Phương pháp lấy mẫu, phân tích mẫu

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng môi trường nước trên địa bàn xã sơn cẩm huyện phú lương tỉnh thái nguyên (Trang 25)

* Lấy mẫu: Lấy mẫu theo quy định của TCVN 6663-11: 2011 - Chất lượng nước. Lấy mẫu. Hướng dẫn lấy mẫu nước ngầm.

- Thu thập mẫu nước giếng điển hình tại một số điểm trên địa Sơn Cẩm huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên.

- Chuẩn bị dụng cụ: đựng mẫu trong chai nhựa có nắp đậy kín. Chai nhựa được rửa bằng chất tẩy rửa, tráng bằng nước sạch, tráng bằng cồn 90o

sau đó tráng lại bằng nước cất. - Tiến hành lấy mẫu:

+ Tháo hết các ống dẫn và vật liệu nhựa, cao su khỏi ống dẫn sao cho khoảng cách từ mạch nước ngầm đến vị trí miệng ống lấy nước là ngắn nhất.

+ Dùng khăn giấy lau sạch miệng ống lấy nước.

+ Bật bơm giếng cho nước chảy bỏ từ 3 - 5 phút để loại bỏ phần nước lưu trữ ở đường ống.

+ Quan sát các yếu tố màu nước, tốc độ chảy đến khi diễn biến khá đều đặn thì bắt đầu hứng chai lấy mẫu vào dòng chảy từ đầu vòi để tránh sai số trong quá trình lấy mẫu. Lấy đầy mẫu từ từ để tránh xuất hiện bọt khí trong bình chứa.

+ Đối với mẫu lấy để phân tích hóa lý thì cho nước vào đầy chai và đậy nắp kín. Đối với mẫu để phân tích vi sinh thì lấy gần đầy chai (chừa một khoảng không khí) và đậy nắp kín.

* Phân tích mẫu: Vận chuyển mẫu đến Trung tâm phát triển, ứng dụng kĩ thuật và công nghệ môi trường.

Bng 3.1: Các ch tiêu và phương pháp phân tích

STT Chỉ tiêu phân tích Phương pháp phân tích

1 PH TCVN 6492 - 1999 2 BOD5 TCVN6001-1995 3 COD TCVN 6491- 1999 4 TSS TCVN 6625 -2000 5 Fe TCVN 6177- 1996 7 Pb TCVN 6193 - 1996 8 As TCVN 6626 -2000 9 Coliform TCVN 6187-1:1996 3.4.4. Phương pháp kho sát thc địa

- Quan sát màu sắc nước, mùi vị,…Màu sắc của nước được quan sát trực tiếp bằng mắt thường và đánh giá bằng cảm quan.

3.4.5. Phương pháp thng kê, x lý s liu

- Các số liệu nghiên cứu được thống kê, xử lý trên máy tính bằng phần mềm Excel và biểu diễn trên bảng, biểu đồ.

3.4.6. Phương pháp tng hp, so sánh đối chiếu

- Kết quả nghiên cứu sau được so sánh với QCVN 08:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước mặt để đánh giá nồng độ chất ô nhiễm có trong nước mặt. QCVN 09:2008/BTNMT đối với nước ngầm.

PHẦN 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Sơn Cẩm

4.1.1. Điu kin t nhiên

4.1.1.1. Vị trí địa lý

Xã Sơn Cẩm nằm ở phía Nam của huyện Phú Lương, có địa giới hành chính giáp ranh như sau:

- Phía Đông giáp với xã Hóa Thượng – Huyện Đồng Hỷ và xã Cao Ngạn – Thành Phố Thái Nguyên.

- Phía Nam giáp với Phường Tân Long – Thành Phố Thái Nguyên. - Phía Tây giáp với xã Cổ Lũng - huyện Phú Lương.

- Phía Bắc giáp với xã Vô Tranh – huyện Phú lương và xã Minh Lộc - huyện Đồng Hỷ.

Xã có 19 xóm; nằm ở vùng Nam của huyện Phú Lương giáp ranh với Phường Tân Long - Thành phố Thái Nguyên, có tuyến quốc lộ 3 chạy qua, đường quốc lộ 3 nối 1B Phú Lương đi Đồng Hỷ và tuyến đường liên xã Sơn Cẩm đi Vô Tranh là nơi tập trung nhiều đầu mối giao thông liên tỉnh, liên huyện, liên xã. Là xã được xác định là vùng động lực trung tâm có tiềm năng thế mạnh để phát triển kinh tế.

4.1.1.2. Địa hình, địa mạo

Xã Sơn Cẩm nằm trong vùng Nam của huyện Phú Lương, thuộc vùng tương đối, thuộc vùng tương đối bằng phẳng hơn so với các vùng khác của huyện, độ dốc thường dưới 15o, đặc điểm địa hình xã mang đặc điểm của địa hình vùng trung du miền núi Bắc Bộ.

