Nguồn nước mặt trên địa bàn xã Sơn Cẩm được cung cấp bởi hệ thống sông Cầu, suối nhỏ, hồ, ao, kênh mương. Qua quá trình khảo sát thực địa, quan sát và đánh giá theo cảm quan, nguồn nước mặt của xã đang có dấu hiệu ô nhiễm, đặc biệt ở các khu vực trung tâm xã, đông dân cư và có tốc độ phát triển kinh tế cao.
Qua quan sát đoạn sông Cầu chảy qua địa bàn xã, nước sông có màu xanh đậm, không có mùi khó chịu nhưng có sự hiện diện của các loài thực vật thủy sinh như rêu, rong,... Qua đánh giá cảm quan nước vẫn có chất lượng khá tốt nhưng đang có dấu hiệu ô nhiễm. Nguyên nhân các hộ dân ở gần sông hầu hết đều dẫn nước thải ra sông cùng với nước thải nông nghiệp.
Các kênh mương: Tại các đoạn kênh mương gần khu vực đông dân cư, nước có màu đen và có mùi khó chịu; tại các đoạn kênh mương ở khu vực có ít dân cư và chảy qua các cánh đồng, nước không có màu hay mùi lạ, tuy nhiên tại các khu vực này lại chứa nhiều các bao bì thuốc bảo vệ thực vật đã sử dụng, xác thực vật (cỏ dại),... Tuy tại khu vực này chưa bị ô nhiễm nhưng nếu người dân vẫn tiếp tục thải các bao bì thuốc BVTV, xác thực vật xuống nguồn nước thì chất ô nhiễm sẽ được tích tụ theo thời gian và gây ô nhiễm nguồn nước.
Tại các hồ, ao: Trong các ao trên địa bàn xã, phần lớn trong các ao quan sát được nước có màu xanh nhạt, các ao của các hộ gia đình chăn nuôi lợn nước có mùi khó chịu bốc lên. Qua đánh giá cảm quan, nước ao trên địa bàn xã có chất lượng khá tốt. Nguyên nhân là do các hộ gia đình hầu hết thải trực tiếp nước thải sinh hoạt, nước thải chăn nuôi chưa qua xử lý xuống ao.
Đánh giá chung: Môi trường nước mặt trên địa bàn xã đã có dấu hiệu bị ô nhiễm nhẹ, đặc biệt tại các khu vực đông dân cư. Tại các khu vực thưa dân cư, môi trường nước mặt hiện vẫn có chất lượng khá tốt. Môi trường nước
mặt sẽ bị ô nhiễm và ô nhiễm nặng thêm nếu không được quản lý tốt và có các biện pháp phòng ngừa hợp lý do chất thải sinh hoạt, chăn nuôi, nước thải của hoạt động tiểu thủ công nghiêp, phế phẩm nông nghiệp,... thải vào môi trường khi chưa được xử lý.
Để đánh giá hiện trạng nước mặt tại xã Sơn Cẩm tôi tiến hành lấy 4 mẫu nước mặt điển hình đại diện cho 4 khu vực xã.
4.3.1.1. Hiện trạng chất lượng nước mặt tại điểm quan trắc suối Phượng Hoàng
Suối Phượng Hoàng là ranh giới tự nhiên giữa xã Sơn Cẩm huyện Phú Lương và xã An Khánh huyện Đại Từ. Đây là một lưu vực nhỏ thuộc Sông Cầu . Lưu vực này chịu tác động trực tiếp các nguồn xả thải của các hoạt động khai thác than các hoạt động cụm công nghiệp An Khánh 1 và nhà máy xi măng Quan Triều.
