Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng môi trường nước trên địa bàn xã sơn cẩm huyện phú lương tỉnh thái nguyên (Trang 27 - 30)

4.1.1.1. Vị trí địa lý

Xã Sơn Cẩm nằm ở phía Nam của huyện Phú Lương, có địa giới hành chính giáp ranh như sau:

- Phía Đông giáp với xã Hóa Thượng – Huyện Đồng Hỷ và xã Cao Ngạn – Thành Phố Thái Nguyên.

- Phía Nam giáp với Phường Tân Long – Thành Phố Thái Nguyên. - Phía Tây giáp với xã Cổ Lũng - huyện Phú Lương.

- Phía Bắc giáp với xã Vô Tranh – huyện Phú lương và xã Minh Lộc - huyện Đồng Hỷ.

Xã có 19 xóm; nằm ở vùng Nam của huyện Phú Lương giáp ranh với Phường Tân Long - Thành phố Thái Nguyên, có tuyến quốc lộ 3 chạy qua, đường quốc lộ 3 nối 1B Phú Lương đi Đồng Hỷ và tuyến đường liên xã Sơn Cẩm đi Vô Tranh là nơi tập trung nhiều đầu mối giao thông liên tỉnh, liên huyện, liên xã. Là xã được xác định là vùng động lực trung tâm có tiềm năng thế mạnh để phát triển kinh tế.

4.1.1.2. Địa hình, địa mạo

Xã Sơn Cẩm nằm trong vùng Nam của huyện Phú Lương, thuộc vùng tương đối, thuộc vùng tương đối bằng phẳng hơn so với các vùng khác của huyện, độ dốc thường dưới 15o, đặc điểm địa hình xã mang đặc điểm của địa hình vùng trung du miền núi Bắc Bộ.

Trên bản đồ địa hình xã Sơn Cẩm có địa hình núi, đồi thấp xen kẽ với đồng bằng, địa hình thấp dần từ phía Tây xuống phía Đông Nam.

4.1.1.3. Khí hậu, thời tiết

Theo số liệu quan trắc của trạm khí tượng thủy văn Thái Nguyên qua một số năm gần đây cho thấy xã Sơn Cẩm nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, thời tiết chia làm 4 mùa, song chủ yếu là 2 mùa chính: mùa mưa và

mùa khô. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.

Chế độ nhiệt: Nhiệt độ trung bình trong năm khoảng 23,3oC, tất cả các tháng trong năm nhiệt độ bình quân đều trên 15oC, chênh lệch nhiệt độ giữa các tháng trong năm tương đối cao (tháng có nhiệt độ cao nhất so với tháng có nhiệt độ thấp nhất chênh nhau 14o). Tổng tích ôn khoảng 8.000oC. Tổng số giờ nắng trong năm trung bình khoảng 1.300 giờ và phân bố không đều giữa các tháng trong năm. Tháng có số giờ nắng trung bình thấp nhất là vào tháng 2 với tổng số giờ nắng là 41 giờ, tháng có số giờ nắng cao nhất là tháng 6 có 185 giờ nắng.

Chế độ mưa: Do thuộc vùng Đông Bắc – Bắc Bộ nên chế độ mưa ở đây mang những đặc trưng sau:

- Từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau là mùa khô, lượng mưa ít, chỉ chiếm 15% tổng lượng mưa cả năm.

- Từ tháng 5 đến tháng 11 là mùa mưa, lượng mưa lớn, chiếm tới 85% tổng lượng mưa cả năm.

- Tháng 7 và tháng 8 có lượng mưa lớn nhất (chiếm gần 40% lượng mưa cả năm) lại trùng với mùa mưa bão nên thường xảy ra lũ lụt, ngập úng.

Lượng mưa trung bình đạt 2.020 mm/năm. Tuy nhiên lượng mưa phân bố không đều trong năm. Mùa mưa chiếm tới 85% lượng mưa cả năm.

Lượng bốc hơi và độ ẩm: Đây là vùng có lượng bốc hơi lớn. Lượng bốc hơi trung bình nhiều năm là 985,5 mm.

- Lượng bốc hơi trung bình tháng là 84mm.

- Lượng bốc hơi tháng cao nhất (tháng 5) là 99,9 mm. - Lượng bốc hơi tháng thấp nhất (tháng 3) là 62,7 mm.

Nhìn chung chênh lệch lượng bốc hơi giữa các tháng trong năm ít hơn so với chênh lệch lượng mưa.

