- Chịu trách nhiệm định hướng, lập kế hoạch phát triển sản xuất kinh doanh
2.1.4 Khái quát về tình hình tài chính.
Trải qua 5 năm đầu thành lập,công ty cổ phần sản xuất bao bì và thương mại Thành hưng đã có nhiều sự nỗ lực cố gắng nhằm mục tiêu lợi nhuận lâu dài,nhất là trong giai đoạn kinh tế khó khăn như gần đây.Nhằm có cái nhìn tổng quan về công ty,chúng ta cần khái quát về tình hình tài chính để có thể đánh giá được mặt mạnh, mặt yếu cũng như các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình sản xuất kinh doanh của công ty từ đó có thể đưa ra những biện pháp góp phần duy trì những thành quả đã đạt được trong những năm gần đây cũng như ngày càng nâng cao hiệu quả kinh doanh trong tương lai.
Thông qua các chỉ tiêu đánh giá về khả năng thanh toán,khả năng hoạt động cũng như khả năng sinh lời dưới đây sẽ đem lại các con số cụ thể về tình hình tài chính của công ty trong những năm gần đây.
• Chỉ số về khả năng thanh toán
Bảng 2.2 Các chỉ số về khả năng thanh toán
STT Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
1 TS ngắn hạn (triệu đồng) 7.437 8.119 10.233 2 Nợ ngắn hạn (triệu đồng) 4.708 3.672 4.921 3 Hàng tồn kho (triệu đồng) 1.304 3.585 5.421
4 Khả năng thanh toán
nợ ngắn hạn 1,57 2,21 2,08
5 Khả năng thanh toán
nhanh 1,3 1,24 0,98
(Nguồn :Công ty cổ phần sản xuất bao bì và thương mại Thành Hưng)
Nhận xét:
Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn phản ánh việc công ty có thể đáp ứng nghĩa vụ trả các khoản nợ ngắn hạn bằng tài sản ngắn hạn hay không .Qua bảng số liệu tính toán ta có thể nhận thấy hệ số này của công ty trong 3 năm đều lớn hơn 1 và có nhiều biến động. Năm 2012, hệ số thanh toán nợ ngắn hạn tăng so với năm 2011, ở mức là 2,21, đó là do TSNH của công ty tăng với tốc độ lớn hơn tốc độ tăng của nợ ngắn hạn. Tuy nhiên, hệ số thanh toán nợ ngắn hạn năm 2013 có xu hướng giảm so với năm 2012. Nguyên nhân là do nợ ngắn hạn của công ty tăng lên nhiều hơn so với sức đảm nhiệm của TSNH.Tuy vậy hệ số này của doanh nghiệp vẫn lớn hơn 1,vì vậy công ty vẫn đảm bảo khả năng thanh toán nợ ngắn hạn bằng tài sản ngắn hạn của mình.
Hệ số khả năng thanh toán nhanh phản ánh việc công ty có thể thanh toán được các khoản nợ bằng tài sản ngắn hạn có thể chuyển thành tiền một cách nhanh nhất.Hệ số khả năng thanh toán nhanh của công ty có xu hướng giảm qua 3 năm, đặc biêt năm 2013, hệ số thanh toán nhanh đang nhỏ hơn 1 . Nguyên nhân là do lượng vốn bằng tiền của công ty ngày càng giảm qua các năm, và khoản mục hàng tồn kho thì tăng mạnh trong năm 2012 và năm 2013, trong khi đó nợ ngắn hạn cũng ngày càng tăng. Đối với công ty đây là dấu hiệu không tốt, việc hệ số thanh toán nhanh nhỏ hơn 1 cho thấy
thấy rủi ro tài chính của công ty bắt đầu xuất hiện và khả năng thanh toán nhiều khoản nợ đến hạn cùng một lúc của công ty đang có chiều hướng giảm dần và giảm sức cạnh tranh với các công ty khác.
• Chỉ số về khả năng hoạt động
Bảng 2.3 Các chỉ số về khả năng hoạt động
STT Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
1 Doanh thu thuần(triệu đồng) 17.947 17.224 18.985 2 Hàng tồn kho bình quân (triệu đồng) 1.238 2.444 4.503 3 Tổng tài sản bình quân(triệu đồng) 6.494 9.853 11.875 4 Vòng quay HTK (vòng) 14,5 7,05 4,22 5 Vòng quay tổng tài sản (vòng) 2,76 1,75 1,59
Nguồn : Công ty cổ phần sản xuất bao bì và thương mại Thành Hưng
Nhận xét:
Vòng quay HTK của công ty có chiều hướng xấu đi qua 3 năm gần đây, số vòng quay giảm mạnh điều này sẽ dẫn đến số ngày bình quân một vòng quay HTK cũng tăng lên. Năm 2012, doanh thu bán hàng giảm đi, công tác tiêu thụ của công ty gặp khó khăn dẫn tới lượng hàng tồn kho tăng lên nhiều so với năm 2011.