Bảng 4.2: Hiện trạng chất lượng nước mặt tại điểm quan trắc suối Phượng Hoàng
S TT
Tên chỉ
tiêu Đơn vị Phương pháp phân
tích Kết quả phân tích 08:2008/TNMT QCVN (GTGH A2) Mẫu MN- 04 1 pH - TCVN 6492 - 1999 7,1 6-8,5 2 Fe mg/l TCVN 6177 -1996 0,3 1 3 COD mg/l TCVN 6491 - 1999 8,5 15 4 As mg/l TCVN 6626 -2000 0,005 0,02 5 Coliform VK/100ml TCVN 6187 - 1996 3700 5000 6 Pb mg/l TCVN 6193 - 1996 0,005 0,02 7 BOD5 mg/l TCVN 6001 - 1995 5 6 8 TSS mg/l TCVN 6625 -1-1996 55,3 30
Qua kết quả phân tích ta thấy tất cả các chỉ tiêu PH, Fe, COD, BOD5, As Coliform, Pd. Riêng có chỉ số TSS vượt quá QC 08/2008- BTNMT gấp 1,8. Đều nằm trong giới hạn cho phpes đối với nước sinh hoạt. Tuy nhiên tại khu vực quan trắc suối Phượng Hoàng là một phụ lưu của sông Cầu dọc theo ranh giới của xã nhưng theo kết quả phân tích trên ta thấy hiện tại suối Phượng Hoàng chưa gây ảnh hưởng đến chất lượng nước trong khu vực.
4.3.1.2 Hiện trạng chất lượng nước mặt tại điểm quan trắc sông Đu
Sông Đu là một phụ lưu của sông Cầu, với chiều dài chảy qua địa phận xã ảnh hưởng đến chất lượng nước, là một con sông tiếp nhận nhiều nguồn phát thải trên địa bàn xã.
Bảng 4.3: Hiện trạng chất lượng nước mặt tại điểm quan trắc sông Đu
STT Tên chỉ
tiêu Đơn vị Phương pháp phân
tích Kết quả phân tích QCVN 08:2008/TNMT (GTGH A2) Mẫu MN- 01 1 pH - TCVN 6492 - 1999 7,2 6-8,5 2 Fe mg/l TCVN 6177 -1996 0,164 1 3 COD mg/l TCVN 6491 - 1999 12,6 15 4 As mg/l TCVN 6626 -2000 0,005 0,02 5 Coliform VK/100ml TCVN 6187 - 1996 2100 5000 6 Pb mg/l TCVN 6193 - 1996 0,005 0,02 7 BOD5 mg/l TCVN 6001 - 1995 6,1 6 8 TSS mg/l TCVN 6625 -1-1996 34,3 30
Qua kết quả phân tích ta thấy tất cả các chỉ tiêu PH, Fe, COD, BOD5, As Coliform, Pd. Riêng có chỉ số TSS vượt quá QC 08/2008- BTNMT gấp 1,4. Đều nằm trong giới hạn cho phépđối với nước sinh hoạt. Tuy nhiên tại khu vực quan trắc Sông Đu là một phụ lưu của sông Cầu nhưng theo kết quả phân tích trên ta thấy hiện tại sông Đu chưa gây ảnh hưởng đến chất lượng nước trong khu vực.
4.3.1.3.Hiện trạng chất lượng nước mặt tại điểm quan trắc sông Cầu
Sông Cầu là có thủy vực rộng , ảnh hưởng rất lớn và quyết định đến chất lượng nước mặt. Sông cầu chảy qua địa phận xã chia xã thành 2 tiểu vùng . Các hoạt động xả thải xung quanh lưu vực sẽ ảnh hưởng lớn đến chất lượng nước mặt tại đây.
Bảng 4.4: Hiện trạng chất lượng nước mặt tại điểm quan trắc sông Cầu
STT Tên chỉ
tiêu Đơn vị Phương pháp phân
tích Kết quả phân tích QCVN 08:2008/TNMT (GTGH A2) Mẫu MN- 02 1 pH - TCVN 6492 - 1999 7,3 6-8,5 2 Fe mg/l TCVN 6177 -1996 0,181 1 3 COD mg/l TCVN 6491 - 1999 10,6 15 4 As mg/l TCVN 6626 -2000 0,005 0,02 5 Coliform VK/100ml TCVN 6187 - 1996 2200 5000 6 Pb mg/l TCVN 6193 - 1996 0,005 0,02 7 BOD5 mg/l TCVN 6001 - 1995 5,3 6 8 TSS mg/l TCVN 6625 -1-1996 30,1 30
Qua kết quả phân tích ta thấy tất cả các chỉ tiêu PH, Fe, COD, BOD5, As Coliform, Pd. Riêng có chỉ số TSS vượt quá QC 08/2008- BTNMT gấp 1.003lần. Đều nằm trong giới hạn cho phépđối với nước sinh hoạt. Tuy nhiên tại khu vực quan trắc Sông Cầu theo kết quả phân tích trên ta thấy hiện tại sông Cầu chưa gây ảnh hưởng đến chất lượng nước trong khu vực.