Hệ thống thuỷ văn

Chế độ thủy văn của xã chịu ảnh hưởng chính của Sông Đu và sông Cầu. Sông Cầu chảy qua xung quanh phía Đông xã và Sông Đu chảy ngang

qua giữa xã tách xã làm hai phần và nối sông Giang Tiên với sông Cầu. Đây là hai tuyến đường thủy quan trọng để vận chuyển hàng hóa, vật liệu xây dựng, lưu thương với các vùng phụ cận…

Ngoài ra xã còn có hệ thống kênh cấp 1 và một số khe suối, hồ đập nằm rải rác trong xã để cung cấp nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt.

4.1.1.4 Các nguồn tài nguyên

Tài nguyên đất

Theo kết quả điều tra và tổng hợp trên bản đồ thổ nhưỡng 1/25.000 của huyện trên địa bàn xã có những loại đất chính sau:

- Đất phù sa không được bồi(P): Phân bổ chủ yếu ở khu vực phía Đông Nam xã có diện tích là 150 ha, độ dốc < 30 chiếm 8,92% diện tích tự nhiên.

- Đất dốc tụ (D): Phân bố chủ yếu ở vùng phía Nam của xã có diện tích là 199,30 ha, độ dốc < 30 chiếm 11,85% tổng diện tích tự nhiên. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Đất nâu vàng trên phù sa cổ (Fp): Phân bố chủ yếu vùng phía Đông xã có diện tích là 597,94 ha, độ dốc 30

÷80, chiếm 35,55% tổng diện tích tự nhiên.

- Đất đỏ vàng trên phiến thạch sét (Fs): phân bố chủ yếu ở vùng trung tâm xã có diện tích là 248,7 ha, độ dốc từ 80

÷200, chiếm 14,78% diện tích đất tự nhiên.

- Đất vàng nhạt trên đá cát (Fq): Phân bố chủ yếu ở vùng phía Đông Bắc và phía Tây Nam xã có diện tích là 398,60 ha, độ dốc từ 80

– 150, chiếm 27,65% diện tích đất tự nhiên xã.

Như vậy tài nguyên đất của xã Sơn Cẩm khá đa dạng, đất bằng có độ dốc <80 tương đối thuận lợi cho sản xuất cây trồng hàng năm có diện tích khoảng 947,24 ha, chiếm 56,32 % diện tích tự nhiên. Diện tích thích hợp với trồng cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả và lâm nghiệp có khoảng 650,00 ha, chiếm 38,64% diện tích tự nhiên.

Tài nguyên nước

Trên địa bàn xã có 2 nguồn nước chủ yếu phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân là nguồn nước mặt và ngồn nước ngầm.

- Nguồn nước mặt: Xã Sơn Cẩm có nguồn nước mặt tương đối phong phú. Trên địa bàn xã có sông Cầu chảy quanh phía Đông xã và sông Đu chảy ngang qua giữa xã. Đây là nguồn nước mặt chính cung cấp cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trong xã. Ngoài ra với lượng mưa trung bình năm khoảng 2.020 mm, lượng nước mưa trên được đổ vào các sông, suối, kênh mương, hồ, ao tạo nên nguồn nước mặt càng phong phú.

- Nguồn nước ngầm: Kết quả khảo sát nghiên cứu cho thấy ở đây có trữ lượng nước ngầm tương đối dồi dào và chất lượng tốt. Nhưng hiện nay việc khai thác sử dụng nguồn nước ngầm còn nhiều hạn chế.

Nguồn nước của xã Sơn Cẩm tương đối dồi dào nhưng do điều kiện địa hình phân cách mạnh, chỗ trũng thừa nước gây ngập úng, chỗ cao thiếu nước gây hạn hán nên diện tích chỉ sản xuất được 1 vụ còn nhiều. Mặt khác, hiện nay thảm thực vật rừng che phủ thấp, nên vào mùa mưa dòng chảy tăng gây ra khả năng lũ lụt lớn, ngược lại trong mùa khô dòng chảy lại cạn kiệt gây ra thiếu nước, gây hạn hán.

Tài nguyên nhân văn

Xã có 8 dân tộc anh em cùng sinh sống, trong đó người kinh đông nhất, chiếm tới 60%, còn lại là người Tày, người Nùng, Sán Dìu, Hoa, Cao Lan, H Mông, Sán Trí. Có thể nói xã là địa bàn cư trú lâu đời của cộng đồng các dân tộc anh em, là xã có bản sắc dân tộc đa dạng.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng môi trường nước trên địa bàn xã sơn cẩm huyện phú lương tỉnh thái nguyên (Trang 27 - 30)