Trên bản đồ địa hình xã Sơn Cẩm có địa hình núi, đồi thấp xen kẽ với đồng bằng, địa hình thấp dần từ phía Tây xuống phía Đông Nam.

4.1.1.3. Khí hậu, thời tiết

Theo số liệu quan trắc của trạm khí tượng thủy văn Thái Nguyên qua một số năm gần đây cho thấy xã Sơn Cẩm nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, thời tiết chia làm 4 mùa, song chủ yếu là 2 mùa chính: mùa mưa và

mùa khô. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.

Chế độ nhiệt: Nhiệt độ trung bình trong năm khoảng 23,3oC, tất cả các tháng trong năm nhiệt độ bình quân đều trên 15oC, chênh lệch nhiệt độ giữa các tháng trong năm tương đối cao (tháng có nhiệt độ cao nhất so với tháng có nhiệt độ thấp nhất chênh nhau 14o). Tổng tích ôn khoảng 8.000oC. Tổng số giờ nắng trong năm trung bình khoảng 1.300 giờ và phân bố không đều giữa các tháng trong năm. Tháng có số giờ nắng trung bình thấp nhất là vào tháng 2 với tổng số giờ nắng là 41 giờ, tháng có số giờ nắng cao nhất là tháng 6 có 185 giờ nắng.

Chế độ mưa: Do thuộc vùng Đông Bắc – Bắc Bộ nên chế độ mưa ở đây mang những đặc trưng sau:

- Từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau là mùa khô, lượng mưa ít, chỉ chiếm 15% tổng lượng mưa cả năm.

- Từ tháng 5 đến tháng 11 là mùa mưa, lượng mưa lớn, chiếm tới 85% tổng lượng mưa cả năm.

- Tháng 7 và tháng 8 có lượng mưa lớn nhất (chiếm gần 40% lượng mưa cả năm) lại trùng với mùa mưa bão nên thường xảy ra lũ lụt, ngập úng.

Lượng mưa trung bình đạt 2.020 mm/năm. Tuy nhiên lượng mưa phân bố không đều trong năm. Mùa mưa chiếm tới 85% lượng mưa cả năm.

Lượng bốc hơi và độ ẩm: Đây là vùng có lượng bốc hơi lớn. Lượng bốc hơi trung bình nhiều năm là 985,5 mm.

- Lượng bốc hơi trung bình tháng là 84mm.

- Lượng bốc hơi tháng cao nhất (tháng 5) là 99,9 mm. - Lượng bốc hơi tháng thấp nhất (tháng 3) là 62,7 mm.

Nhìn chung chênh lệch lượng bốc hơi giữa các tháng trong năm ít hơn so với chênh lệch lượng mưa.

Hệ thống thuỷ văn

Chế độ thủy văn của xã chịu ảnh hưởng chính của Sông Đu và sông Cầu. Sông Cầu chảy qua xung quanh phía Đông xã và Sông Đu chảy ngang

qua giữa xã tách xã làm hai phần và nối sông Giang Tiên với sông Cầu. Đây là hai tuyến đường thủy quan trọng để vận chuyển hàng hóa, vật liệu xây dựng, lưu thương với các vùng phụ cận…

Ngoài ra xã còn có hệ thống kênh cấp 1 và một số khe suối, hồ đập nằm rải rác trong xã để cung cấp nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt.

4.1.1.4 Các nguồn tài nguyên

Tài nguyên đất

Theo kết quả điều tra và tổng hợp trên bản đồ thổ nhưỡng 1/25.000 của huyện trên địa bàn xã có những loại đất chính sau:

- Đất phù sa không được bồi(P): Phân bổ chủ yếu ở khu vực phía Đông Nam xã có diện tích là 150 ha, độ dốc < 30 chiếm 8,92% diện tích tự nhiên.

- Đất dốc tụ (D): Phân bố chủ yếu ở vùng phía Nam của xã có diện tích là 199,30 ha, độ dốc < 30 chiếm 11,85% tổng diện tích tự nhiên.

- Đất nâu vàng trên phù sa cổ (Fp): Phân bố chủ yếu vùng phía Đông xã có diện tích là 597,94 ha, độ dốc 30

÷80, chiếm 35,55% tổng diện tích tự nhiên.

- Đất đỏ vàng trên phiến thạch sét (Fs): phân bố chủ yếu ở vùng trung tâm xã có diện tích là 248,7 ha, độ dốc từ 80

÷200, chiếm 14,78% diện tích đất tự nhiên.

