Độ phân giải năng lượng của detector được định nghĩa là tỉ số giữa FWHM và vị trí đỉnh hấp thụ toàn phần Ho, trong đó FWHM là bề rộng của phân bố tại tọa độ bằng một nửa độ cao cực đại của đỉnh.
Độ rộng đỉnh thường được biểu diễn bằng (FWHM) là một hàm phụ thuộc vào năng lượng. Độ rộng này phụ thuộc vào thăng giáng thống kê của quá trình tập hợp điện tích và truyền tín hiệu từ đầu dò đến MCA. Việc chuẩn bề rộng đỉnh góp phần nâng cao tính chính xác của việc tính diện tích đỉnh và xác định đỉnh chập.
Mối quan hệ giữa độ rộng FWHM và năng lượng E được biểu diễn:
FWHM= aE ½ + bE +c (1.1) Trong đó a, b, c là các hằng số thực nghiệm có được từ việc làm khớp.
Debertin và Helmer cũng đề nghị mối quan hệ như sau:
FWHM= (a + bE) 1/2 (1.2) Nếu các đỉnh có dạng phân bố đỉnh Gauss. Độ rộng đỉnh được xác định bằng:
FWHM= 0,939. A/ (CT - C0) (1.3)
Trong đó A là diện tích đỉnh, CTlà độ cao đỉnh và Colà phông, FWHM là bề rộng toàn phần ở một nửa chiều cao cực đại.
Quy trình chuẩn độ rộng đỉnh phổ tương tự như chuẩn năng lượng nên hai quy trình này thường được tiến hành đồng thời. Các hệ số và hàm chuẩn này được lưu trong máy tính có thể gọi lại để dùng cho các phép đo tiếp theo.
Trong chương trình Genie- 2000 độ rộng đỉnh được xác định bằng công thức như sau:
FWHM= a + bE ½ (1.4) Độ phân giải tốt không những giúp nhận biết các đỉnh kề nhau mà còn giúp ghi
nhận được các nguồn yếu có năng lượng riêng biệt khi nó nằm chồng lên miền liên tục. Các detector có hiệu suất bằng nhau sẽ có kết quả là các diện tích đỉnh bằng nhau, nhưng những detector có độ phân giải năng lượng tốt sẽ tạo nên các đỉnh năng lượng hẹp và cao, các đỉnh năng lượng này có thể nhô lên cao hơn so với vùng nhiễu thống kê của miền liên tục [9].
1.3.2. Hiệu suất ghi nhận của đầu dò 1.3.2.1. Khái niệm về hiệu suất