4.3.1.4. Hiện trạng chất lượng nước mặt tại điểm quan trắc Điểm tiếp nhận giữa sông Đu và sông Cầu
Nơi hợp lưu giữa sông Đu và sông Cầu là nơi tiếp nhận và cộng nhiều các chất gây ô nhiễm , các chỉ số về chất lượng nước ở đây luôn cao hơn QCVN về nước mặt rất lớn
Bảng 4.5: Hiện trạng chất lượng nước mặt tại điểm quan trắc Điểm tiếp nhận giữa sông Đu và sông Cầu
STT Tên chỉ
tiêu Đơn vị Phương pháp
phân tích Kết quả phân tích QCVN 08:2008/TNMT (GTGH A2) Mẫu MN- 03 1 Pb - TCVN 6492 - 1999 0,0734 0,02 2 Fe mg/l TCVN 6177 - 1996 0,527 1 3 COD mg/l TCVN 6491 - 1999 19,1 15 4 As mg/l TCVN 6626 - 2000 <0,005 0,02 5 Coliform VK/100ml TCVN 6187 - 1996 4300 5000 6 Pb mg/l TCVN 6193 - 1996 0,0734 0,02 7 BOD5 mg/l TCVN 6001 - 1995 7,6 6 8 TSS mg/l TCVN 6625 - 1-1996 30,01 30
Qua kết quả phân tích ta thấy tất cả các chỉ tiêu PH, Fe, COD, BOD5, As Coliform, Pd. chỉ số TSS vượt quá QC 08/2008- BTNMT gấp 1 lần, chỉ số Pb gấp 3.67 lần so với QC 08/2008- BTNMT. Tuy nhiên tại khu vực quan trắc điểm tiếp nhận giữa sông Đu và sông Cầu theo kết quả phân tích trên ta thấy hiện tại ở khu vực này, lưu lượng cũng như nồng độ chất gây ô nhiễm là Pb có dấu hiệu ô nhiễm.
4.3.1.5 So sánh chất lượng nước mặt giữa các điểm quan trắc nước mặt tại xã Sơn Cẩm.
Xã Sơn Cẩm được chia thành 4 miền : miền suối Phượng Hoàng (MN -04) , miền Sông Đu ( MN – 01), miền Sông Cầu (MN – 02), miền hợp lưu
giữa sông Cầu và sông Đu (MN- 03). Các miền có nhiều đặc điểm riêng. Vì vậy mà mỗi miền cũng có các nguồn gây ô nhiễm nước mặt đặc trưng của từng nguồn
∗ Giá trị pH
Hình 4.1 : Biểu đồ thể hiện giá trị pH giữa các miền trong xã Sơn Cẩm
Chú thích:
1: miền suối Phượng Hoàng (MN – 04) 2: miền sông Đu ( MN – 01)
2: miền sông Cầu ( MN – 02)
3: miền hợp lưu giữa sông Đu và sông Cầu ( MN -03 )
Giá trị pH tại các điểm khảo sát đều nằm trong giới hạn cho phép và có giá trị đồng đều, dao động từ 6,7- 7,3. Độ pH tại khu vực miền hợp lưu sông Cầu và sông Đu là thấp nhất (6,7) và cao nhất là khu vực miền suối Phượng Hoàng cao nhất ( 7,3). ∗ Giá trị sắt 6.4 6.5 6.6 6.7 6.8 6.9 7 7.1 7.2 7.3 1 2 3 4 PH Kí hiệu giữa các miền
Hình 4.2: Biểu đồ thể hiện hàm lượng Fe giữa các miền trong xã Sơn Cẩm
Chú thích:
1: miền suối Phượng Hoàng (MN – 04) 2: miền sông Đu ( MN – 01)
3: miền sông Cầu ( MN – 02)
4: miền hợp lưu giữa sông Đu và sông Cầu ( MN -03 )
Nhận xét : Qua biểu đồ ta thấy tại các điểm khảo sát 1,2,3 nằm trong giới hạn cho phép theo GTGH QCVN 08:2008 –BTMT.