- Đất vàng nhạt trên đá cát (Fq): Phân bố chủ yếu ở vùng phía Đông Bắc và phía Tây Nam xã có diện tích là 398,60 ha, độ dốc từ 80

– 150, chiếm 27,65% diện tích đất tự nhiên xã.

Như vậy tài nguyên đất của xã Sơn Cẩm khá đa dạng, đất bằng có độ dốc <80 tương đối thuận lợi cho sản xuất cây trồng hàng năm có diện tích khoảng 947,24 ha, chiếm 56,32 % diện tích tự nhiên. Diện tích thích hợp với trồng cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả và lâm nghiệp có khoảng 650,00 ha, chiếm 38,64% diện tích tự nhiên.

Tài nguyên nước

Trên địa bàn xã có 2 nguồn nước chủ yếu phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân là nguồn nước mặt và ngồn nước ngầm.

- Nguồn nước mặt: Xã Sơn Cẩm có nguồn nước mặt tương đối phong phú. Trên địa bàn xã có sông Cầu chảy quanh phía Đông xã và sông Đu chảy ngang qua giữa xã. Đây là nguồn nước mặt chính cung cấp cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trong xã. Ngoài ra với lượng mưa trung bình năm khoảng 2.020 mm, lượng nước mưa trên được đổ vào các sông, suối, kênh mương, hồ, ao tạo nên nguồn nước mặt càng phong phú.

- Nguồn nước ngầm: Kết quả khảo sát nghiên cứu cho thấy ở đây có trữ lượng nước ngầm tương đối dồi dào và chất lượng tốt. Nhưng hiện nay việc khai thác sử dụng nguồn nước ngầm còn nhiều hạn chế.

Nguồn nước của xã Sơn Cẩm tương đối dồi dào nhưng do điều kiện địa hình phân cách mạnh, chỗ trũng thừa nước gây ngập úng, chỗ cao thiếu nước gây hạn hán nên diện tích chỉ sản xuất được 1 vụ còn nhiều. Mặt khác, hiện nay thảm thực vật rừng che phủ thấp, nên vào mùa mưa dòng chảy tăng gây ra khả năng lũ lụt lớn, ngược lại trong mùa khô dòng chảy lại cạn kiệt gây ra thiếu nước, gây hạn hán.

Tài nguyên nhân văn

Xã có 8 dân tộc anh em cùng sinh sống, trong đó người kinh đông nhất, chiếm tới 60%, còn lại là người Tày, người Nùng, Sán Dìu, Hoa, Cao Lan, H Mông, Sán Trí. Có thể nói xã là địa bàn cư trú lâu đời của cộng đồng các dân tộc anh em, là xã có bản sắc dân tộc đa dạng.

4.1.2 Điu kin kinh tế - xã hi

Tăng trưởng kinh tế

Với tuyến đường quốc lộ 3, đường quốc lộ 3 nối 1B Phú Lương đi Đồng Hỷ đi qua tạo cho xã một vị trí giao thương thuận lợi giữa các vùng miền giúp tăng giá trị thu nhập từ tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ cho Sơn Cẩm. Tuy còn gặp nhiều khó khăn nhưng 5 năm qua dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của đảng bộ, nền kinh tế của xã vẫn tiếp tục đạt mức tăng trưởng khá và tương đối ổn định trong 5 năm tốc độ tăng trưởng đạt từ 11÷12,5%.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Trong những năm qua cùng với sự phát kinh tế - xã hội mạnh mẽ của huyện Phú Lương, tận dụng các nguồn lực bên trong và bên ngoài xã Sơn

Cẩm đã có những tăng trưởng kinh tế đáng kể đẩy mạnh phát triển nông nghiệp nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo cơ cấu kinh tế của xã là nông lâm nghiệp – tiểu thủ công nghiệp – dịch vụ.

Khu vực kinh tế nông nghiệp

-Lĩnh vực nông lâm nghiệp có những bước chuyển biến rõ rệt cơ cấu giống cây trồng được thay thế bằng giống cây có năng suất cao, 60% kênh mương được xây dựng cứng hóa, duy tu bảo dưỡng thường xuyên, nâng cấp sửa chữa các trạm bơm. Công tác chuyển giao và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất được tăng cường, đã tập huấn khoa học kỹ thuật cho 2.952 lượt nông dân.

- Về chăn nuôi: tốc độ tăng trưởng bình quân 6 %/năm, tăng dần số hộ gia đình phát triển chăn nuôi theo mô hình trang trại. Hàng năm làm tốt công tác tiêm phòng dịch cho đàn gia súc, gia cầm, ngăn chặn các dịch bệnh không để lây lan thành dịch lớn. Sản lượng thịt lợn hơi năm 2009 đạt 1.000 tấn/năm, tăng 150 tấn so với năm 2005.

