thí nghiệm
Quá trình sinh trưởng, phát triển của ngô được chia thành 2 giai đoạn: Sinh trưởng sinh dưỡng và sinh trưởng sinh thực.
- Giai đoạn sinh trưởng sinh Dưỡng - Vegetative (V): Là giai đoạn sinh trưởng đầu tiên của cây ngô. Khởi đầu của giai đoạn này là thời kỳ nảy mầm, đến mọc và kết thúc là thời kỳ trỗ cờ.
- Giai đoạn sinh trưởng sinh thực - reproductive (R): Được tính từ khi ngô phun râu đến khi ngô chín sinh lý, trong đó bao gồm quá trình phun râu, thụ tinh, phát triển hạt. Giai đoạn thụ phấn, thụ tinh kéo dài trong khoảng thời gian 8 - 12 ngày, giai đoạn này có ý nghĩa rất lớn quyết định đến năng suất của cây ngô.
Việc theo dõi quá trình sinh trưởng, nhận biết các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây ngô trên đồng ruộng có ý nghĩa rất lớn, là cơ sở để tác động các biện
pháp kỹ thuật canh tác hợp lý. Trong các giai đoạn sinh trưởng của cây ngô, giai
đoạn trỗ cờ, tung phấn, phun râu là giai đoạn vô cùng quan trọng, quyết định đến năng suất của giống.
Các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây ngô dài hay ngắn phụ thuộc vào giống và điều kiện ngoại cảnh. Theo dõi các giai đoạn sinh trưởng là cơ sở xác định thời vụ gieo trồng hợp lý để tạo điều kiện thích hợp nhất cho cây ngô sinh trưởng, phát triển tốt.
Bảng 3.1. Các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của các tổ hợp lai thí nghiệm vụ Xuân và vụ Hè Thu năm 2014 tại huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn
Đơn vị tính: Ngày Chỉ tiêu Giống Gieo đến trỗ cờ Gieo đến tung phấn Gieo đến phun râu Gieo đến chín sinh lý
Xuân Hè Thu Xuân Hè Thu Xuân Hè Thu Xuân Hè Thu
VN2 - TB1425 64 53 67 56 68 57 119 106 VN3 - TB1426 62 54 64 57 66 59 112 103 VN4 - TB1427 62 52 64 56 66 58 111 103 VN6 - TB1429 65 53 66 57 67 59 115 106 VN9 - CNC686 62 53 64 56 66 57 111 104 VN10 - ĐH14 62 53 64 56 66 58 111 104 VN11 - CN13 64 53 65 57 66 59 113 105 VN14 - LVN255 62 52 64 55 66 57 111 104 NK67 (Đ/c 1) 66 52 68 55 70 56 119 110 NK4300 (Đ/c 2) 67 53 68 56 70 57 119 110
3.1.1.1. Giai đoạn từ gieo đến trỗ cờ, tung phấn, phun râu
Trong các giai đoạn sinh trưởng của cây ngô trên đồng ruộng, trỗ cờ, tung phấn, phun râu là quá trình rất quan trọng ảnh hưởng đến khả năng thụ phấn, thụ
tinh và quyết định số hạt/bắp. Quá trình trỗ cờ, tung phấn, phun râu diễn ra đồng thời hay không phụ thuộc vào giống và điều kiện ngoại cảnh. Khoảng cách thời gian giữa 2 giai đoạn tung phấn và phun râu chênh lệch lớn sẽ làm cho bắp kết hạt kém.
Giai đoạn nở hoa ở cây ngô đòi hỏi điều kiện ngoại cảnh rất khắt khe, nhiệt
độ quá cao hoặc quá thấp đều làm cho hiệu quả của quá trình thụ phấn, thụ tinh giảm. Đối với cây ngô thì khoảng cách giữa tung phấn và phun râu càng ngắn thì càng có lợi cho thụ phấn, thụ tinh để hình thành hạt. Việc theo dõi chặt chẽđể chọn ra những tổ hợp lai có khoảng cách này chênh lệch ngắn nhất có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc khảo nghiệm, đánh giá để lựa chọn được tổ hợp lai phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.
