Hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương.

Một phần của tài liệu Hạch toán nghiệp vụ kế toán ở Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng số 1 Hà Nội (Trang 40 - 43)

2. 1.4.Quan hệ của phòng kế toán trong bộ máy quản lý doanh nghiệp.

2.2.3.Hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương.

2.2.3.1. ý nghĩa, nhiệm vụ của hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương.

- ý nghĩa của việc hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương: Hạch toán lao động, tiền lương và các khoản trích theo lương được tổ chức tốt

+ Đảm bảo quản lý tốt quỹ lương, quỹ BHXH, đảm bảo cho việc trả lương và BHXH đúng nguyên tắc, đúng chế độ

+ Khuyến khích người lao động nâng cao năng suất lao động

+ Tạo điều kiện tính và phân bổ chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương vào giá thành sản phẩm được chính xác

- Nhiệm vụ của kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương:

+ Ghi chép, phản ánh kịp thời, chính xác số lượng về lao động, thời gian lao động, kết quả lao động của từng người, từng bộ phận

+ Tính và phân bổ chính xác tiền lương và các khoản trích theo lương cho các đối tượng tính giá thành

+ Thực hiện đầy đủ việc hạch toán ban đầu về lao động, tiền lương theo đúng quy định + Lập các báo cáo về lao động và tiền lương kịp thời, chính xác

+ Phân tích tình hình sử dụng quỹ lương, xây dựng phương án trả lương hợp lý nhằm kích thích người lao động nâng cao năng suất lao động, tiết kiệm chi phí, nâng cao chất lượng sản phẩm.

+ Phân tích tình hình quản lý sử dụng lao động cả về số lượng, thời gian, năng suất, trên cơ sở đó đề xuất các biện pháp thích hợp để nâng cao hiệu quả sử dụng lao động. - Phân loại công nhân viên:

+ Bộ phận văn phòng + Bộ phận kỹ thuật

+ Bộ phận nhân công trực tiếp + Bộ phận nhân công gián tiếp.

2.2.3.2. Hình thức trả lương, cách tính lương:

Tiền lương là vấn đề hết sức nhạy cảm trong doanh nghiệp và cũng là nội dung quan trọng chi phối nhiều vấ đề khác trong quản lý và điều hành sản xuất của Công ty. Đối với cá nhân người lao động, tiền lương thỏa mãn đời sống vật chất và tinh thần cho họ và cũng là thước đo đánh giá sự khẳng định của người lao động. Vì vậy chính sách tiền lương phải đảm bảo được các mục tiêu, ý nghĩa của nhân tố tiền lương. Việc tính lương được thực hiện theo nhiều hình thức khác

nhau tùy theo đặc điểm hoạt động kinh doanh, tính chất công việc và trình độ quản lý. Trên thực tế, Công ty thường áp dụng hình thức trả lương sau:

- Hình thức trả lương theo thời gian : là hình thức trả tiền lương theo thời gian làm việc, cấp bậc kỹ thuật và thang lương của người lao động. Theo hình thức này, tiền lương thời gian, tiền lương phải trả được tính bằng: + Đối với lao động gián tiếp:

Lương thời gian =

Mức lương tối thiểu x hệ số lương x số ngày làm việc thực tế

Số ngày làm việc trong tháng theo chế độ Trong đó:

+ Mức lương tối thiểu được quy định là:

Tổng hệ số = hệ số chung + hệ số cấp bậc, chức vụ, học vụ. Hệ số chung của Công ty là 3,8.

Những người có chức vụ và cán bộ làm nghiệp vụ có học vị được cộng thêm như sau:

Cấp bậc, chức vụ, học vị Hệ số

Giám đốc 3,4

Phó giám đốc 2,6

Trưởng phòng, kế toán trưởng 2

Phó phòng 1,6

Kỹ sư, đại học 1,2

Cao đẳng, trung cấp 0,8

- Đối với lao động trực tiếp: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Lương = tiền lương ngày x số ngày thực tế.Tiền lương ngày = Tiền lương tháng/ số ngày làm việc trong tháng theo chế độ.

2.2.3.3. Hạch toán tổng hơp và chi tiết tiền lương:

a. Chứng từ sổ sách kế toán:

+ Bảng chấm công, bảng thanh toán tiền lương, bảng tổng hợp lương + Phiếu nghỉ hưởng BHXH, bảng thanh toán BHXH

+ Bảng phân bổ tiền lương và BHXH b. Tài khoản sử dụng:

1) Hàng tháng tính tiền lương, phụ cấp, tiền thưởng… Nợ TK 622, 627, 641, 642, 241, 623

Có TK 334

2) Tính tiền thưởng phải trả cho công nhân viên từ quỹ khen thưởng. Nợ TK 431

Có TK 334

3) Các khoản khấu trừ vào lương công nhân viên. Nợ TK 334(1)

Có TK 333 (3335), 141, 138 (1388), 338 (3382, 3383)

4) Xuất quỹ trả lương (hoặc tạm ứng lương kỳ I) và các khoản khác cho NLĐ.

Nợ TK 334

Có TK 111, 112

5) Cuối kỳ kết chuyển số lương công nhân viên đi vắng không lĩnh Nợ TK 334

Sơ đồ hạch toán chi phí nhân công trực tiếp tại doanh nghiệp xây dựng: Trích trước tiền lương

Một phần của tài liệu Hạch toán nghiệp vụ kế toán ở Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng số 1 Hà Nội (Trang 40 - 43)