Kết quả thu mẫu và phân tích mẫu tại phòng thí nghiệm Bộ môn Sinh học và Bệnh thủy sản-Khoa Thủy Sản, Trường Đại học Cần Thơ đã thu mẫu được tổng số 17 ao (5 ao cá bị bệnh xuất huyết và 12 ao cá bị bệnh mũ gan) ở 3 tỉnh
Đồng Tháp, Vĩnh Long và Cần Thơ (xem bảng 4.1).
Bảng 4.1 Bảng kết quả thu mẫu cá tra bị bệnh.
Số ao thu được ở Đồng Tháp là 10 ao (1 ao bị bệnh xuất huyết), Vĩnh Long thu 4 ao (1 ao bệnh xuất huyết) và ở Cần Thơ thu 3 ao tất cả đều bị bệnh xuất huyết. Cá tra bị bệnh xuất huyết có dấu hiệu thường gặp nhất là xuất huyết ở
góc các vi, da, nắp mang, quanh miệng hay xuất huyết quanh mắt và phù mắt, mổ cá thấy thành bụng xuất huyết xoang bụng chứa nhiều dịch nhờn có mùi hôi thối (Hình 4.1).
Hình 4.1 Cá tra bị bệnh xuất huyết (xoang bụng, hậu môn, nắp mang xuất huyết và mắt lồi đục).
Kết quả phân tích mẫu vi sinh ở 5 ao cá bị bệnh xuất huyết đã phân lập được 28 chủng vi khuẩn Aeromonas (Đồng Tháp: 6 chủng; Vĩnh Long: 4 chủng; Cần Thơ: 18 chủng). Dựa vào dấu hiệu bệnh lý của cá lúc phân tích và hình STT Địa điểm Tổng số ao thu Số ao bệnh xuất huyết Số ao bệnh mủ gan Số chủng Aeromonas 1 Đồng Tháp 10 1 9 6 2 Vĩnh Long 4 1 3 4 3 Cần Thơ 3 3 0 18 Tổng cộng 17 5 12 28
thái khuẩn lạc đã chọn ra 8 chủng vi khuẩn đại diện (Đồng Tháp: 2 chủng; Vĩnh Long: 2 chủng; Cần Thơ: 4 chủng) (xem bảng phụ lục 1). Sau đó 8 chủng vi khuẩn phân lập được định danh bằng phương pháp sinh hóa truyền thống (xem bảng phụ lục 2) và bộ kit API 20E (xen bảng phụ lục 3) đã cho kết quả định danh là vi khuẩn A. hydrophila (kết quả từ đề tài của Trần Thanh Phú, 2009). Vi khuẩn sau đó được nuôi tăng sinh trong môi trường NB sau 24 giờ và trữ trong glycerol (50%) giữ ở (-20°C).