Nhìn chung hệ thống các cơ sở y tế tại hầu hết các khu vực vùng bờ đang trong tình trạng xuống cấp và quá tải, không đáp ứng đ−ợc nhu cầu khám chữa bệnh cho nhân dân. Mặc dù những năm gần đây Nhà n−ớc đã rất quan tâm đến việc nâng cấp, cải tạo và xây dựng mới các trung tâm y tế khu vực và mạng l−ới y tế cơ sở, nh−ng do nhiều khó khăn, nhất là khó khăn về vốn đầu t− nên phần lớn các trạm y tế cơ sở ở các khu vực nông thôn vùng bờ còn yếu kém và lạc hậu (chủ yếu là nhà cấp 4), không đủ số phòng, số gi−ờng bệnh và các trang thiết bị cần thiết phục vụ khám chữa bệnh. Bên cạnh đó, đội ngũ cán bộ y tế cũng còn nhiều yếu kém cả về số l−ợng và chất l−ợng, không đáp ứng đ−ợc yêu cầu khám chữa bệnh của nhân dân trong vùng. Các công cụ, thiết bị, điều kiện phục vụ công tác truyền thông y tế cộng đồng cũng rất thiếu và lạc hậu. Theo kết quả điều tra hộ gia đình, có 63% số hộ đ−ợc phỏng vấn đánh giá điều kiện y tế ở vùng bờ hiện nay chỉ ở mức trung bình và yếu kém, số hộ đánh giá điều kiện y tế tốt chỉ đạt 37%, trong đó phần lớn là các hộ ở các khu vực đô thị.
Điều kiện vệ sinh môi tr−ờng ở các xã vùng bờ cũng rất thấp kém. Dân c− ở nhiều địa ph−ơng vùng bờ vẫn duy trì tập quán phóng uế, vứt rác bừa bãi một cách tự nhiên. Cuộc vận động dân số KHHGĐ ở vùng bờ gặp rất nhiều khó khăn và kết quả thấp nên tỷ lệ tăng dân số tự nhiên trong vùng vẫn cao. Các gia đình ng− dân th−ờng rất đông con. Số gia đình có từ 4 con trở lên chiếm tới 64%. Tỷ lệ áp dụng các biện pháp tránh thai chỉ đạt 66%.