1.3.10. Hiệu chỉnh tự hấp thụ
Phép đo hoạt độ phóng xạ trong đất bởi hệ phổ kế gamma có liên quan đến nguồn hiệu chỉnh mà matrix nguồn khác với matrix của mẫu đo. Trong trường hợp này, ta nên đưa vào kết quả một thừa số hiệu chỉnh. Năng lượng càng thấp thì thừa số hiệu chỉnh càng lớn.
Nhiều kĩ thuật khác nhau được sử dụng để xác định thừa số hiệu chỉnh này: Đo hiệu suất suy giảm bức xạ gamma trong mẫu với năng lượng cho trước. Tính toán đối với cấu tạo hóa học và mật độ mẫu.
Đối với thùng chứa mẫu hình trụ, thừa số hiệu chỉnh sự suy giảm fatt,E được tính theo công thức sau:
1 2 -μ (E).X 2 att,E -μ (E).X 1 μ (E).(1-e ) f = μ (E).(1-e ) (1.37)
Với X là quãng chạy trung bình của bức xạ gamma trong thùng chứa, μ (E)i là hệ số suy giảm tuyến tính.
Hệ số suy giảm tuyến tính μ(E) phụ thuộc vào năng lượng photon, mật độ ρ và cấu tạo hóa học của mẫu và diễn tả sự suy giảm theo cấp số nhân của mật độ chùm tia gamma theo khoảng cách và có thể tính theo công thức sau:
i m,i i
μ(E)= ω μ (E) ρ
∑ (1.38)
Hệ số suy giảm tuyến tính μ(E)cũng có thể được tính bằng cách lấy hiệu suất suy giảm khối nhân với mật độ.
Trong khi thực hiện các phép đo có thể xảy ra sự mất mát số đếm do hiệu ứng trùng phùng tổng, đặc biệt đối với các detector có hiệu suất ghi nhận cao.
Các thừa số này đóng vai trò quan trọng khi đo nguồn điểm hoặc nguồn đĩa mỏng đặt gần bề mặt detector, có các thừa số hiệu chỉnh cụ thể cho mỗi đồng vị phóng xạ, detector, hình học nguồn và khoảng cách từ mẫu đến detector.
Hầu hết tất cả các phương pháp lý thuyết dùng để tính toán đều liên quan đến các phần mềm mô phỏng Monte-Carlo (Geant, EGSnrc,MCNP, Penelope…..) dùng để tính toán các trường hợp phức tạp, không tính được bằng thực nghiệm.
Khi tính toán thực nghiệm có thể sử dụng các dữ liệu đặc biệt từ lý thuyết nhưng cần nhiều điều kiện về đầu dò và điều kiện đo.
Mối quan hệ giữa giá trị của số đếm thực N theo lý thuyết và giá trị của số đếm thực trên thực nghiệm Nlà thừa số hiệu chỉnh tổng của chùm tia gamma ở năng lượng E. Thừa số này được áp dụng trong phép phân tích phổ đo mẫu.
CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH MẪU MÔI TRƯỜNG ĐẤT
Chương 1 trình bày về nguồn gốc phóng xạ môi trường. Trong đó, các đồng vị phóng xạ tự nhiên 238
U, 232Th, 40K là thành phần chính đóng góp vào phông phóng xạ gamma gây ảnh hưởng ít nhiều đến sức khỏe con người. Các đồng vị này tồn tại chủ yếu trong môi trường đất. Việc nghiên cứu hoạt độ phóng xạ trong đất mang đến nhiều lợi ích thực tiễn bảo vệ sức khỏe con người như biết được đặc điểm hoạt độ phóng xạ trong môi trường sống xung quanh mình, phát hiện các sự cố hạt nhân kịp thời hay về lợi ích kinh tế, đưa ra quyết định tái sử dụng, tái chế đất và các vật liệu khác một cách hợp lý. Để phân tích hoạt độ phóng xạ,việc đầu tiên là cần tìm hiểu và đưa ra quy trình phân tích mẫu môi trường đất một cách chính xác. Chương 2 trình bày cụ thể quá trình phân tích mẫu môi trường đất. Đây là khâu đặc biệt quan trọng quyết định tính chính xác của kết quả nghiên cứu.