* Giai đoạn từ gieo đến trỗ cờ
Giai đoạn trỗ cờ được tính khi xuất hiện nhánh cuối cùng của bông cờ, giai
đoạn này ảnh hưởng không nhỏđến năng suất của cây. Đây là giai đoạn cây hấp thụ
dinh dưỡng tối đa, lượng dinh dưỡng cây hấp thu trong thời kỳ này bằng 70 - 95% tổng lượng dinh dưỡng so với cả vòng đời cây hút. Khi cây ngô có biểu hiện xoáy nõn tức là cây đã chuẩn bị bước vào giai đoạn trỗ cờ (trước trỗ 10 - 15 ngày), trên
đồng ruộng cây ngô sinh trưởng, phát triển rất nhanh, đây là thời kỳ nhạy cảm nhất của cây ngô, nếu thiếu dinh dưỡng, gặp hạn sẽ làm giảm đáng kể số hạt trên bắp.
Kết quả theo dõi giai đoạn gieo đến trỗ của các giống thí nghiệm vụ Xuân và vụ Hè Thu năm 2014 tại bảng 3.1 cho thấy:
- Vụ Xuân: Thời gian từ gieo đến trỗ cờ của các tổ hợp lai thí nghiệm biến
động từ 62 - 65 ngày. Các tổ hợp lai VN3 - TB1426, VN4 - TB1427, VN9 - CNC686, VN10 - ĐH14, và VN14 - LVN225 có thời gian gieo đến trỗ cờ ở vụ
Xuân là 62 ngày ngắn hơn 4 ngày so với giống đối chứng 1 và ngắn hơn 5 ngày so giống đối chứng 2; các tổ hợp lai còn lại trong thí nghiệm có thời gian gieo đến trỗ
cờ ngắn hơn 2 giống đối chứng từ 1 - 2 ngày.
- Vụ Hè Thu: Thời gian từ gieo đến trỗ cờ của các tổ hợp lai dao động từ 52 - 54 ngày. Tổ hợp lai VN4 - TB1427 và VN14 - LVN255 có thời gian từ gieo đến trỗ
cờ là 52 ngày tương đương đối chứng 1. Phần lớn các tổ hợp lai còn lại có thời gian trỗ cờ dài hơn đối chứng 1 (1 ngày) và tương đương với đối chứng 2.
* Giai đoạn gieo đến tung phấn, phun râu.
Tung phấn, phun râu là giai đoạn quan trọng nhất ảnh hưởng đến quá trình thụ phấn thụ tinh và hình hình hạt ở cây ngô, số noãn thụ tinh được xác định trong
thời kỳ này. Quá trình tung phấn phun râu ở cây ngô diễn ra trong khoảng thời gian 5 - 8 ngày. Giai đoạn này yêu cầu về điều kiện ngoại cảnh (nhiệt độ, ẩm độ, ánh sáng, lượng mưa) rất nghiêm ngặt. Nhiệt độ thích hợp cho ngô thụ phấn, thụ tinh là 18 - 200C, ẩm độ thích hợp cho quá trình nở hoa ở cây ngô là 80%. Ở điều kiện nhiệt độ cao và ẩm độ không khí thấp sẽ làm hiệu quả của quá trình thụ phấn, thụ
tinh giảm. Hạt phấn sau khi rời khỏi bao phấn sức sống giảm rất nhanh.
Giai đoạn ra hoa nếu nhiệt độ nhỏ hơn 130C và lớn lơn 350C hạt phấn chết trong bao phấn, không diễn ra được quá trình thụ phấn, thụ tinh, không không hình thành được hạt sẽ gây nên hiện tượng ngô đuôi chuột. Nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp còn gây ảnh hưởng lớn hơn khi kết hợp với ẩm độ không khí thấp (<60%) (Nguyễn Thế Hùng và cs, 2006) [6].
- Giai đoạn gieo đến tung phấn
+ Vụ Xuân: Các tổ hợp lai có thời gian từ gieo đến tung phấn dao động từ
64 - 67 ngày, tất cả các tổ hợp lai trong thí nghiệm đều có thời gian từ gieo đến tung phấn ngắn hơn so với cả 2 giống đối chứng (68 ngày), các tổ hợp lai gồm VN3 - TB1426, VN4 - TB1427, VN9 - CNC686, VN10 - ĐH14 và VN14 - LVN255 có thời gian gieo đến tung phấn ở vụ Xuân là 64 ngày ngắn hơn 4 ngày so với 02 giống
đối chứng, các tổ hợp lai còn lại có thời gian từ gieo đến tung phấn ngắn hơn từ 1 - 3 ngày so với cả 2 giống đối chứng.
