Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của một số tổ hợp ngô lai triển vọng tại huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn (Trang 32 - 37)

2.3.2.1. Thí nghiệm so sánh giống * Phương pháp bố trí thí nghiệm

Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh (RCBD) gồm 10 công thức với 3 lần nhắc lại. - Số ô thí nghiệm: 10 x 3 = 30 ô. - Diện tích ô thí nghiệm: 5m x 2,8m = 14,0m2. Sơ đồ bố trí thí nghiệm Dải bảo vệ Dải bảo vệ NL1 NL2 NL3 1 3 8 9 2 5 4 7 6 10 5 7 9 6 10 8 1 3 4 2 6 10 3 1 7 4 2 5 9 8 Dải bảo vệ Đường đi Trong đó: Tên công thức Tên tổ hợp, giống Tên công thức Tên tổ hợp, giống CT1: VN 2 - TB1425 CT6: VN 10 - ĐH14 CT2: VN 3 - TB1426 CT7: VN 11 - CN13 CT3: VN 4 - TB1427 CT8: VN 14 - LVN255 CT4: VN 6 - TB1429 CT9: NK 67 (Đối chứng 1) CT5: VN 9 - CNC686 CT10: NK 4300 (Đối chứng 2)

2.3.2.2. Quy trình kỹ thuật

Áp dụng quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về khảo nghiệm giá trị canh tác và sử

dụng của giống ngô QCVN 01-56:2011 của Bộ Nông nghiệp và PTNT.

* Phân bón:

- Công thức bón phân cho 01 ha: 10 tấn phân chuồng + 140 N + 90 P2O5 + 80 K2O/ha.

- Phương pháp bón phân:

+ Bón lót: Toàn bộ phân hữu cơ và phân lân + 1/4 lượng đạm. + Bón thúc lần 1 khi ngô 4 - 5 lá thật: 1/4 lượng đạm + 1/2 K2O. + Bón thúc lần 2 khi ngô 7 - 9 lá thật: 1/2 lượng đạm + 1/2 K2O.

* Phòng trừ sâu bệnh:

Chỉ phòng trừ sâu bệnh khi đến ngưỡng phòng trừ theo hướng dẫn chung của ngành Bảo vệ thực vật.

* Thu hoạch:

Thu hoạch khi ngô chín sinh lý (khi chân hạt có vết đen hoặc 75% số cây có lá bi khô). Tuy nhiên nếu thời tiết cho phép thì có thể thu hoạch muộn hơn.

2.3.2.3. Các chỉ tiêu nghiên cứu và phương pháp theo dõi

Các chỉ tiêu nghiên cứu và phương pháp theo dõi được tiến hành theo quy chuẩn Quốc gia về khảo nghiệm giá trị canh tác và sử dụng của giống ngô QCVN 01 - 56: 2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

* Định cây theo dõi

Mỗi ô thí nghiệm trồng 4 hàng, các chỉ tiêu nghiên cứu theo dõi trên hai hàng giữa. Mỗi công thức theo dõi 10 cây/lần nhắc lại, cây theo dõi được định vị ở hai hàng giữa, mỗi hàng 5 cây liên tiếp trừ 4 cây ởđầu hàng.

* Chỉ tiêu sinh trưởng

- Các giai đoạn sinh trưởng phát triển + Ngày gieo: Ngày gieo hạt.

+ Ngày mọc: Là ngày có > 50% số cây/ô mọc.

+ Ngày trỗ cờ: Là ngày có > 50% số cây/ô xuất hiện nhánh cuối cùng của bông cờ.

+ Ngày tung phấn: Là ngày > 50% số cây/ô có hoa từ 1/3 trục chính.

+ Ngày phun râu: Là ngày có > 50% số cây/ô phun râu (tính những cây bắp có râu dài 2 - 3 cm ngoài lá bi).

+ Ngày chín sinh lý (TGST): Là ngày có > 75% cây/ô có lá bi khô hoặc chân hạt có chấm đen.

* Chỉ tiêu hình thái, sinh lý

- Chiều cao cây cuối cùng (cm): Đo từ gốc sát mặt đất đến điểm phân nhánh cờ đầu tiên của bông vào giai đoạn chín sữa.

- Số lá/cây (lá): Đếm số lá/cây theo phương pháp đánh dấu lá thứ 3, lá thứ 6, 9,12,15...

- Chiều cao đóng bắp (cm): Trên 10 cây đã đo chiều cao, xác định chiều cao

đóng bắp bằng cách đo từ gốc mặt đất đến đốt mang bắp trên cùng (bắp thứ nhất). Chiều cao cây và chiều cao đóng bắp đo vào giai đoạn bắp chín sữa.

- Trạng thái bắp (điểm): Để xác định được chỉ tiêu này thì căn cứ vào các đặc tính như thiệt hại do sâu, bệnh, kích thước bắp, độ dầy hạt và đồng đều của bắp theo thang điểm 1 - 5. Điểm 1 là tốt nhất và điểm 5 là xấu nhất, việc đánh giá được thực hiện sau khi thu hoạch.

