0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (44 trang)

Thực trạng nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ- XÃ HỘI VÙNG BỜ LIÊN QUAN ĐẾN HỆ THỐNG VŨNG VỊNH VEN BỜ BIỂN VIỆT NAM POTX (Trang 32 -35 )

Sự phát triển dân số vùng bờ với tốc độ cao trong những năm đầu của thập kỷ 80 đã có tác động trực tiếp đến sự gia tăng nhanh nguồn nhân lực trong toàn vùng vào những năm cuối của thập kỷ 90. Theo số liệu thống kê, dân số trong độ tuổi lao động của vùng bờ năm 2003 có khoảng 14,0 triệu ng−ời, chiếm 54% dân số toàn vùng. Trung bình mỗi năm nguồn nhân lực vùng bờ tăng khoảng 2,5% - 2.8%, cao hơn tốc độ tăng dân số. Nguồn nhân lực vùng bờ tăng nhanh một phần là do tốc độ tăng dân số tự nhiên cao, phần khác là do biến động cơ học lớn.

Về cơ cấu lao động theo độ tuổi cho thấy, phần lớn lao động vùng bờ thuộc loại trẻ, khoẻ và có khả năng lao động tốt. Hiện tại gần 72% số lao động trong vùng ở độ tuổi d−ới 45, trong đó nhóm tuổi từ 15 - 24 chiếm 28,3%; nhóm tuổi từ 25 - 35 chiếm 24% và nhóm tuổi từ 36 - 45 chiếm 47,7%. Lực l−ợng lao động trẻ chiếm tỷ trọng cao là một lợi thế lớn của vùng bờ trong quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế trong t−ơng lai.

Cũng nh− phân bố dân c−, nguồn nhân lực vùng bờ phân bố rất không đều giữa các khu vực. Lao động tập trung nhiều nhất ở 2 khu vực có dân số đông là vùng bờ Trung Bộ (chiếm 35,7%) và vùng bờ Bắc Bộ (chiếm 34,4%). Các khu vực khác nh− Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ có số lao động ít, chỉ chiếm trên d−ới 10% nguồn lao động toàn vùng.

Về phân bố lao động theo thành thị và nông thôn cho thấy, nguồn nhân lực tập trung phần lớn ở khu vực nông thôn (hơn 60%) đồng thời đang có xu

h−ớng giảm dần cả về quy mô và tỷ trọng, tuy nhiên tốc độ giảm còn chậm. Qua đó cho thấy cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động của vùng bờ còn ch−a hợp lý, ch−a khai thác đ−ợc tối đa các lợi thế phát triển của vùng. Đối với khu vực thành thị, những năm gần đây, số lao động ở các thành phố lớn đang có xu h−ớng tăng nhanh do tác động của quá trình công nghiệp hoá, đô thị hóa và do ảnh h−ởng của luồng di chuyển lao động tự do từ các vùng nông thôn ra thành thị tìm kiếm việc làm, một mặt đáp ứng nhu cầu sản xuất ngày càng tăng mặt khác đã gây sức ép khá lớn về nhu cầu đào tạo nghề và làm phức tạp thêm các vấn đề xã hội khác cho các đô thị vùng bờ.

Về chất l−ợng nguồn nhân lực: Cũng nh− chất l−ợng dân số, trình độ học vấn của lao động vùng bờ ở tất cả các cấp đều thấp hơn so với trình độ chung của cả n−ớc. Trình độ học vấn không đồng đều giữa các khu vực và có xu h−ớng thấp dần từ Bắc vào Nam. Theo thống kê, số lao động có trình độ văn hóa từ THCS trở lên ở vùng bờ chiếm tỷ lệ khá cao, khoảng 60,8% nh−ng tỷ lệ lao động đ−ợc đào tạo nghề lại rất thấp, trong đó chủ yếu là ở trình độ sơ cấp, học nghề và công nhân kỹ thuật. Tỷ lệ lao động có bằng từ công nhân kỹ thuật trở lên chỉ chiếm 14,3% lực l−ợng lao động toàn vùng, còn lại 86,5% lao động không có chuyên môn kỹ thuật.

Trong số lao động đ−ợc đào tạo, số lao động có trình độ cao đẳng và đại học trở lên chỉ chiếm 1,2%, số lao động có bằng trung học chuyên nghiệp chiếm 2,9% còn lại lao động ch−a qua đào tạo còn rất lớn, chiếm tới 85,7% lực l−ợng lao động toàn vùng, khoảng 9,4% số lao động là ở trình độ sơ cấp và công nhân kỹ thuật. Hiện nay toàn vùng bờ còn khoảng 16,6% lao động ch−a tốt nghiệp tiểu học và 5,7% lực l−ợng lao động ch−a biết chữ. Đây là một trở ngại lớn đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội của vùng bờ theo h−ớng CNH, HĐH trong t−ơng lai.

Thực trạng trên cho thấy rõ một yêu cầu hết sức bức xúc đối với vùng bờ là cần có các chính sách và giải pháp hỗ trợ tích cực để tăng nhanh tỷ lệ lao động đ−ợc đào tạo, đặc biệt là đối với khu vực Nam Bộ và Trung Bộ để có thể khai thác có hiệu quả nguồn nhân lực tại chỗ phục vụ yêu cầu phát triển nhanh theo h−ớng CNH, HĐH.

