100 0 0 0 83 17 58 42 0 100 0 0 50 50 0 58 17 25 42 58 0 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 % K h á n g t h u ố c k h á n g s in h CEZ SM TE AM FFC DO CHL Thuốc kháng Sinh Nhạy Kháng Trung Bình
Hình 4.12 Tỷ lệ phần trăm kháng kháng sinh của các chủng vi khuẩn E. ictaluri
Qua kết quả kháng sinh đồ cho thấy, trái lại với kết quả của chủng
Aeromonas spp là 100% kháng với cefazoline (CEZ) và ampiciline (AM) với việc không tạo vòng vô trùng còn đối với vi khuẩn E. ictaluri phân lập được ở Trà Vinh và Bến Tre trong nghiên cứu này thì tất cả đều nhạy với cefazoline và ampiciline với vòng vô trùng rất lớn (30-40 mm). Từ kết quả điều tra thì không có hộ nuôi nào sử dụng ampiciline để điều trị và sử dụng cefazoline rất ít (16,2%). Theo Depaola et al (1995) nghiên cứu sự kháng thuốc của 22 chủng E. tarda trên hai lại kháng sinh này cũng không tìm thấy chủng nào bị kháng. Từ kết quả của nghiên cứu này cho thấy trong những trường hợp bệnh bộc phát nặng, bắt buộc phải dùng kháng sinh để điều trị thì có thể sử dụng cefazoline và ampiciline để điều trị bệnh cho cá khi bi bệnh do nhiễm vi khuẩn
E. ictaluri.
Đối với nhóm kháng sinh tetracycline và doxycycline, chỉ hơn phân nửa số vi khuẩn E. ictaluri (58%) trong nghiên cứu còn nhạy với hai loại kháng sinh này. Theo nghiên cứu về sự kháng thuốc của E. ictaluri phân lập ở ĐBSCL của Crumlish et al (2006) tính nhạy của loài vi khuẩn này lên
doxycycline là 83,3% (10/12). Nguyễn Hữu Thịnh và Trương Thanh Loan (2007) là 72,3% và trong một nghiên cứu về sự kháng thuốc của E. ictaluri ở Trà Vinh gần đây của Châu Hồng Thúy (2008) tính nhạy của vi khuẩn này còn 60% với tetracycline và 66,7% với doxycycline. Đến nghiên cứu này thì tính nhạy của loài vi khuẩn này với 2 lọai kháng sinh trên chỉ còn 50%. Qua đó cho thấy tính nhạy của E. ictaluri giảm dần theo thời gian nuôi của người dân, do đó việc sử dụng hai loại kháng sinh này để điều trị bệnh cho cá nuôi ở đây là phải hết sức cân nhắc do hiện tại theo kết quả khảo sát vẫn còn khá nhiều hộ (41,94%) số hộ được phỏng vấn sử dụng doxycycline để điều trị bệnh cho cá.
Với kháng sinh thuộc nhóm phenicol đã có 50% chủng E. ictaluri đề kháng với florfenicol và chloramphenicol. Crumlish và ctv (2002) ghi nhận
các chủng E. ictaluri phân lập trên cá tra ở Việt Nam nhạy cảm hoàn toàn với
florfenicol đến năm 2006 Crumlish et al (2006) đã tìm được 57,1% số chủng kháng với florfenicol. Sau thời gian phát triển nghề nuôi và dịch bệnh thường xuyên xảy ra, nông dân đã sử dụng nhiều lọai kháng sinh đểđiều trị bệnh cho cá. Kết quả đã hình thành các chủng E. ictaluri kháng florfenicol (50%) cho đến thời điểm hiện tại. Theo Nguyễn Hữu Thịnh và Trương Thanh Loan (2007) có 42,5% chủng E. ictaluri kháng với florfenicol và Châu Hồng Thúy (2008) 16,7 % chủng E. ictaluri ở Trà Vinh là kháng với chloramphenicol. Qua kết quả điều tra thì số nông dân ở đây sử dụng florfenicol để điều trị bệnh cho cá là khá cao (61,29%) nên đã dẫn đến hiện tượng kháng của E. ictaluri
đối với loại kháng sinh này.
Tương tự với vi khuẩn Aeromonas spp , E. ictaluri cũng đã kháng với streptomycin, mặc dù những nghiên cứu trước đây cho rằng vi khuẩn E. ictaluri hoàn toàn nhạy với loại kháng sinh này Waltman & Shotts (1986); Stock & Wiedemann (2001), trong một nghiên cứu gần đây của Crumlish et al (2006) 12/14 số vi khuẩn E. ictaluri (85,7%) kháng với streptomycin và Từ Thanh Dung và ctv (2008) thì cũng cho kết quả 83% vi khuẩn E. ictaluri
kháng với loại kháng sinh này. Theo Bùi Kim Tùng (2001) streptomycin không hấp thu qua đường ruột, trong thủy sản kháng sinh chủ yếu được sử dụng bằng cách cho ăn qua đường tiêu hóa, loại kháng sinh này không nên sử dụng trong thủy sản rất dễ tạo ra hiện tượng kháng thuốc. Mặc dù streptomycin không được sử dụng trong nuôi trồng thủy sản và kết quả điều tra cũng không thấy nông dân ở Trà Vinh và Bến Tre sử dụng nhưng hiện tượng kháng thuốc của vi khuẩn đối với loại kháng sinh này lại xảy ra có thể là do streptomycin được sử dụng rất nhiều để chữa bệnh cho người và gen kháng thuốc của vi khuẩn trên người đã truyền qua vi khuẩn gây bệnh trên động vật thủy sản.
Hiện tượng đa kháng của E. ictaluri cũng tìm được trong nghiên cứu, có 7/12 chủng vi khuẩn (58,3%) kháng với hai loại kháng sinh trở lên. Tình trạng phổ biến hiện nay là nông dân thường kết hợp nhiều loại kháng sinh để điều trị cùng lúc. Thêm vào đó, trước đây nhiều thuốc kháng sinh bán trên thị
trường kết hợp hai hay nhiều loại kháng sinh trong cùng một sản phẩm cũng là nguyên nhân hình thành vi khuẩn đa kháng. Theo nghiên cứu về vi khuẩn E.
ictaluri đa kháng của Từ Thanh Dung và ctv (2008) phân lập ở ĐBSCL thì có tỷ lệ cao hơn 73,4% ở Trà Vinh và Bến Tre. Sở dĩ nơi đây hiện tượng đa kháng của vi khuẩn thấp hơn là do các hộ dân nơi đây sử không nhiều chủng loại, theo kết quả diều tra thì chỉ có 7 loại là được sử dụng phổ biến.