- Độ che kín bắp: Trước khi thu hoạch 1 - 3 tuần, khi bắp đã phát triển hoàn toàn, vỏ bọc đã khô, đánh giá độ che kín bắp theo thang điểm từ 1 đến 5. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Điểm 1: Rất kín - Lá bi che kín đầu bắp và kéo dài khỏi bắp. + Điểm 2: Kín - Lá bi che kín đầu bắp.

+ Điểm 3: Hơi hở - Lá bi che không kín, không bao chặt đến đầu bắp. + Điểm 4: Hở - Lá bi không che kín bắp để hở đầu bắp. + Điểm 5: Rất hở - Đầu bắp hở nhiều. - Dạng hạt: Cho điểm từ 1 đến 4. + Điểm 1: Đá. + Điểm 2: Bán đá. + Điểm 3: Bán răng ngựa. + Điểm 4: Răng ngựa.

- Màu sắc hạt: Cho điểm từ 1 đến 7. + Điểm 1: Trắng trong. + Điểm 2: Trắng đục. + Điểm 3: Vàng nhạt. + Điểm 4: Vàng. + Điểm 5: Vàng cam. + Điểm 6: Đỏ. + Điểm 7: Tím.

- Chỉ số diện tích lá (m2 lá/m2 đất): Đo chiều dài, chiều rộng của tất cả các lá của 10 cây theo dõi ở giai đoạn trỗ cờ.

Chỉ số diện tích lá = ∑ (Chiều dài lá x chiều rộng lá) x 0,75 x số cây/m2.

* Các chỉ tiêu chống chịu

- Khả năng chống đổ:

+ Gẫy thân: Tính (%) số cây gẫy dưới bắp, theo dõi vào thời kỳ cuối (trước khi thu hoạch), sau đó quy ra điểm.

Tỷ lệ gẫy thân (%) = Số cây bị gẫy X 100 Tổng số cây điều tra Thang điểm đánh giá: Điểm 1: Tốt < 5% cây gẫy. Điểm 2: Khá 5 - 15% cây gẫy. Điểm 3: Trung bình > 15% - 30% cây gẫy. Điểm 4: Kém > 30 -50% cây gẫy. Điểm 5: Rất kém > 50% cây gẫy.

+ Đổ rễ: Tính (%) số cây nghiêng ≥ 30o theo chiều vuông góc với mặt đất, theo dõi ở thời kỳ cuối (trước khi thu hoạch).

Tỷ lệđổ rễ (%) =

Số cây bịđổ

X 100 Tổng số cây điều tra

- Chỉ tiêu chống chịu sâu bệnh:

+ Sâu đục thân (%): Số cây bị sâu đục thân hại/ô (đếm cây có lỗ đục trên thân). Thang điểm đánh giá tỷ lệ sâu hại như sau:

Điểm 1: < 5% số cây bị sâu.

Điểm 2: 5 đến < 15% số cây bị sâu.

Điểm 3: 15 đến < 25% số cây bị sâu.

Điểm 4: 25 đến < 35% số cây bị sâu.

Điểm 5: 35 đến < 50% số cây bị sâu.

+ Sâu cắn râu: Đếm số bắp bị sâu cắn râu và tính (%) bắp bị hại.

+ Bệnh khô vằn: Tính (%) số cây bị hại/ô, theo dõi vào giai đoạn tạo hạt.

* Chỉ tiêu năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất

- Đếm tổng số cây và tổng số bắp thu hoạch trên ô.

Số bắp/cây = Tổng số bắp/tổng số cây trên ô lúc thu hoạch.

- Đường kính bắp (cm): Lấy ngẫu nhiên 30 bắp thứ nhất, đo ở giữa tất cả các bắp. - Chiều dài bắp (cm): Đo từđầu bắp đến múp bắp của 30 bắp mẫu.

- Số hàng/bắp: Một hàng được tính khi có > 50% số hạt so với hàng dài nhất.

Đếm 30 bắp mẫu.

- Số hạt/hàng: Đếm số hạt có chiều dài trung bình trên bắp của 30 bắp mẫu. Chỉđếm bắp thứ nhất của cây mẫu. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Xác định khối lượng 1000 hạt tươi (g): Sau thu hoạch đếm 2 mẫu, mỗi mẫu 500 hạt sau đó cân 2 mẫu được khối lượng M1, M2. Hiệu số của hai lần cân (mẫu nặng - mẫu nhẹ) chênh lệch nhau ≤ 5% so với khối lượng trung bình hai mẫu là chấp nhận được, kết quả: P1000 =M1 - M2. - Khối lượng 1.000 hạt khô: P1000 (14%) = M hạt tươi x (100 - Ao) 100 - 14 - Năng suất thực thu NSTT (tạ/ha) = Tỷ lệ hạt/bắp x M ô tươi x (100 - Ao) x 100 Sô x (100 - 14)

Trong đó: Ao: Ẩm độ khi thu hoạch.

P1000: Là khối lượng 1000 hạt ởẩm độ 14%. M ô tươi: Là khối lượng bắp của ô thí nghiệm. Sô (m2): Diện tích của thí nghiệm.

Tỷ lệ hạt/bắp: Là khối lượng hạt 10 bắp mẫu/khối lượng 10 bắp mẫu. Pô: Khối lượng bắp tươi/ô (kg).

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của một số tổ hợp ngô lai triển vọng tại huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn (Trang 32 - 37)