khả năng sinh trưởng phát triển mạnh nhưng suốt quá trình sống nó cũng chịu sự phá hoại của rất nhiều loại sâu bệnh; ngoài cấu trúc hạt chứa nhiều tinh bột nên có rất nhiều loại sâu bệnh gây hại cả thân lá và hạt. Kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy các loại sâu hại ngô có thể lên đến 100 loài và có khoảng 100 loại bệnh hại trên cây ngô (Đường Hồng Dật, 2006) [3].

Việc theo dõi sự xuất hiện và mức độ gây hại của các loài sâu bệnh là cơ sở

khoa học đánh giá khả năng chống chịu sâu bệnh của giống; sự xuất hiện, mức độ

gây hại của các loài sâu bệnh trên cây ngô thay đổi phụ thuộc vào các giai đoạn sinh trưởng và mùa vụ. Từ kết quả theo dõi sự xuất hiện và mức độ gây hại của sâu bệnh trên cây trồng người tác sẽ xác định được được biện pháp phòng, trừ kịp thời, hiệu quả giúp cây trồng sinh trưởng, phát triển khỏe, cho năng suất và hiệu quả kinh tế

cao nhất. Một trong những biện pháp kinh tế vừa làm giảm sức phá hoại của sâu bệnh, vừa đảm bảo an toàn môi trường và sức khỏe con người là chọn tạo ra những

giống ngô mới có khả năng chống chịu sâu bệnh hại, do đó chúng tôi đã tiến hành theo dõi diễn biến sâu bệnh hại của các tổ hợp lai tham gia thí nghiệm.

Qua theo dõi tình hình sâu bệnh hại trong thí nghiệm ở cả 2 vụ Xuân và Hè Thu chúng tôi thấy trên đồng ruộng xuất hiện nhiều loại sâu bệnh hại đối với cây ngô, nhưng trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này chúng tôi tâp trung theo dõi khả năng chống chịu của cây ngô với một số loại sâu bệnh chính như: Sâu đục thân, sâu cắn râu, bệnh khô vằn.

3.2.1.1. Sâu đục thân ngô (Ostrinia nubilalis. Hubner)

Sâu đục thân là loài sâu ăn rộng, phân bố phổ biến rộng rãi ở hầu hết các vùng trồng ngô ở Việt Nam và thế giới. Cả hai loài Ostrinia Nubilalis, Ostrinia

Funacalis đều đục thân ngô, phá hoại nghiêm trọng ở tất cả các bộ phận trên cây như lá, bông cờ, râu, trừ rễ. Sâu đục thân ngô là loài ưa nhiệt độ và độ ẩm cao, vì vậy sâu xuất hiện trên đồng ruộng quanh năm nhưng phát sinh nhiều nhất vào các tháng mùa hè và mùa thu. Trong chu kỳ sinh trưởng, phát triển của cây ngô trên

đồng ruộng, có 2 giai đoạn xuất hiện và gây hại mạnh của sâu đục thân là thời kỳ 7 - 9 lá và trỗ cờ, sau khi ngô phun râu 2 tuần mật độ sâu bắt đầu giảm, triệu chứng dễ

phát hiện sâu đục thân là khi quan sát trên đồng ruộng thấy các lỗ đục gần như

thẳng hàng cắt ngang mặt lá. Sâu đục thân ở thời kỳ còn nhỏ (tuổi 1 và tuổi 2) sống trong nõn ngô, sâu non tuổi nhỏ ăn biểu bì lá làm cho cây giảm diện tích lá quang hợp, gặm rách lá và bông cờ hoặc cắn xiên thủng lá nõn. Tuổi 3 sâu đục vào thân, bắp non cắn đứt các mạch dẫn, làm giảm quá trình vận chuyển các chất dinh dưỡng, nước trong cây. Sâu đục thân phát triển mạnh nhất vào lúc ngô trỗ cờ và sau phun râu 2 tuần bắt đầu giảm, sâu có thể phát sinh rộng, thậm chí trên một cây ngô có tới 3 - 4 lỗđục. Những cây bị sâu đục thân khả năng chống đổ kém, thường bị gẫy khi gặp gió bão; bắp ngô bị sâu đục làm số lượng và khối lượng hạt giảm. Sâu đục thân thường phá hoại mạnh nhất vào cả 2 vụ Xuân và vụ Hè Thu.

Kết quả theo dõi tỷ lệ nhiễm sâu đục thân của các giống thí nghiệm cho thấy: - Vụ Xuân: Qua theo dõi thí nghiệm cho thấy sâu đục thân gây hại phổ biến trên tất cả các tổ hợp lai thí nghiệm, mức độ bị nhiễm sâu đục thân với mức độ nhẹ, tỷ lệ thấp <25%, được đánh giá ở điểm 2 và 3. Trong đó, các tổ hợp lai VN4 -

TB1427, VN6 - TB1429 và VN10 - ĐH14 có khả năng chống chịu sâu đục thân kém hơn, mức độ sâu gây hại cao hơn 2 đối chứng được đánh giá ở điểm 3; các tổ

hợp lai còn lại có khả năng chống chịu sâu đục thân tốt hơn, mức độ sâu gây hại tương đương 2 giống đối chứng được đánh giá là điểm 2.

- Vụ Hè Thu: Qua theo dõi cho thấy sâu đục thân gây hại ở tất cả các tổ hợp lai trong thí nghiệm ở mức thấp < 15% được đánh giá ởđiểm 1 và điểm 2. Trong đó

các tổ hợp lai VN2 - TB1425, VN3 - TB1426, VN10 - ĐH14 và VN14 - LVN255

có khả năng chống chịu sâu đục thân tốt, mức độ sâu gây hại thấp được đánh giá ở

thang điểm 1 tương đương với giống đối chứng 1, tốt hơn giống đối chứng 2; các tổ

hợp lai còn lại có khả năng chống chịu sâu đục thân kém hơn, được đánh giá điểm 2, kém hơn giống đối chứng 1 và tương đương đối chứng 2.

Qua theo dõi thí nghiệm, nhìn chung các tổ hợp lai tham gia thí nghiệm đều có khả năng chống chịu sâu đục thân tương đối tốt ở cả 2 vụ; các tổ hợp lai VN2 - TB1425, VN3 - TB1426 và VN14 - LVN255 có khả năng chống chịu sâu đục thân

ổn định ở cả 2 vụ thí nghiệm.

3.2.1.2. Sâu cắn râu (Heliothis zea và H.armigare)

Sâu cắn râu phát sinh nhiều lứa trong năm, thời kỳ chưa hình thành bắp loại sâu này ăn lá non, nhưng khi ngô phun râu chúng chỉ tập trung ở đầu bắp để cắn râu. Sâu cắn râu lại là loại gây ảnh hưởng trực tiếp tới năng suất, chất lượng ngô. Loài sâu này có thể tồn tại và gây hại trên diện rộng, khi phun râu sâu non cắn râu gây ảnh hưởng lớn đến quá trình thụ phấn, thụ tinh, năng suất và phẩm chất hạt. Đó

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của một số tổ hợp ngô lai triển vọng tại huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)