0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

Nhóm quy định về kiểm soát các nội quy bán hàng (điều kiện

Một phần của tài liệu PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG TRONG LĨNH VỰC KINH DOANH SIÊU THỊ (Trang 37 -41 )

bán hàng) do siêu thị đưa ra

Quan hệ giữa người tiêu dùng với nhà kinh doanh siêu thị thông thường là quan hệ hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung. Trong quan hệ này, mục đích mà nhà kinh doanh siêu thị hướng đến là lợi nhuận, các điều kiện bán hàng là do một phía (nhà kinh doanh siêu thị) đặt ra. Vì vậy, các điều khoản trong hợp đồng, điều kiện giao dịch chung do bên kinh doanh siêu thị đặt ra có thể có các điều khoản lạm dụng để có lợi cho họ.

Để kiểm soát các điều khoản lạm dụng của nhà kinh doanh nói chung, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010 đã quy định về điều khoản lạm dụng hay còn gọi là điều khoản không có hiệu lực của hợp đồng giao kết với người tiêu dùng, điều kiện giao dịch chung bao gồm [15, Điều 16]:

- Loại trừ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đối với người tiêu dùng theo quy định của pháp luật;

- Hạn chế, loại trừ quyền khiếu nại, khởi kiện của người tiêu dùng; - Cho phép tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đơn phương thay đổi điều kiện của hợp đồng đã thỏa thuận trước với người tiêu dùng hoặc quy tắc, quy định bán hàng, cung ứng dịch vụ áp dụng đối với người tiêu dùng khi mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ không được thể hiện cụ thể trong hợp đồng;

- Cho phép tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đơn phương xác định người tiêu dùng không thực hiện một hoặc một số nghĩa vụ;

- Cho phép tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ quy định hoặc thay đổi giá tại thời điểm giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ;

- Cho phép tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ giải thích hợp đồng trong trường hợp điều khoản của hợp đồng được hiểu khác nhau;

- Loại trừ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ trong trường hợp tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ thông qua bên thứ ba;

- Bắt buộc người tiêu dùng phải tuân thủ các nghĩa vụ ngay cả khi tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không hoàn thành nghĩa vụ của mình;

- Cho phép tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chuyển giao quyền, nghĩa vụ cho bên thứ ba mà không được người tiêu dùng đồng ý.

Việc tuyên bố và xử lý điều khoản của hợp đồng giao kết với người tiêu dùng, điều kiện giao dịch chung không có hiệu lực được thực hiện theo quy định của pháp luật về dân sự.

Như vậy, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010 đã quy định cụ thể các điều khoản nào bị coi là điều khoản lạm dụng. Tuy nhiên, trên thực

tế không phải lúc nào các điều khoản có tính chất lạm dụng, gây bất cân xứng về lợi ích cũng thuộc một trong các trường hợp luật quy định.

Để kiểm soát về hợp đồng theo mẫu và điều kiện giao dịch chung, Chính phủ đã quy định vấn đề này trong Nghị định số 99/2011/NĐ-CP ngày 27/10/2011 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ người tiêu dùng. Theo đó, hợp đồng theo mẫu và điều kiện giao dịch chung phải được lập thành văn bản, ngôn ngữ sử dụng bằng tiếng Việt, nội dung phải rõ ràng, dễ hiểu; cỡ chữ ít nhất là 12, nền giấy và màu mực thể hiện nội dung hợp đồng theo mẫu và điều kiện giao dịch chung phải tương phản nhau.

Ngoài ra, đối với siêu thị kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ thiết yếu do Thủ tướng Chính phủ ban hành phải đăng ký hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Nếu hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung áp dụng trên phạm vi cả nước hoặc áp dụng trên phạm vi từ hai tỉnh trở lên thì phải đăng ký tại Bộ Công thương; hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung trong trường hợp hợp đồng theo mẫu và điều kiện giao dịch chung áp dụng trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thì đăng ký tại Sở Công Thương nơi đặt địa điểm kinh doanh. Cơ quan có thẩm quyền xem xét hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung đối với các nội dung không có hiệu lực quy định tại Điều 16 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và cả sự phù hợp với quy định của pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và nguyên tắc chung về giao kết hợp đồng. Hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung trong các trường hợp trên chỉ được áp dụng đối với người tiêu dùng khi việc đăng ký được hoàn thành.

dịch chung được công bố công khai và lưu trữ trên trang thông tin điện tử của cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận đăng ký. Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận đăng ký phải thường xuyên kiểm tra, theo dõi việc lưu hành các hợp đồng theo mẫu và điều kiện giao dịch chung đã đăng ký.

Nghị định cũng quy định tổ chức, cá nhân kinh doanh phải đăng ký lại hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung trong trường hợp sau [5, Điều 15]:

- Khi pháp luật thay đổi làm thay đổi nội dung của hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung;

- Tổ chức, cá nhân kinh doanh thay đổi nội dung hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung.

Tổ chức, cá nhân kinh doanh phải thông báo cho người tiêu dùng về việc thay đổi hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung sau khi hoàn thành việc đăng ký lại.

Để kiểm soát hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung không thuộc phạm vi phải đăng ký, Nghị định quy định [14, Điều 16]:

- Trường hợp nội dung của hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng hoặc trái với nguyên tắc chung về giao kết hợp đồng, cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 9 Nghị định này có quyền yêu cầu tổ chức, cá nhân kinh doanh phải sửa đổi, hủy bỏ nội dung vi phạm đó.

- Trường hợp nội dung trong hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung không rõ hoặc có nhiều cách hiểu khác nhau, cơ quan có thẩm quyền có quyền yêu cầu tổ chức, cá nhân kinh doanh giải trình làm rõ các nội dung trong hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung đó.

cầu của cơ quan có thẩm quyền, tổ chức, cá nhân kinh doanh phải sửa đổi, hủy bỏ nội dung vi phạm và thông báo cho người tiêu dùng đã giao kết hợp đồng. Trường hợp việc sửa đổi, hủy bỏ nội dung vi phạm dẫn đến điều khoản của hợp đồng giao kết với người tiêu dùng, điều kiện giao dịch chung không có hiệu lực và phát sinh thiệt hại đối với người tiêu dùng thì xử lý theo quy định của pháp luật dân sự.

Như vậy, pháp luật chỉ quy định việc đăng ký hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung là bắt buộc trong trường hợp hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ thiết yếu do Chính phủ ban hành. Đối với những hàng hóa, dịch vụ không thuộc trường hợp trên thì việc kiểm soát mặc dù cũng được quy định nhưng tính khả thi chưa cao.

Một phần của tài liệu PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG TRONG LĨNH VỰC KINH DOANH SIÊU THỊ (Trang 37 -41 )

×