Các phương pháp lấy mẫu

Một phần của tài liệu xây dựng quy trình phân tích hoạt độ 238u, 232th, 40k của mẫu môi trường đất trên hệ phổ kế gamma gmx 35p470 (Trang 41 - 44)

Việc lựa chọn phương pháp lấy mẫu phụ thuộc vào mục tiêu nghiên cứu và những kết quả khảo sát ban đầu về đặc điểm hoạt độ phóng xạ của vùng đất đang xét. Ví dụ, mục tiêu là bảo vệ loài người và môi trường thì có liên quan đến xã hội và những khó khăn về kinh tế. Chiến lược lấy mẫu được lựa chọn phải đảm bảo rằng hoạt độ phóng

xạ trong mẫu đặc trưng cho sự phân bố các đồng vị phóng xạ trong đất tại khu vực khảo sát.

Trước khi lựa chọn phương pháp lấy mẫu thì phải lựa chọn đơn vị lấy mẫu trong một khu vực đặc biệt (ví dụ khu vực có mức độ ô nhiễm phóng xạ cao).

Luận văn này sẽ trình bày về “đơn vị lấy mẫu” chi tiết hơn ở mục 2.3.1.

Việc lựa chọn phương pháp (chiến lược) lấy mẫu phải tuân theo các bước sau đây: Phân tích các dữ liệu lịch sử, tham khảo các nghiên cứu trước đây… giúp phát hiện các nguồn đồng vị phóng xạ còn tiềm ẩn trong vùng đất cần khảo sát.

Khảo sát vùng đất xung quanh khu vực lấy mẫu.

Khảo sát vùng đất: Sử dụng máy dò cầm tay di động để biết được sự phân bố hoạt độ phóng xạ của vùng đất nghiên cứu.

Việc lựa chọn chiến lược lấy mẫu xác định mật độ mẫu, sự phân bố theo thời gian, không gian của các đơn vị lấy mẫu và thời gian lấy mẫu có đưa vào các yếu tố sau:

Sự phân bố tiềm tàng của các đồng vị phóng xạ: Đồng nhất hay không đồng nhất. Đặc điểm của môi trường.

Khối lượng đất tối thiểu cần thiết để tiến hành thí nghiệm. Số lượng thí nghiệm cần thực hiện tối đa cho việc nghiên cứu.

Trong rất nhiều trường hợp có thể phát hiện đất bị ô nhiễm, vì vậy xác định một chiến lược lấy mẫu cho những vùng đất đặc biệt này là rất cần thiết. Một điều lưu ý là ta phải lựa chọn các điểm lấy mẫu thích hợp mà sự phân bố đồng vị phóng xạ đã biết trước, đồng thời những điểm này phải ở những vị trí thuận lợi cho việc giám sát hằng ngày. Điều này cho phép khẳng định chính xác hơn về số lượng và vị trí điểm lấy mẫu. Xác suất lựa chọn ngẫu nhiên một chiến lược lấy mẫu chỉ đúng khi sự phân bố hoạt độ phóng xạ trong đất là đồng nhất. Đối với một vùng đất có các nguồn điểm không đồng nhất thì chiến lược lấy mẫu phụ thuộc vào đặc điểm phân bố của các nguồn điểm không đồng nhất trong các vùng đất lấy mẫu khác nhau.

Khi mục đích nghiên cứu là khảo sát phóng xạ xảy ra gần đây trên bề mặt đất chẳng hạn như chu trình của bụi phóng xạ, rò rĩ phóng xạ hoặc tai nạn hạt nhân thì lấy mẫu là lớp đất trên cùng.

Khi mục tiêu là nghiên cứu một vùng đất bị ô nhiễm thì cần khảo sát sự phân bố của các đồng vị phóng xạ dọc theo độ sâu của đất. Mẫu được lấy từ các độ sâu khác nhau. Các mẫu đất có thể có cùng độ dày hoặc ở mỗi tầng đất khác nhau sẽ lấy một mẫu đại điện [11]. Hình 2.2. trình bày sơ đồ lựa chọn phương pháp lấy mẫu.

Hình 2.2. Sơ đồ lựa chọn phương pháp lấy mẫu

2.3. Kế hoạch lấy mẫu

Kế hoạch lấy mẫu đòi hỏi sự chính xác, phụ thuộc vào phương pháp lấy mẫu đã chọn. Kế hoạch cũng xác định nguồn nhân lực cần thiết cho việc lấy mẫu. Tùy từng trường hợp cụ thể mà có kế hoạch lấy mẫu khác nhau. Kế hoạch phải cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết về vùng đất (nơi lấy mẫu), đơn vị lấy mẫu, vị trí điểm lấy mẫu, loại mẫu (mẫu đất đơn hay mẫu đất tổng hợp), lấy mẫu theo chiều dọc hay ở các tầng đất khác nhau.

2.3.1. Lựa chọn khu vực và đơn vị lấy mẫu

Sau khi đã chọn được một phương pháp lấy mẫu, thì khu vực và đơn vị lấy mẫu được xác định dựa trên các khảo sát ban đầu. Vùng đất cần khảo sát được chia thành nhiều khu vực. Một khu vực được chia thành nhiều ô. Mỗi ô là một đơn vị lấy mẫu.Trong một vài trường hợp, ranh giới bao quanh khu vực lấy mẫu cũng như các đơn vị lấy mẫu được giữ cố định, ví dụ như trong một khu vực thí nghiệm hạt nhân mới. Đối với nơi xảy ra tai nạn hạt nhân thì kích thước của khu vực lấy mẫu và các đơn vị lấy mẫu có thể xác định được bởi các đặc điểm của môi trường (hướng và cường độ của gió, địa hình…) tại thời điểm xảy ra tại nạn, cũng như sự thay đồi nguồn phóng xạ (đồng vị phóng xạ, hoạt độ…..).

Đối với phương pháp lấy mẫu theo xác suất, các đơn vị lấy mẫu có thể được lựa chọn một cách hệ thống hoặc ngẫu nhiên.

Đối với tất cả phương pháp (chiến lược) lấy mẫu đều có thể được chọn ngẫu nhiên hoặc có hệ thống.

Ở cùng một vùng đất, do sự phân bố không đồng đều của các đồng vị phóng xạ, nên có thể kết hợp các phương pháp lấy mẫu khác nhau cho các vị trí khác nhau [13].

Một phần của tài liệu xây dựng quy trình phân tích hoạt độ 238u, 232th, 40k của mẫu môi trường đất trên hệ phổ kế gamma gmx 35p470 (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)