Các kiểu định hướng hành động nhận thức của học sinh

Một phần của tài liệu vận dụng phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề vào dạy học chương “khúc xạ ánh sáng” vật lí 11 (Trang 36 - 38)

1.3.6.1. Xét theo sự định hướng của GV theo các mức độ đòi hỏi khác nhau, từ cao đến thấp đối với hành động nhận thức của HS và cũng tương ứng với các mục tiêu rèn

luyện khác nhau thì sự định hướng của GV đối với hành động nhận thức của HS được phân thành 5 kiểu định hướng.

a. Định hướng tìm tòi

Kiểu định hướng trong đó GV không chỉ ra cho HS một cách tường minh các kiến thức, cách thức hành động cần áp dụng, mà chỉ đưa ra gợi ý sao cho HS có thể tìm tòi, huy động hoặc xây dựng những kiến thức, cách thức hành động thích hợp để giải quyết nhiệm vụ, nghĩa là đòi hỏi HS tự xác định hành động thích hợp trong tình huống đang xét.

Sự định hướng tìm tòi có hai mức độ khác nhau tùy thuộc vào mức độ đòi hỏi đối với hành động của học sinh.

- Định hướng tìm tòi sáng tạo: kiểu định hướng trong đó GV yêu cầu HS tự nghĩ ra cách thức hành động giải quyết nhiệm vụ, không phải theo một một mẫu có sẵn nào. - Định hướng tìm tòi áp dụng các cách hành động theo các mẫu đã biết: kiểu định hướng trong đó GV yêu cầu HS tự huy động, lựa chọn các cách thức hành động theo các mẫu đã biết để chuyển tải áp dụng vào tình huống đang xét.

b. Định hướng khái quát chương trình hóa

Kiểu định hướng được chương trình hóa thành các bước với các yêu cầu từ cao đến thấp, thu hẹp dần phạm vi, mức độ phải tìm tòi giải quyết cho vừa sức HS.

c. Định hướng tái tạo

Kiểu định hướng trong đó GV hướng dẫn HS vào việc huy động, áp dụng những kiến thức, cách thức hành động mà HS đã biết hoặc đã được GV chỉ ra một cách tường minh để HS có thể giải quyết được nhiệm vụ.

Với kiểu định hướng này, HS chỉ cần tái tạo những hành động đã được GV chỉ rõ hoặc những hành động trong các tình huống đã quen thuộc đối với HS.

Sự định hướng tái tạo lại có hai mức độ khác nhau tùy thuộc vào mức độ đòi hỏi đối với hành động của HS:

- Định hướng tái tạo angorit: kiểu định hướng trong đó GV chỉ ra một cách khái quát tổng thể trình tự các hành động để HS tự mình giải quyết được nhiệm vụ.

- Định hướng tái tạo từng thao tác cụ thể, riêng rẻ: kiểu định hướng trong đó HS theo dõi, bắt chước lặp lại theo thao tác mẫu cụ thể do GV chỉ ra.

1.3.6.2. Trong dạy học PH và GQVĐ, để phát triển hành động nhận thức tìm tòi, sáng tạo của HS thì cần thực hiện kiểu định hướng khái quát chương trình hóa, cụ thể là:

Sự định hướng ban đầu là định hướng tìm tòi, nghĩa là đòi hỏi HS tự lực tìm tòi GQVĐ đã đặt ra.

Nếu HS không đáp ứng được thì sự giúp đỡ tiếp theo của GV là sự cụ thể hóa dần từng bước định hướng khái quát ban đầu (gợi ý thêm, chi tiết hóa dần) để thu hẹp dần phạm vi, mức độ phải tìm tòi giải quyết cho vừa sức HS.

Nếu HS vẫn không đáp ứng được thì sự hướng dẫn của GV chuyển dần sang kiểu định hướng tái tạo. Khi cần thiết phải sang kiểu định hướng tái tạo thì trước hết là sử dụng kiểu định hướng tái tạo angorit (chỉ ra trình tự các hành động, thao tác) để HS theo đó tự giải quyết vấn đề đã đặt ra.

Nếu HS vẫn không đáp ứng được thì mới thực hiện sự hướng dẫn tái tạo đối với từng hành động, thao tác cụ thể, riêng rẻ của trình tự các hành động, thao tác đó.

Một phần của tài liệu vận dụng phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề vào dạy học chương “khúc xạ ánh sáng” vật lí 11 (Trang 36 - 38)