Xuất các biện pháp phòng ngừa ô nhiễm môi trường nước trên địa

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng môi trường nước trên địa bàn xã sơn cẩm huyện phú lương tỉnh thái nguyên (Trang 60)

bàn xã Sơn Cẩm

4.5.1. Gii pháp qun lý

- Nâng cao hiệu quả công tác quản lý môi trường: Công tác quản lý có ý nghĩa quan trọng, để đáp ứng vấn đề này cần đề ra những mục tiêu, cần phải tuân thủ thực hiện nghiêm ngặt quy định của chương trình,các địa phương nhằm đảm bảo sự ổn định và phát triển bền vững, phát huy có hiệu quả tránh thất thoát trong xây dựng và nâng cao chất lượng công trình.

- Xây dựng, hoàn thiện và phổ biến các văn bản Luật, Nghị định, Quy định về sử dụng và bảo vệ Tài nguyên nước.

- Hướng dẫn các hình thức khai thác và sử dụng nguồn nước đúng kỹ thuật để bảo vệ tài nguyên nước.

- Điều tra, khảo sát đánh giá nguồn tài nguyên và lập kế hoạch phân vùng khai thác hợp lý. Điều tra, đánh giá những tác động gây ảnh hưởng đến Tài nguyên nước.

4.5.2. Gii pháp k thut

- Quy hoạch hệ thống thoát nước thải:

Hiện tại trên địa bàn xã chưa có hệ thống thoát nước thải hợp vệ sinh. Vì vậy, cần xây dựng hệ thống thoát nước mưa chảy tràn, nước thải sinh hoạt, nước thải chăn nuôi,... Hệ thống thoát nước thải cần phải được xây dựng đúng kỹ thuật như có nắp đậy kín, không bị rò rỉ ra ngoài,...

- Quy hoạch xử lý nước thải:

Phải xử lý nước thải trước khi xả vào sông hồ, kênh mương. Không đổ nước thải chưa xử lý vào hố để tự thấm hoặc để chảy tràn lan trên mặt đất. Nước thải cần được thu gom, xử lý trong khu xử lý tập trung trước khi thải ra môi trường.

- Quy hoạch bãi rác tập trung:

Đầu tư xây dựng bãi rác thải tập trung của huyện Phú Lương. Tiến hành thu gom rác thải trên địa bàn xã theo hợp đồng dịch vụ.

- Giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước mặt nhờ các loài thực vật thủy sinh như bèo, rau muống, rau ngổ,...

- Không lấn chiếm lòng sông, kênh rạch để xây nhà, chăn nuôi thủy sản. Việc nuôi trồng thủy sản trên các dòng nước mặt phải theo quy hoạch.

- Trong sản xuất nông nghiệp phải có chế độ tưới nước, bón phân phù hợp. Tránh sử dụng thuốc trừ sâu dư thừa, không rõ nguồn gốc. Nên áp dụng các phương pháp sinh học để tiêu diệt sâu bọ, côn trùng.

- Khai thác nguồn nước ngầm đúng kỹ thuật:

+ Khoan giếng đúng kỹ thuật: cần có hiểu biết về kỹ thuật khoan, hiểu biết sơ cấp về cấu trúc địa chất do đó khi muốn khoan giếng phải thuê đơn vị có chức năng hành nghề khoan.

+ Phải trám lấp giếng hư: Các giếng khoan hư hoặc không còn sử dụng phải trám lấp đúng quy trình kỹ thuật để tránh xâm nhập nước bẩn vào tầng chứa nước.

+ Có đới bảo vệ vệ sinh giếng: Các giếng khai thác nước phải cách xa nhà vệ sinh, hệ thống xả thải, hệ thống xử lý nước thải từ 10 m trở nên. Không khoan giếng gần đường giao thông, không bố trí các vật dụng dễ gây ô nhiễm như hóa chất dầu nhớt,... gần khu vực giếng.

+ Các giếng phải được xây dựng bệ cao, có nắp đậy.