Về phân bố sử dụng lao động: Những năm gần đây, sự phân bố lao động theo các ngành kinh tế ở vùng bờ đã có chuyển biến đáng kể cả về số l−ợng cũng nh− về cơ cấu, song nhìn chung vẫn còn chậm ch−a phù hợp với đặc điểm, trình độ phát triển cũng nh− khả năng thu hút lao động của từng vùng và từng địa ph−ơng. Số lao động làm việc trong các ngành nông lâm nghiệp

vẫn chiếm tỷ lệ chủ yếu, ng−ợc lại các ngành thủy sản, công nghiệp - TTCN và dịch vụ có tỷ lệ thu hút lao động thấp. Cụ thể là:

* Lao động ngành nông lâm nghiệp: Tỷ trọng lao động ngành nông lâm nghiệp vùng bờ còn quá lớn, chiếm 64 - 65% lực l−ợng lao động toàn vùng. Mặc dù tỷ trọng này đang có xu h−ớng giảm dần nh−ng tốc độ giảm còn chậm, chỉ khoảng 1%/năm. Điều này cho thấy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp ở các vùng nông thôn vùng bờ diễn ra chậm, trong khi diện tích đất nông nghiệp bình quân đầu ng−ời ở đây thấp, đất canh tác vẫn đang bị thu hẹp dần nên tình trạng không có hoặc thiếu việc làm ở các khu vực nông thôn vùng bờ ngày càng gia tăng, gây áp lực lớn cho vấn đề giải quyết việc làm ở nông thôn ngày nay.

* Lao động ngành thủy sản: Thủy sản là ngành kinh tế mũi nhọn ở vùng bờ nên những năm gần đây có xu h−ớng chuyển dịch lao động khá nhanh từ ngành nông lâm nghiệp sang ngành thủy sản, bình quân gần 20.000 lao động/năm. Đây là một xu h−ớng tiến bộ, phù hợp với qúa trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế của vùng theo h−ớng khai thác tốt tiềm năng của biển và vùng bờ trong điều kiện phát triển kinh tế hàng hóa.

* Lao động ngành công nghiệp và TTCN: tuy chiếm tỷ trọng không lớn nh−ng góp phần hết sức quan trọng trong sự phát triển kinh tế của vùng theo h−ớng CNH, HĐH. Theo kết quả điều tra, số lao động công nghiệp và TTCN chỉ chiếm 14 - 15% lực l−ợng lao động vùng bờ nh−ng hàng năm đã tạo ra hơn 40% giá trị GDP và đóng góp trên 50% nguồn thu ngân sách của toàn vùng. Những năm gần đây, trong xu thế phát triển chung của cả n−ớc, nhiều khu chế xuất, KCN tập trung đ−ợc xây dựng và phát triển ở vùng bờ nên lao động công nghiệp và TTCN trong vùng cũng có xu h−ớng tăng nhanh, nâng tỷ trọng lao động công nghiệp, TTCN trong tổng số lao động của vùng từ 11,5% năm 1995 lên 15,3% năm 2003.

Nhìn chung lực l−ợng lao động công nghiệp ở các đô thị vùng bờ có chất l−ợng tốt, số lao động có trình độ văn hóa và đ−ợc đào tạo chuyên môn kỹ thuật th−ờng chiếm tỷ lệ cao hơn nhiều so với các ngành nghề khác. Riêng các khu vực nông thôn do chủ yếu phát triển TTCN với những ngành nghề truyền thống gắn với tiềm năng và đặc thù của vùng nh−: làm muối, dệt chiếu cói, sản xuất n−ớc mắm, chế biến hải sản và các nghề thủ công khác... nên số lao động không nhiều và chất l−ợng thấp.

* Lao động các ngành dịch vụ: cũng có xu h−ớng tăng dần cả về số l−ợng và tỷ trọng. Sự gia tăng này một mặt là do những năm gần đây ngành th−ơng mại, dịch vụ, du lịch và vận tải biển... phát triển mạnh đã thu hút một số l−ợng lớn lao động từ các lĩnh vực khác chuyển sang các ngành này. Mặt khác, theo chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần, các loại hình dịch vụ buôn bán nhỏ cũng đ−ợc bung ra đã tạo thêm nhiều việc làm cho ng−ời lao động. Từ năm 1995 đến năm 2003 lực l−ợng lao động trong các ngành dịch vụ đã tăng từ 11,9% lên 19,7% góp phần tích cực vào việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động của vùng bờ. Tuy nhiên tốc độ chuyển dịch cơ cấu lao động này còn chậm so với yêu cầu phát triển và khả năng thu hút lao động của lĩnh vực này.

Tóm lại thời gian qua, tại vùng bờ đã có những b−ớc chuyển biến nhất định về cơ cấu sử dụng lao động giữa các ngành kinh tế quốc dân. Sự dịch chuyển lao động từ ngành nông lâm nghiệp sang các ngành có thu nhập cao nh− công nghiệp, TTCN và dịch vụ... ngày càng rõ nét. Tỷ trọng lao động công nghiệp, TTCN và dịch vụ đang có xu h−ớng tăng dần, ng−ợc lại tỷ trọng lao động nông lâm nghiệp ngày càng giảm và có sự chuyển biến về ngành nghề từ hoạt động thuần nông sang đa dạng hóa ngành nghề phù hợp với điều kiện và tiềm năng của các khu vực nông thôn vùng bờ.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ- XÃ HỘI VÙNG BỜ LIÊN QUAN ĐẾN HỆ THỐNG VŨNG VỊNH VEN BỜ BIỂN VIỆT NAM POTX (Trang 32 -35 )

×