Kết quả phân tích DTA được thể hiện trong hình 3.7 và hình 3.8 dưới đây:
Hình 3.7. Đường DTA của các mẫu vật liệu B1, B1E, B1M
Hình 3.8. Đường DTA của các mẫu vật liệu B2, B2E, B2M
Các kết quả biểu diễn trên hình 3.7 và 3.8 cho thấy, tất cả các mẫu vật liệu đều trải qua 2 quá trình thu nhiệt thể hiện bởi 1 đỉnh thu nhiệt nhỏ xuất hiện ở khoảng 1000C tương ứng với quá trình bay hơi nước của các mẫu vật liệu và 1 đỉnh thu nhiệt lớn hơn xuất hiện ở khoảng 220-2300C tương ứng với sự phá huỷ cấu trúc vật liệu. Sự xuất hiện của các đỉnh thu nhiệt này trên các kết quả DTA được giải thích như sau: khi nhiệt độ tăng, mẫu hấp thụ nhiệt đến một nhiệt độ xác định, mẫu
44
đo xảy ra quá trình mất nước và phá huỷ cấu trúc. Do hấp thụ nhiệt nên nhiệt độ của mẫu tăng lên, trong khi đó mẫu đối chứng là mẫu trơ về nhiệt nên hiệu nhiệt độ giữa mẫu đo và mẫu đối chứng (∆T) tăng. Sự tăng lên của ∆T được thể hiện bởi sự lệch khỏi đường nền, tạo nên một đỉnh peak tương ứng với quá trình thu nhiệt. Trong phép đo này, đỉnh peack thu nhiệt được quy định theo chiều đi xuống. Khi quá trình thu nhiệt kết thúc, giá trị ∆T đạt một cân bằng mới cho đến khi diễn ra các quá trình tiếp theo. Sự xuất hiện của các đỉnh peak toả nhiệt trên đường DTA cũng được giải thích tương tự .
Kết quả phân tích DTA trên hình 3.7 và 3.8 cũng cho thấy ở khoảng nhiệt độ từ 200-3000C, các đỉnh thu nhiệt của các mẫu vật liệu B1, B1E và B1M xuất hiện tương đối giống nhau trong khi đó, đỉnh thu nhiệt của mẫu vật liệu keratin tách chiết (B2) xuất hiện sớm hơn so với các mẫu keratin cấy ghép (B2E, B2M). Kết quả này có thể cho dự đoán rằng các mẫu keratin cấy ghép (B2E, B2M) bền nhiệt hơn mẫu keratin tách chiết (B2). Theo Enqui Jin (2011), do các liên kết carbon-carbon trong nhánh polymer nhân tạo bền nhiệt hơn so với liên kết peptide của phân tử keratin nên các mẫu keratin cấy ghép có thể bền nhiệt hơn các mẫu keratin tách chiết [12].
Ngoài ra, kết quả phân tích DTA còn cho thấy có sự khác biệt giữa đường DTA của các mẫu vật liệu keratin tách chiết B1, B2 và mẫu vật liệu keratin cấy ghép monomer B1E, B1M, B2E và B2M ở khoảng nhiệt độ 300-5000C. Sự xuất hiện của các đỉnh thu nhiệt nhỏ trên đường DTA của các mẫu keratin cấy ghép ở khoảng nhiệt độ trên 3000C chứng tỏ phản ứng cấy ghép monomer lên sợi keratin đã xảy ra trong cả 4 trường hợp cấy ghép. Các đỉnh thu nhiệt trong khoảng nhiệt độ 300- 4000C xuất hiện do quá trình thu nhiệt của quá trình phá huỷ cấu trúc các nhánh polymer cấy ghép trên sợi keratin.
Như vậy, có sự phù hợp giữa kết quả phân tích nhiệt vi sai DTA và phân tích nhiệt trọng lực TGA. Trong khoảng nhiệt độ từ 50 -5000C, các mẫu đều trải qua quá trình mất nước ở khoảng nhiệt độ 0-2300C và quá trình phá huỷ cấu trúc diễn ra ở khoảng 230-5000C. Trong nhóm mẫu vật liệu B2, B2M, B2E, các mẫu vật liệu cấy ghép monomer cho thấy sự bền nhiệt hơn so với mẫu vật liệu keratin tách chiết. Kết
45
quả DTA cũng cho thấy có sự tham gia của monomer cấy ghép lên sợi keratin ở cả 4 trường hợp cấy ghép.