4.5.3. Gii pháp xã hi

Đây là những giải pháp huy động được quần chúng tham gia một cách tự giác vào công tác cỉa tạo ô nhiễm môi trường nước và có trách nhiệm bảo vệ môi trường vì lợi ích chung của toàn xã hội.

Để thực hiện được giải pháp này cần phải tổ chức các đợt điều tra xã hội học tìm hiểu nhận thức của người dân về môi trường, ý thức và khả năng tham gia bảo vệ môi trường của người dân, những khó khăn và hạn chế của họ để có biện pháp giúp đỡ.

Để công tác môi trường là công tác quần chúng, mọi người phải có nhận thức, hiểu biết về môi trường. Tuyên truyền, giáo dục môi trường là một giải pháp cấp thiết nhưng cần tiến hành lâu dài, liên tục với nhiều hình thức khác nhau thông qua các phương tiện thông tin, truyền thông đại chúng như tivi, radio, các hình thức văn hóa nghệ thuật như kịch ngắn, hài kịch, ca nhạc,... cần được tuyên truyền nhiều lần để tạo thói quen tốt trong nếp sống hàng ngày, luôn nhắc nhở mọi người phải giữ gìn vệ sinh môi trường, không xả rác bừa bãi, tiết kiệm nước, ngăn chặn ô nhiễm môi trường nước.

Giáo dục môi trường có thể thông qua các tranh, ảnh tuyên truyền về môi trường, xây dựng nếp sống văn minh đô thị ở các nơi công cộng, trên các phương tiện giao thông công cộng và những nơi tập trung đông người.

Phần 5

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 5.1. Kết luận

Qua nghiên cứu đánh giá chất lượng môi trường nước mặt, nước ngầm tại xã Sơn Cẩm, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên tôi rút ra một số kết luận như sau:

Nguồn nước mặt tại xã chủ yếu được sử dụng vào mục đích tưới tiêu cho nông nghiệp. Qua đánh giá số liệu phân tích và theo ý kiến của người dân, nước mặt có chất lượng khá tốt, chỉ riêng ở điểm quan trắc hợp lưu của sông Cầu và sông Đu có dấu hiệu ô nhiễm. Kết luận cụ thể là:

-Tại điểm quan trắc suối Phượng Hoàng các chỉ số về pH, Fe, COD, BOD5, As, Coliform, Pb, TSS đều nằm trong giới hạn cho phép theo QCVN 08:2008- BTNMT về chất lượng nước mặt

-Tại điểm quan trắc sông Đu các chỉ số pH, Fe, COD, As, Coliform, Pb đều nằm trong giới hạn cho phép theo QCVN 08:2008 về chất lượng nước mặt, chỉ số BOD5vượt quá tiêu chuẩn 1,01 lần cụ thể là số liệu phân tích là 6,1 trong khi đó QCVN 08:2008-BTNMT là 6, chỉ số TSS gấp 1,4 lần so với QCVN 08:2008-BTNMT.

-Tại điểm quan trắc sông Cầu các chỉ số pH, Fe, COD, BOD5, As, Coliform, Pb đều nằm trong giới hạn cho phép theo QCVN 08:2008 về chất lượng nước mặt, chỉ số TSS vượt quá tiêu chuẩn 1,003 lần cụ thể là số liệu phân tích là 30,1 trong khi đó QCVN 08:2008-BTNMT là 30.

-Tại điểm quan trắc tiếp nhận tại sông Đu và sông Cầu. các chỉ số pH, Fe, , As, Coliform,TSS đều nằm trong giới hạn cho phép theo QCVN 08:2008 về chất lượng nước mặt, chỉ số BOD5 vượt quá tiêu chuẩn 1,2 lần cụ thể là số liệu phân tích là 7.6 trong khi đó QCVN 08:2008-BTNMT là 6, chỉ số COD gấp 1,27 lần , chỉ số Pb gấp 3,67 cụ thể số liệu phân tích là 0,0733 trong khi đó QCVN 02: 2008 –BTNMT là 0,002.

