- Mẫu cá bệnh thu về phòng thí nghiệm Khoa Thủy sản, được giữ sống bằng cách bỏ vào thùng mướp có sục khí. Mỗi ao thu ít nhất 4 cá bệnh và 2 cá khỏe.
- Ghi nhận các dấu hiệu bên ngoài của cá: màu sắc, vết thương, điểm xuất huyết.
- Mổ cá ghi nhận biểu hiện của các cơ quan nội tạng: điểm xuất huyết, mùi, màu sắc các cơ quan nội tạng.
- Cấy vi sinh từ các cơ quan (gan, thận, tỳ tạng) lên môi trường NA (Nutrient agar) và môi trường đặc trưng Aeromonas agar + Ampicillin. Các thao tác được thực hiện bên ngọn đèn cồn và các dụng cụ được vô trùng, để trách tạp nhiễm.
- Ủ các đĩa môi trường ở nhiệt độ 28-30oC. Sau 18-24 giờ quan sát và ghi nhận hình dạng của khuẩn lạc, nếu đĩa cấy chưa thuần tiếp tục tách ròng sang đĩa NA đểđạt đĩa cấy thuần.
Sau đó nhuộm gram, xem tính di động, kiểm tra các chỉ tiêu cơ bản. Nếu vi khuẩn di động, gram âm, Oxidase dương tính, Catalase dương tính thì đem nuôi trong môi trường lỏng NB (5ml) sau 18-24 giờở 28-30oC.
Định danh vi khuẩn theo phương pháp truyền thống, các chỉ tiêu sinh hoá
được xác định theo phương pháp của Barrow và Feltham (1993). Sau đó định danh vi khuẩn bằng bộ kit API 20E.
Kết quảđịnh danh được 8 chủng A. hydrophila, sau đó trữ vi khuẩn trong ống eppendorf có chứa 50% glycerol (nước cất:glycerol tỷ lệ 1:1) giữở (-20oC).
STT Địa điểm Cơ quan phân lập Ký hiệu
1 Sa Đéc – Đồng Tháp Tỳ tạng SD(tt)
2 Sa Đéc – Đồng Tháp Thận SD(t)
3 Mang Thích – Vĩnh Long Tỳ tạng CA(tt)
4 Mang Thích – Vĩnh Long Thận CA(t)
5 Thốt Nốt – Cần Thơ Tỳ tạng TN(tt)
6 Thốt Nốt – Cần Thơ Thận TN(t)