Khu vực kinh tế công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp

- Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phát huy thế mạnh các ngành nghề: ngành cơ khí, sản xuất vật liệu xây dựng, may mặc, giày dép, sửa chửa ô tô, chế biến lâm sản… thu hút từ 200 đến 400 lao động địa phương. Năng suất, chất lượng sản phẩm được nâng cao, có khả năng cạnh tranh lành mạnh trên thị trường.

- Như vậy, hoạt động công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp của xã đã có những bước phát triển mạnh, khu vực kinh tế công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp tăng nhanh tỷ trọng trong cơ cấu kinh tế ngày càng đóng vai trò quan trọng và then chốt trong kinh tế của xã. Đã chú trọng phát huy các nguồn lực xã hội, đẩy mạnh xã hội hoá trong đầu tư phát triển hạ tầng công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, cải tạo, sắp xếp lại hệ thống các khu công nghiệp và chợ dân sinh.

Khu vực kinh tế thương mại – dịch vụ

Các dịch vụ buôn bán vừa và nhỏ ngày càng được mở rộng. Giá trị thu nhập năm 2009 đạt 11 tỷ đồng (tính theo giá cố định năm 1994) bình quân mỗi năm tăng 21%.

Dịch vụ bưu chính viễn thông phát triển nhanh, số hộ có máy điện thoại có định đạt 95%/ tổng số hộ gia đình.

Quản lý và khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư, phát triển các loại hình dịch vụ chất lượng cao, phù hợp với tiềm năng, thế mạnh của xã nên hoạt động thương mại - dịch vụ được mở rộng và phát triển tốt, cơ bản đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng và sản xuất trên địa bàn.

Dân số

Dân số toàn xã có khoảng 1.3810 người với mật độ dân số 720,71 người/km2. Dân cư phân bố không đồng đều rải rác theo dọc đường quốc lộ 3 và các trục đường lớn trong xã.

Lao động và việc làm

Theo số liệu thống kê, số lượng lao động trong toàn xã phân bố không đồng đều giữa các xóm. Nhìn chung, nguồn nhân lực xã Sơn Cẩm tương đối dồi dào, trình độ lao động khá.

Công tác đào tạo nguồn nhân lực từng bước được quan tâm đầu tư, tỷ lệ lao động qua đào tạo ngày càng tăng, hàng năm giải quyết số người lao động có việc làm mới vượtt kế hoạch được giao. Tổ chức đào tạo nghề cho con em các hộ dân trên địa bàn, đặc biệt là quan tâm đào tạo nghề cho con em các hộ dân bị thu hồi đất thực hiện Dự án....

Thu nhập và mức sống

Thu nhập và mức sống của đại bộ phận dân cư trên địa bàn xã được nâng lên rõ rệt. Điều kiện hưởng thụ về y tế, giáo dục, văn hóa... được cải thiện đáng kể. Các tiện nghi sinh hoạt của gia đình tăng lên. Ngày càng có nhiều hộ khá, hộ giàu...

Thu nhập bình quân đầu người đạt 10,2 triệu đồng/người/ năm. Theo điều tra khảo sát hộ nghèo năm 2009, kết quả:

Tổng số hộ nghèo năm 2009 là 117 hộ, giảm 80 hộ so với năm 2005.

Giao Thông

Tuyến quốc lộ 3 đi qua địa bàn xã là tuyến đường quan trọng nối xã với huyện Phú Lương và các huyện khác. Ngoài ra còn có các tuyến giao thông đối nội như:

- Tuyến đường liên xóm Cầu Bến Giềng– Thanh Trà dài khoảng 4,60 km chiều rộng 6m.

- Tuyến xóm Bến Giềng – Thanh Trà dài khoảng 2,50 km, chiều rộng 4m. - Tuyến Xóm 7 – Sơn Cẩm – Đồng Xe chiều dài khoảng 5,67 km, chiều rộng 6m.

- Tuyến Gốc Bàng – Cao Sơn chiều dài 3,50km, chiều rộng 6m.

- Tuyến Ngã ba Dốc Võng – Xóm 8 chiều dài khoảng 2,4km, chiều rộng 8m. - Tuyến Đồng Xe – Đồng Danh chiều dài khoảng 1,4km, chiều rộng 6m. - Tuyến Xóm 6 - Cao Sơn chiều dài 0,50 km, chiều rộng 4m.

Và các tuyến đường liên thôn, liên xóm khác là một lợi thế rất to lớn cho việc phát triển kinh tế cũng như giao lưu giữa xã và các địa phương lân cận trong huyện. Ngoài ra hệ thống giao thông trong và ngoài khu dân cư của xã Sơn Cẩm tương đối hoàn chỉnh và phân bố khá hợp lý.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng môi trường nước trên địa bàn xã sơn cẩm huyện phú lương tỉnh thái nguyên (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)