+ Vụ Hè Thu: Thời gian từ gieo đến tung phấn của các tổ hợp lai thí nghiệm dao động từ 55 - 57 ngày. Tổ hợp lai VN14 - LVN255 có thời gian gieo đến tung phấn ở vụ Hè Thu là 55 ngày, bằng giống đối chứng 1 (NK67) và ngắn hơn so giống đối chứng 2 (NK4300) là 1 ngày. Các tổ hợp lai VN2 - TB1425, VN4 - TB1427, VN9 - CNC686, VN10 - ĐH14 có thời gian từ gieo đến tung phấn ở vụ Hè Thu là 56 ngày, dài hơn 1 ngày so với giống đối chứng 1 và bằng giống đối chứng 2. Các tổ hợp lai VN3 - TB1426, VN6 - TB1429, VN11 - CN13 có thời gian từ gieo
đến tung phấn dài hơn 2 ngày so với đối chứng 1 và dài hơn 1 ngày so với đối chứng 2.
- Giai đoạn gieo đến phun râu.
Cây ngô bắt đầu phun râu khi thấy một vài râu ngô xuất hiện ở đầu lá bi của bắp. Thụ phấn có thể xảy ra khi những hạt phấn rơi được giữ lại trên râu mới phun.
Hạt phấn được giữ lại cần 24 giờ để mọc ống phấn từ râu đến noãn nơi xảy ra thụ
tinh. Thông thường cần 2 - 3 ngày để tất cả râu trên một bắp phun hết, đây là thời gian quyết định số hạt trên bắp, những hoa cái không được thụ tinh sẽ không cho hạt và bị thoái hóa.
Qua bảng 3.1 ta thấy thời gian từ gieo đến phun râu của các tổ hợp lai ở Vụ
Xuân và Vụ Hè Thu như sau:
+ Vụ Xuân: Thời gian từ gieo đến phun râu của các tổ hợp lai tham gia thí nghiệm dao động từ 66 - 68 ngày. Toàn bộ các tổ hợp lai trong thí nghiệm đều có thời gian từ gieo đến phun râu ngắn hơn so với cả 2 giống đối chứng từ 2 đến 4 ngày, các tổ hợp lai VN3 - TB1426, VN4 - TB1427, VN9 - CNC686, VN10-ĐH14, VN11 - CN13 và VN14 - LVN255 có thời gian gieo đến tung phấn ở vụ Xuân là 66 ngày ngắn hơn 04 ngày so với cả 2 giống đối chứng (NK67, NK4300: 70 ngày); các tổ hợp lai VN2 - TB1425, VN6 - TB1429 ngắn hơn từ 2 - 3 ngày so với 2 giống đối chứng.
+ Vụ Hè Thu: Thời gian từ gieo đến phun râu của các tổ hợp lai thí nghiệm là 57 - 59 ngày. Các tổ hợp lai VN2 - TB1425, VN9 - CNC686 và VN14 - LVN255 có thời gian gieo đến tung phấn ở vụ Hè Thu là 57 ngày dài hơn một ngày so với giống đối chứng 1 (56 ngày) và bằng giống đối chứng 2 (57 ngày); các tổ hợp lai còn lại trong thí nghiệm đều có thời gian từ gieo đến phun râu dài hơn 2 - 3 ngày so với cả 2 giống đối chứng.
* Khoảng cách từ tung phấn đến phun râu.
Khoảng thời gian giữa tung phấn đến phun râu cũng là yếu tố quyết định tỷ
lệ thụ phấn, thụ tinh của ngô. Thời gian phun râu thường sau tung phấn 1 - 5 ngày tuỳ thuộc vào giống và điều kiện ngoại cảnh. Hiện tượng tung phấn trước phun râu thường gặp ở Việt Nam và gọi là tính nhị chín trước (Protandry). Ngược lại phun râu trước tung phấn gọi là tính nhuỵ chín trước (Protogyny). Ở điều kiện nước ta, râu phun trong khoảng thời gian từ 5 - 12 ngày. Nếu thời gian chênh lệch giữa tung phấn và phun râu lớn làm cho quá trình thụ phấn thụ tinh diễn ra khó khăn, ảnh hưởng tới số noãn được thụ tinh. Những noãn không được thụ tinh sẽ không cho hạt và bị thoái hoá dẫn đến hiện tượng bắp đuôi chuột - bắp mà đỉnh cùi không kín hạt.
