phát hiện và giải quyết vấn đề
Tiến trình xây dựng kiến thức theo con đường thực nghiệm được thể hiện qua sơ đồ sau:
Hình 1.5. Sơ đồ tiến trình xây dựng kiến thức theo con đường thực nghiệm của kiểu dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề
1.Làm nảy sinh VĐ cần giải quyết từ tình huống (điều kiện) xuất phát: từ kiến thức cũ, kinh nghiệm, thí nghiệm, bài tập, truyện kể lịch sử,…
2
2. Phát biểu VĐ cần giải quyết (câu hỏi cần trả lời)
3. Giải quyết VĐ
4. Rút ra kết luận:
Đối chiếu kết quả thí nghiệm với giả thuyết đã đề xuất. Có 2 khả năng xảy ra:
- Nếu kết quả thí nghiệm phù hợp với giả thuyết (hệ quả) đã đề xuất thì giả thuyết trở thành kiến thức mới.
- Nếu kết quả thí nghiệm không phù hợp với giả thuyết đã đề xuất thì cần kiểm tra lại quá trình thí nghiệm và quá trình suy luận từ giả thuyết ra hệ quả. Nếu quá trình thí nghiệm đã đảm bảo điều kiện mà thí nghiệm cần tuân thủ và quá trình suy luận không mắc sai lầm thì kết quả thí nghiệm đòi hỏi phải đề xuất giả thuyết mới, rồi lại kiểm tra tính đúng đắn của nó. Quá trình này có thể tiếp diễn nhiều lần, cho tới khi xây dựng được kiến thức mới. Những kiến thức vận dụng lúc đầu này nhiều khi là trường hợp riêng, trường hợp giới hạn của kiến thức mới. Qua đó, phạm vi áp dụng các kiến thức đã vận dụng lúc đầu được chỉ ra.
3.1. Đề xuất giả thuyết
3.2.Kiểm nghiệm tính đúng đắn của giả thuyết nhờ thí nghiệm -Xác định nội dung cần kiểm tra nhờ thí nghiệm
* Phân tích xem có thể kiểm tra trực tiếp nhờ thí nghiệm tính đúng đắn của giả thuyết đã đề xuất hay không?
* Nếu không được, suy luận logic từ giả thuyết ra hệ quả kiểm tra được trực tiếp nhờ thí nghiệm.
- Thiết kế phương án thí nghiệm để kiểm tra tính đúng đắn của giả thuyết hoặc hệ quả của nó: cần những dụng cụ nào, bố trí chúng ra sao, tiến hành thí nghiệm như thế nào, thu thập dữ liệu thí nghiệm định tính và định lượng như thế nào, xử lí các dữ liệu thí nghiệm này như thế nào?
- Thực hiện thí nghiệm: lập kế hoạch thí nghiệm, lắp ráp, bố trí và tiến hành thí nghiệm, thu thập và xử lí các dữ liệu thí nghiệm để đi tới kết quả.
1.3.5. Các dạng hành động và thao tác thành tố cần rèn luyện cho học sinh trong tiến trình xây dựng kiến thức theo kiểu dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề
1.3.5.1. Các hành động cần thực hiện của HS trong tiến trình dạy học PH và GQ VĐ
- Tái hiện, tiếp nhận thông tin tình huống. - Phát hiện và phát biểu VĐ cần giải quyết.
- Suy đoán giải pháp khảo sát lí thuyết để GQVĐ: xác định các kiến thức đã biết cần vận dụng, cách thức vận dụng các kiến thức này hoặc đề xuất giả thuyết, suy luận logic từ giả thuyết ra hệ quả kiểm tra được nhờ thí nghiệm.
- Suy đoán giải pháp khảo sát thực nghiệm để GQVĐ: thiết kế, lựa chọn phương án thí nghiệm khả thi để thu lượm dữ liệu định tính và định lượng cần thiết cho việc kiểm nghiệm kết luận đã rút ra từ suy luận lí thuyết hoặc kiểm tra tính đúng đắn của giả thuyết đã đề xuất.
- Thực hiện các giải pháp đã suy đoán để thu được kết quả.
- Đối chiếu kết quả khảo sát lí thuyết và kết quả khảo sát thực nghiệm để đi tới kết luận.
- Đánh giá tính hợp thức của kết luận.
- Vận dụng kiến thức đã xây dựng được để tiên đoán, giải thích các hiện tượng khác.
1.3.5.2. Các thao tác thành tố cấu thành các hành động của HS trong tiến trình dạy học PH và GQ VĐ
- Tri giác.
- Các thao tác tư duy.
- Các suy luận logic: suy luận quy nạp, suy luận diễn dịch, suy luận tượng tự. - Mô tả, tường thuật.
- Trực giác.
- Các thao tác tay chân: lắp ráp, bố trí, vận hành thiết bị thí nghiệm, thu thập dữ liệu thí nghiệm.