∗ Giá trị Pb
Chú thích:
1: miền suối Phượng Hoàng (MN – 04) 2: miền sông Đu ( MN – 01)
3: miền sông Cầu ( MN – 02)
4: miền hợp lưu giữa sông Đu và sông Cầu ( MN -03 )
Nhận xét : Qua biểu đồ ta thấy tại các điểm khảo sát 1,2,3 nằm trong giới hạn cho phép và có tại điểm khảo sát 4 vượt quá giới hạn cho phép 3,67 lần theo GTGH QCVN 08:2008 –BTMT.
∗ Gía trị As
Hình 4.4 : Biểu đồ thể hiện hàm lượng As giữa các miền trong xã Sơn Cẩm
Chú thích:
1: miền suối Phượng Hoàng (MN – 04) 2: miền sông Đu ( MN – 01)
3: miền sông Cầu ( MN – 02)
4: miền hợp lưu giữa sông Đu và sông Cầu ( MN -03 )
Nhận xét : Qua biểu đồ ta thấy tại các điểm khảo sát 1,2,3,4 nằm trong giới hạn cho phép theo GTGH QCVN 08:2008 –BTMT.
∗ Giá trị BOD5
Hình 4.5 : Biểu đồ thể hiện hàm lượng BOD5 giữa các miền trong xã Sơn Cẩm
Chú thích:
1: miền suối Phượng Hoàng (MN – 04) 2: miền sông Đu ( MN – 01)
3: miền sông Cầu ( MN – 02)
4: miền hợp lưu giữa sông Đu và sông Cầu ( MN -03 )
Qua biểu đồ ta thấy tại các điểm khảo sát 1,3 nằm trong giới hạn cho phép theo GTGH A2 QCVN 08:2008 –BTMT. Tại điểm 2 gấp 1.01 lần, vị trí số 4 gấp 1.26 lần so với GTGH A2 QCVN 08:2008 –BTMT.
∗ Giá trị COD
Hình 4.6: Biểu đồ thể hiện hàm lượng BOD5 giữa các miền trong xã Sơn Cẩm
Chú thích:
1: miền suối Phượng Hoàng (MN – 04) 2: miền sông Đu ( MN – 01)
3: miền sông Cầu ( MN – 02)
4: miền hợp lưu giữa sông Đu và sông Cầu ( MN -03 )
Nhận xét : Qua biểu đồ ta thấy tại các điểm khảo sát 1,2,3 nằm trong giới hạn cho phép theo GTGH A2 QCVN 08:2008 –BTMT. Tại điểm 4 gấp 1.27 lần so với GTGH A2 QCVN 08:2008 –BTMT.
∗ Giá trị TSS
Hình 4.7 : Biểu đồ thể hiện hàm lượng BOD5 giữa các miền trong xã Sơn Cẩm
Chú thích:
1: miền suối Phượng Hoàng (MN – 04) 2: miền sông Đu ( MN – 01)
3: miền sông Cầu ( MN – 02)
4: miền hợp lưu giữa sông Đu và sông Cầu ( MN -03 )
Nhận xét: Qua biểu đồ ta thấy tại các điểm khảo sát 1,2,3,4 vượt quá giới hạn cho phép theo GTGH A2 QCVN 08:2008 –BTMT. Tại điểm 1gấp 1,84, điểm 2 gấp 1,14, điểm 3, 4 gấp 1, 003 lần so với GTGH A2 QCVN 08:2008 –BTMT.
∗ Giá trị Coliform
Hình 4.8: Biểu đồ thể hiện hàm lượng BOD5 giữa các miền trong xã Sơn Cẩm
Chú thích:
1: miền suối Phượng Hoàng (MN – 04) 2: miền sông Đu ( MN – 01)
3: miền sông Cầu ( MN – 02)
4: miền hợp lưu giữa sông Đu và sông Cầu ( MN -03 )
Nhận xét : Qua biểu đồ ta thấy tại các điểm khảo sát 1,2,3,4 đều nằm trong giới hạn cho phép theo GTGH A2 QCVN 08:2008 –BTMT.