Kết quả làm kháng sinh đồ Aeromonas sp

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: ĐÁNH GIÁ SỰ KHÁNG THUỐC KHÁNG SINH CỦA VI KHUẨN GÂY BỆNH TRÊN CÁ TRA (Pangasianodon hypophthalmus) NUÔI Ở VÙNG NƯỚC LỢ TỈNH TRÀ VINH - BẾN TRE pptx (Trang 31 - 33)

100 0 0 87.5 12.5 0 0 100 0 100 0 0 87.5 012.5 0 100 0 0 50 50 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 % K h á n g t h u ố c k h á n g s in h FFC TE CEZ CHL DO AM SM Thuốc kháng sinh Nhạy Kháng Trung Bình

Hình 4.11 Tỷ lệ phần trăm kháng thuốc kháng sinh của các chủng vi khuẩn Aeromonas spp

Từ kết quả kháng sinh đồ của các chủng Aeromonas spp phân lập ở Trà Vinh và Bến Tre cho thấy có 87,5% các chủng nhạy với tetracycline (TE) và doxycycline (DO). Như vậy hai loại kháng sinh này vẫn còn khá nhạy với vi khuẩn Aeromonas spp nơi đây. Theo kết quả điều tra có 41,94% cá hộ nuôi được phỏng vấn sử dụng doxycycline để điều trị bệnh trên cá nuôi, dựa theo kết quả kháng sinh đồ trong những trường hợp cần thiết phải dùng kháng sinh thì loại thuốc này vẫn có thể điều trị còn hiệu quả khi cá nuôi bị nhiễm vi khuẩn Aeromonas spp dù đã có 12,5% chủng nhạy ở mức trung bình. Trong khi đó có 12,5% chủng đã kháng với tetracycline. Theo Tendencia et al (2001) có 23% kháng oxytetracycline. Mohamed Nawaz (2006) 25% kháng tetracycline. Depaola et al (1988) 32% chủng vi khuẩn Aeromanas hydrophyla

phânlập từ cá kháng với tetracycline. Theo Sarter et al (2006) thì các dòng vi khuẩn Gram âm phân lập từ catfish đã kháng với ampiciline, tetracycline. Dù kết quả cho thấy tetracycline vẫn còn tương đối nhạy với Aeromonas spp nhưng chỉ có 9,7% số hộ nuôi được phỏng vấn ở đây sử dụng tetracycline để điều trị bệnh trên cá.

Qua kết quả kháng sinh đồ cho thấy 100% vi khuẩn Aeromonas spp nhạy với kháng sinh thuộc nhóm phenicol là florfenicol (FFC) và chloramphenicol (CHL), và nhạy ở mức khá cao. Florfenicol với đường kính vòng vô trùng đều nằm trong khoảng từ 30-40 mm. Theo Depaola et al (1995) và Tendencia et al (2001) không tìm thấy chủng Aeromonas spp nào kháng với chloramphenicol nhưng Hatha and Vivekanandan (2005) đã tìm thấy có 4,4% số chủng Aeromonas hydrophyla phân lập được từ cá đánh bắt ngoài tự nhiên đã kháng với Chloramphenicol. Chloramphenicol là loại kháng sinh đã bị cấm trong nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam nhưng một dẫn xuất khác của nó là florfenicol vẫn dang được phép sử dụng và đang được sử dụng để điều trị

khá hiệu quả các bệnh nhiễm khuẩn trên cá. Theo kết quả khảo sát thì có 61,29% số hộ nuôi sử dụng florfenicol để điều trị

Theo nhiều nghiên cứu trước đây thì vi khuẩn Aeromonas spp đã kháng tự nhiên với ampiciline (AM) và kết quả cho thấy 100% chủng Aeromonas spp phân lập được ở Trà Vinh và Bến Tre đều kháng với loại kháng sinh này. Lợi dụng tính chất kháng tự nhiên của vi khuẩn này với ampiciline mà nhiều tác giả đã đưa ampiciline vào trong môi trường chọn lọc để phân lập vi khuẩn

Aeromonas spp (Frerichs and Millar, 1993).

Tương tự như ampiciline, theo kết quả kháng sinh đồ cefazoline (CEZ) cũng là loại kháng sinh đã bị kháng hoàn toàn với Aeromonas spp, tất cả đều không tạo vòng vô trùng, dù kết quả khảo sát thì loại kháng sinh này cũng không được sử dụng nhiều trong điều trị bệnh ở đây. Theo Depaola et al

(1995) chỉ có 7.1% chủng Aeromonas hydrophyla kháng với Cefazoline. Trong nghiên cứu này lại cho kết quả 100% số vi khuẩn Aeromonas spp kháng với Cefazoline chứng tỏ theo thời gian thì việc kháng thuốc của vi khuẩn trên một loại thuốc sẽ tăng lên.

Theo Crumlish et al (2002) khi nghiên cứu của vi khuẩn Aeromanas hydrophyla gây bệnh trên cá tra ở ĐBSCL thì streptomycin (SM) vẫn còn nhạy với với loài này. Hatha and Vivekanandan (2005) có 9,3% số chủng

Aeromanas hydrophyla kháng với streptomycin, đến năm 2006 Aeromanas hydrophyla phân lập trên cá tra ở ĐBSCL bị bênh xuất huyết đã có tới 10/12 (83,3%) số chủng kháng với streptomycin. Theo Adanir and Turutoglu (2007) có 100% các chủng Aeromanas hydrophyla phân lập trên cá chép bị bệnh đốm đỏ kháng với streptomycin, nhưng trong nghiên cứu này streptomycin vẫn còn nhạy trên 50% số vi khuẩn. Kết quả đó là do đây là khu vực mới nuôi cá trong những năm gần đây nên việc kháng thuốc chưa xảy ra phổ biến và dựa theo kết quả điều tra thì hầu hết người dân không sử dụng loại kháng sinh này để điều trị bệnh cho cá nuôi.

Bên cạnh đó, theo kết quả kháng sinh đồ ta cũng thấy xuất hiện hiện tượng đa kháng (một chủng vi khuẩn đã kháng với hai, ba loại kháng sinh) của các chủng Aeromonas spp phân lập ở Trà Vinh và Bến Tre. Hiện tượng đa kháng của Aeromanas hydrophyla cũng đã được đề cập bơi Mcnicol et al

(1980) là đã tìm thấy 57% số vi khuẩn kháng với hai loại kháng sinh streptomycin-tetracycline. Trong nghiên cứu này có 5/8 chủng Aeromonas spp (62,5%) lập kháng sinh đồ đã kháng với ba loại kháng sinh, trong đó có 50% số chủng kháng với 3 loại kháng sinh AM+CEZ+SM và 12,5% kháng với AM+CEZ+TE, tỷ lệ đa kháng của các chủng vi khuẩn gây bệnh ở đây là khá cao, điều này là do việc kết hợp kháng sinh không đúng và việc sử dụng kháng sinh không theo hướng dẫn của nông dân. Những loại vi khuẩn này khi gây bệnh sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong điều trị, hiện tượng kháng thuốc sẽ ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: ĐÁNH GIÁ SỰ KHÁNG THUỐC KHÁNG SINH CỦA VI KHUẨN GÂY BỆNH TRÊN CÁ TRA (Pangasianodon hypophthalmus) NUÔI Ở VÙNG NƯỚC LỢ TỈNH TRÀ VINH - BẾN TRE pptx (Trang 31 - 33)