Nguồn nước ngầm trên địa bàn xã đã được khai thác dưới hình thức giếng đào và giếng khoan chủ yếu nhằm phục vụ mục đích sinh hoạt. Các kết quả phân tích, các chỉ số về pH, Fe, COD,Độ đục , As, Coliform, Pb, TSS đều

nằm trong giới hạn cho phép theo QCVN 09:2008- BTNMT về chất lượng nước ngầm.

5.2. Kiến nghị

Từ kết quả nghiên cứu trên, để nâng cao hiệu quả quản lý cũng như bảo vệ nguồn nước sinh hoạt tại xã Sơn Cẩm tôi đưa ra một số đề nghị sau:

- Thường xuyên quan trắc đánh giá hiện trạng môi trường nước sinh hoạt để có biện pháp bảo vệ được tốt.

- Tuyên truyền nâng cao nhận thức về môi trường nói chung và môi trường nước cho người dân nói riêng.

- Tăng cường thanh tra, kiểm tra các sai phạm và xử lý kịp thời.

- Xây dựng các hố chứa rác, nước thải tập trung có trạm xử lý nước thải. Đầu tư hỗ trợ người dân để họ có đủ khả năng xây dựng cống thải hợp vệ sinh.

- Tuyên truyền sâu rộng và phổ biến để vận động nhân dân tham gia vào xây dựng các hệ thống công trình cấp nước tập trung làm cho người dân hiểu được trách nhiệm và quyền lợi khi tham gia vào sử dụng nước sạch và quản lý công trình.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Tài Nguyên và Môi Trường (2008), QCVN 09:2008 – Quy chuẩn kỹ

thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm, Trích ngày 29/06/2009,

www.geoviet.vn.

2. Bộ Tài nguyên và môi trường (2010), Báo cáo môi trường Quốc gia năm 2010: ”Tổng quan môi trường Việt Nam”, Trích ngày 27/12/2011,

http://vea.gov.vn

3. Cục quản lý tài nguyên nước (2006), “Tuyển chọn các văn bản quy phạm pháp luật về tài nguyên nước”, NXB nông nghiệp, Hà Nội.

4. Nguyễn Đình Hòe (2010), Nước và an ninh môi trường, Trích ngày

24/01/2010, http://www.vacne.org.vn

5. Phạm Ngọc Hồ, Đồng Kim Loan, Trịnh Thị Thanh (2009), Giáo trình

cơ sở môi trường nước, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.

6. Hoàng Hưng (2005), Giáo trình Con người và môi trường, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.

7. Nguyễn Văn Phước, Nguyễn Thị Vân Hà (2006), Giáo trình Quản lý chất lượng môi trường, Nhà xuất bản Xây dựng Hà Nội.

8. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Luật Bảo vệ môi trường 2005, Nhà xuất bản chính trị Quốc gia Hà Nội.

9. Nguyễn Thanh Sơn (2005), Giáo trình Đánh giá Tài nguyên nước Việt Nam, Nhà xuất bản Giáo dục.

10. Dư Ngọc Thành (2008), “Bài giảng quản lý tài nguyên nước”. Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.

11. Lê Anh Tuấn (2008), Bài giảng Thủy văn môi trường, Đại học Cần Thơ. 12. UBND xã Sơn Cẩm (2012), Báo cáo v điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã

PHỤ LỤC Phụ lục 1: Phiếu điều tra

PHIẾU ĐIỀU TRA

HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC Phần I: Những thông tin chung

1. Họ tên người được phỏng vấn: ……….

2. Nghề nghiệp:……… Tuổi: ………...

3. Địa chỉ: ………..

4. Dân tộc: ………..

5. Số thành viên trong gia đình:………..

Phần II: Nội dung phỏng vấn

1. Gia đình ông (bà) sử dụng nước ao/hồ vào mục đích gì?

Sinh hoạt Nông nghiệp Chăn nuôi

Sản xuất kinh doanh Khác

2. Gia đình sử dụng nước ngầm vào mục đích gì?

Sinh hoạt Nông nghiệp Chăn nuôi

Sản xuất, kinh doanh Khác

3. Nguồn nước sinh hoạt hiện tại của gia đình?

Giếng đào Giếng khoan Nước mưa

Nước máy Khác

4. Giếng của gia đình sâu bao nhiêu mét………..m 5. Loại hình nhà vệ sinh của gia đình là gì?

Tự hoại Hố xí hai ngăn

Hố xí đơn giản Không có

6. Nhà vệ sinh, chuồng trại của gia đình cách giếng bao xa?

Liền kề Cách xa………mét

7. Nước thải chăn nuôi của gia đình ông (bà) được thải đi đâu?

Thải trực tiếp ra ao, hồ, sông, ngòi Thải ra kênh, mương Thải trực tiếp ra vườn, ruộng Nơi khác