Nhìn chung các tổ hợp lai trong cả 2 vụ thí nghiệm có thời gian tung phấn phun râu tập trung, khoảng cách từ tung phấn đến phun râu chênh lệch không nhiều từ 1 đến 2 ngày rất thuận lợi cho quá trình thụ phấn, thụ tinh.
3.1.1.2. Giai đoạn gieo đến chín sinh lý
Sau quá trình thụ phấn, thụ tinh, hạt ngô được hình thành và phát triển, đến khi vật chất khô trong hạt dần được tích lũy đạt tối đa, hạt chín sinh lý. Giai đoạn chín sinh lý được xác định khi các hạt trên bắp đã đạt khối lượng khô tối đa. Giai
đoạn này lớp tinh bột đã tiến đến cùi và lớp sẹo đen được hình thành, đó là dấu hiệu kết thúc sự phát triển của hạt, thời gian này phụ thuộc vào nhiều yếu tố như giống,
điều kiện thời tiết, khí hậu, canh tác.... Nên thu ngô vào cuối thời kỳ sinh trưởng của giống để có năng suất cao và phẩm chất hạt tốt. Thời gian từ gieo đến chín sinh lý
được gọi là thời gian sinh trưởng.
Qua theo dõi thời gian gieo đến chín sinh lý của các tổ hợp lai ở vụ Xuân và vụ Hè Thu cho thấy:
- Vụ Xuân, thời gian từ gieo đến chín sinh lý của các tổ hợp lai thí nghiệm có thời gian sinh trưởng trung bình dao động từ 111 - 119 ngày. Trong đó, tổ hợp lai VN2 - TB1425 có thời gian sinh trưởng là 119 ngày tương đương với thời gian sinh trưởng của 2 giống đối chứng. Các tổ hợp lai VN4 - TB1427, VN9 - CNC686, VN10 - ĐH14, VN14 - LVN255 có thời gian sinh trưởng ngắn hơn so với cả hai giống đối chứng 8 ngày; các tổ hợp lai còn lại có thời gian sinh trưởng ngắn hơn so với cả 2 giống đối chứng 4 đến 7 ngày.
- Vụ Hè Thu, thời gian từ gieo đến chín sinh lý của các tổ hợp lai có thời gian sinh trưởng trung bình dao động từ 103 - 106 ngày. Trong đó, 2 tổ hợp lai VN3 - TB1426, VN4 - TB1427 có thời gian sinh trưởng ngắn nhất (103 ngày) ngắn hơn so với các tổ hợp lai khác và so với 2 giống đối chứng 7 ngày; các tổ hợp lai còn lại trong thí nghiệm đều có thời gian sinh trưởng ngắn hơn so với cả 2 giống đối chứng từ 4 - 6 ngày.
Như vậy, qua theo dõi thí nghiệm ở cả hai vụ cho thấy các tổ hợp lai tham gia thí nghiệm đều có thời gian sinh trưởng thuộc nhóm trung bình. (Ngắn nhất là 111 ngày ở vụ Xuân và 103 ngày ở vụ Hè Thu).
Các thời kỳ phát dục của các tổ hợp lai cũng thay đổi theo quy luật của thời gian sinh trưởng. Vụ Xuân thời gian từ gieo đến trỗ cờ, tung phấn, phun râu có xu hướng dài hơn vụ Hè Thu nhưng thời gian từ trỗ cờđến chín sinh lý lại ngắn hơn vì vụ Xuân thường gặp hạn và rét ở đầu vụ, còn vụ Hè Thu giai đoạn khi gieo đến trỗ
cờ gặp nhiệt độ và ẩm độ cao, hạt mọc nhanh, các thời kỳ sinh trưởng rút ngắn nhưng giai đoạn trỗ cờđến chín nhiệt độ và ẩm độ giảm dần, dẫn đến thời gian chín kéo dài hơn.