Thí nghiệm đổ khuôn film

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng cấy ghép ethyl acrylate và methyl methacrylate lên sợi keratin tách chiết từ lông gà (Trang 56 - 58)

Kết quả thí nghiệm khảo sát khả năng hoà tan của các mẫu vật liệu trong một số dung môi

Các mẫu vật liệu sau khi ngâm trong các dung môi khác nhau trong vòng 48 giờ ở nhiệt độ thường cho thấy, chỉ có dung môi DMSO hoà tan hoàn tàn các mẫu vật liệu. Đối với các dung môi còn lại, các mẫu vật liệu không tan hoặc chỉ tan 1 phần. Tiếp tục gia nhiệt đến 1100C kết hợp với khuấy đều bằng con khuấy từ trong vòng 3h nhận thấy các mẫu vật liệu chỉ hoà tan hoàn toàn trong dung môi NMP. Tuy nhiên, thực tế cho thấy dung dịch thu được khi hoà tan mẫu vật liệu trong dung môi NMP gia nhiệt ở 1100C trong 24 giờ có độ nhớt cao, nhanh chóng bị đông đặc khi đổ khuôn film và không dàn được tấm film mỏng. Vì vậy, các mẫu vật liệu hoà tan trong dung môi DMSO được sử dụng để tiến hành đổ khuôn film. Ngoài ra, kết quả thí nghiệm cũng cho thấy nhóm các mẫu vật liệu sử dụng chất lỏng ion [BDIM]Cl làm dung môi trong quy trình tách chiết và quy trình cấy ghép monomer nhìn chung bền hơn so với nhóm các mẫu vật liệu sử dụng [BMIM]Cl trong 2 quy trình này.

52

Bảng 3.4. Khả năng hoà tan của các mẫu vật liệu trong một số dung môi

B1 B1E B1M B2 B2E B2M H2O ‒ ‒ ‒ ‒ ‒ ‒ ‒ ‒ ‒ ‒ ‒ ‒ Methanol ‒ ‒ ‒ ‒ ‒ ‒ ‒ ‒ ‒ ‒ ‒ ‒ Acetone ‒ ‒ ‒ ‒ ‒ ‒ ‒ ‒ ‒ ‒ ‒ ‒ Pyridine ‒ ± ± ‒ ‒ ‒ ‒ ± ± ‒ ‒ ‒ DMF ‒ ± ± ‒ ‒ ‒ ± ± ± ± ± ± NMP ± ± ± ‒ ‒ ‒ + + + + + + DMSO + + + + + +

-: không tan; ±: tan một phần; +: tan hoàn toàn

Kết quả thí nghiệm đổ khuôn film

Dung dịch các mẫu vật liệu hoà tan trong dung môi DMSO được dàn đều trên một tấm kính mỏng, đưa vào tủ sấy ở nhiệt độ 800C trong 24 giờ. Kết quả như sau:

+ Mẫu keratin tách chiết B1, B2: không hình thành được tấm film mỏng. Mẫu vật liệu bị khô, giòn, vỡ thành các mảnh vụn nhỏ.

+ Mẫu vật liệu keratin cấy ghép monomer B1E, B2E, B1M và B2M: có thể hình thành các tấm fim mỏng, dày khoảng 2mm (Hình 3. 11)

Như vậy, mặc dù cả 6 mẫu vật liệu đề có thể tồn tại ở trạng thái nóng chảy khi được gia nhiệt đến nhiệt độ chảy mềm xác định, tuy nhiên, chỉ có các mẫu vật liệu cấy ghép có khả năng đổ khuôn, tái tạo lại hình dạng mới. Đây là một trong

: Nhiệt độ thường

53

những đặc điểm quan trọng để đánh giá khả năng tái sử dụng của mẫu vật liệu có tính chất nhựa nhiệt dẻo.

Hình 3.11. Hình ảnh các tấm fim mỏng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng cấy ghép ethyl acrylate và methyl methacrylate lên sợi keratin tách chiết từ lông gà (Trang 56 - 58)