Hầm biogas

Thải ra ao, hồ để chăn cá Ủ đống để bón cho cây trồng Đưa vào hầm biogas Khác

9. Gia đình ông bà xử lý xác gia súc, gia cầm chết như thế nào?

Vứt xuống ao, hồ, sông, ngòi Chôn sâu đưới đất Khác 10. Gia đình ông (bà) thường bón những loại phân nào cho cây trồng?

Phân hóa học Phân chuồng

Phân chuồng và phân hóa học Không bón phân 11. Khi bón phân hóa học cho cây trồng ông (bà) có bón theo quy trình nào không?

Không Có

12. Gia đình ông (bà) có ủ phân chuồng trước khi bón cho cây trồng không?

Không Có

13. Ông (bà) xử lý vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật như thế nào sau khi sử dụng xong?

Vứt bừa bãi Thu gom vào một nơi quy định 14. Nước thải sinh hoạt của gia đình ông (bà) được thải đi đâu?

Thải trực tiếp ra ao, hồ, sông, ngòi Thải ra vườn, ruộng

Cống thải chung Nơi khác

15. Ở địa phương có bãi rác tập trung không?

Có Không

16. Rác thải sinh hoạt (túi nilon, vỏ trái cây, rau thừa,…) của gia đình ông (bà) xử lý như thế nào?

Vứt ra ao, hồ, kênh mương Vứt ra vườn

Chôn Đốt Khác

17. Ông (bà) có thấy nước ao/hồ/sông/ngòi có màu hay mùi lạ gì không? màu/mùi gì?

Không có màu/mùi gì lạ

Có màu lạ. Màu……… Có mùi lạ. Mùi………

18. Ông (bà) cảm thấy nước ao/hồ/sông/ngòi thế nào? Tốt Bình thường Ô nhiễm

19. Nước ao/hồ/sông/ngòi hiện nay có ảnh hưởng gì đến gia đình ông (bà) không? Không ảnh hưởng Ảnh hưởng ít

Ảnh hưởng nhiều

20. Ông (bà) có thấy nước giếng có màu hay mùi lạ gì không? màu/mùi gì? Không có màu/mùi gì lạ

Có màu lạ. Màu……… Có mùi lạ. Mùi………

21. Khi sử dụng nước giếng gia đình có thấy biểu hiện gì lạ không? Có cặn vôi Không có biểu hiện gì

Có váng Biểu hiện khác:... 22. Gia đình có sử dụng máy lọc hay thiết bị lọc nước nào khác không?

Có Không

23. Gia đình có được kiểm tra chất lượng nước không? Kiểm tra thường xuyên

Thỉnh thoảng Không được kiểm tra

24. Địa phương có triển khai chương trình nước sạch không? Có Không

25. Theo ông (bà) chất lượng nguồn nước giếng hiện tại như thế nào?

Rất tốt Không tốt

Tốt Ý kiến khác:... 26. Nếu đưa nước máy vào sử dụng Ông/Bà có tham gia sử dụng không?

Có Không

27. Gia đình có ai mắc loại bệnh gì không?

Không Bệnh tiêu hóa. Bệnh về hô hấp.

Bệnh về da. Bệnh khác.(………) 28. Kiến nghđề xut ……… ……… Xin chân thành cảm ơn Ngày….tháng…..năm 2013

Phụ lục 2: Một số hình ảnh liên quan

Hình 1: Đim quan trc Sông Cu

Hình 2 : Đim quan trc Sông Đu

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng môi trường nước trên địa bàn xã sơn cẩm huyện phú lương tỉnh thái nguyên (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)