Năm 2013, mặc dù doanh thu bán hàng đã được cải thiện, nhưng tốc độ tăng của hàng tồn kho lớn hơn nhiều so với tốc độ tăng của doanh thu, điều này dẫn đến vòng quay hàng tồn kho giảm mạnh.
Tiếp theo là vòng quay tổng tài sản,vòng quay tổng tài sản phản ánh 1 đồng tài sản doanh nghiệp bỏ ra thu được bao nhiêu đồng doanh thu thuần,thể hiện hiệu quả của việc sản xuất kinh doanh của công ty.Chỉ tiêu này cũng có xu hướng giảm trong 3 năm gần đây,vòng quay tổng tài sản năm 2011 đạt mức 2,76 vòng nhưng sang đến
năm 2012 thì chỉ còn là 1,75 vòng,điều này là do doanh thu đạt được năm 2012 của công ty giảm nhẹ đi so với năm 2011 trong khi đó lượng tài sản của công ty lại được đầu tư thêm việc này chứng tỏ hiệu quả hoạt động của công ty ko đạt kết quả khả quan trong năm 2012.Sang năm 2013 chỉ tiêu này tiếp tục giảm nhẹ xuống mức 1,59 vòng trong năm 2013 doanh thu của công ty đã có sự tăng nhẹ trở lại nhưng khi xem xét với mức tăng của tài sản thì tốc độ tăng của doanh thu vẫn chưa theo kịp tốc độ tăng của tài sản dẫn đến chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản của công ty vẫn giảm nhẹ.
• Chỉ số về khả năng sinh lời
Bảng 2.4 Các chỉ tiêu về khả năng sinh lời
STT Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
1 Tổng tài sản bình
quân(triệu đồng) 6.494 9.853 11.875
2 VCSH bình quân
(triệu đồng) 3.448 5.188 6.809
3 Lợi nhuận sau thuế
(triệu đồng) 1.495 1.744 1.049
4 ROA 0,23 0,18 0,08
5 ROE 0,43 0,33 0,15
Nguồn : Công ty cổ phần sản xuất bao bì và thương mại Thành Hưng
Nhận xét:
Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản ROA là một tỷ số tài chính dùng để đo lường khả năng sinh lợi trên mỗi đồng tài sản của doanh nghiệp. Tỷ số lợi nhuận ròng trên tài sản phụ thuộc vào mùa vụ kinh doanh và ngành nghề kinh doanh
Ta thấy tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản năm 2012 là 0,18 giảm 21,7% so với năm 2011.Điều này có nghĩa năm 2012 thì 1 đồng tài sản chỉ tạo ra được 0,18 đồng lợi nhuận.Đến năm 2013,tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản giảm xuống chỉ còn 0,08 đồng trên 1 đồng tài sản bỏ ra,tương ứng giảm với tỷ lệ là 57,66% so với năm 2012.
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu ROE phản ánh hiệu quả mỗi đồng vốn chủ sở hữu trong kỳ có thể thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận.Hiệu quả vốn chủ sở hữu một mặt phụ thuộc vào hiệu quả của vốn kinh doanh hay có thể nói là phụ thuộc
trình độ sử dụng vốn,mặt khác phụ thuôc vào cơ cấu nguồn vốn hay trình độ tổ chức khai thác các nguồn vốn của công ty
Ta thấy tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu năm 2012 là 0,33 giảm đi 0,1 so với năm 2011.Điều này có nghĩa năm 2011,với 1 đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra thì thu được 0,43 đồng lợi nhuận sau thuế,đến năm 2012 thì 1 đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra chỉ thu được 0,33 đồng lợi nhuận sau thuế.Đến năm 2013 ROE tiếp tục giảm lúc này mỗi đồng vốn chủ sở hữu chỉ thu được 0,15 đồng lợi nhuận tương ứng giảm với tỷ lệ giảm là 54,55%.