0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN CỦA DÂN, DO DÂN, VÌ DÂN LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN: CƠ SỞ LÝ LUẬN ĐỂ TIẾP CẬN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI VÀ XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY PDF (Trang 92 -96 )

II. Lấy phát triển kinh tế làm nền tảng, dốc toàn lực cải thiện đời sống nhân dân, nhanh chóng xây dựng xã hội hài hoà

3. Thật khó khẳng định rằng, cha ông ta đã có một tiếng nói chung, thống nhất tuyệt

NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN CỦA DÂN, DO DÂN, VÌ DÂN LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

THỰC TIỄN

Tác giả: GS.VS. Nguyễn Duy Quý và PGS.TS. Nguyễn Tất Viễn (chủ biên) Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2008, 273 tr.

Cuốn sách Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân - Lý luận và thực tiễn là kết

quả nghiên cứu của đề tài KX.04.01 do GS.VS. Nguyễn Duy Quý làm chủ nhiệm,

với mục tiêu và nhiệm vụ là xây dựng cơ sở lý luận về nhà nước pháp quyền xã hội

chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân, góp phần vào quá trình xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Cuốn sách gồm 5 phần chính.

pháp quyền. Theo các tác giả, tư tưởng về nhà nước pháp quyền đã xuất hiện rất sớm ở phương Tây. Các tác giả đã dành một phần đáng kể để bàn về sự vận dụng học thuyết nhà nước pháp quyền vào việc tổ chức thực hiện quyền lực ở nhà nước tư sản và những đặc trưng của học thuyết nhà nước pháp quyền tư sản hiện đại. Các tác giả cho rằng, trong quá trình vận dụng học thuyết nhà nước pháp quyền vào tổ chức thực hiện quyền lực ở nhà nước tư sản, tư tưởng về nhà nước pháp quyền đã dần dần đóng vai trò một học thuyết chính trị – pháp lý quan trọng trong thời kỳ cách mạng tư sản ở Tây Âu thế kỷ XVII - XVIII. Tư tưởng nhà nước pháp quyền với những giá trị tiến bộ và nhân văn đã có tác động quan trọng đến quá trình đấu tranh vì dân chủ, vì quyền con người, từng là mục tiêu tập hợp lực lượng của các cuộc cách mạng tư sản ở châu Mỹ và châu Âu thế kỷ XVIII nhằm lật đổ chế độ phong kiến chuyên chế. Các tác giả đã chỉ ra những đặc trưng của học thuyết nhà nước pháp quyền tư sản (nhân dân là chủ thể của quyền lực nhà nước; quyền con người, quyền công dân được tôn trọng và bảo vệ; bảo đảm dân chủ; luật chiếm vị trí tối thượng trong đời sống của nhà nước và xã hội; tổ chức nhà nước theo nguyên tắc phân chia quyền lực, dùng quyền lực để kiểm tra và giám sát quyền lực; nhà nước pháp quyền gắn bó mật thiết với xã hội công dân (xã hội dân sự); vai trò lãnh đạo của các đảng phái chính trị đối với nhà nước); và từ đó, đưa ra một quan niệm chung về nhà nước pháp quyền tư sản.

Phần thứ hai có tiêu đề là Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan

điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về Nhà nước và nhà nước pháp quyền. Phần này để trả lời cho câu hỏi rằng, trong học thuyết của các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác - Lênin có đề cập đến vấn đề nhà nước pháp quyền hay không và thái độ của các ông đối với vấn đề nhà nước pháp quyền như thế nào? Các tác giả cho rằng, các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác - Lênin tuy không sử dụng khái niệm nhà nước pháp quyền, nhưng những tư tưởng căn bản của nhà nước pháp quyền đã được các ông đề cập và vận dụng vào thực tiễn xây dựng và củng cố nhà nước xã hội chủ nghĩa, đó là các vấn đề: xây dựng một nhà nước kiểu mới hợp hiến, hợp pháp, dân chủ, một nhà nước mà pháp chế là nguyên tắc tối quan trọng trong đời sống nhà nước và xã hội; có một hệ thống pháp luật đầy đủ và pháp luật được thực hiện nghiêm minh, bảo đảm quyền con người, quyền công dân… Cũng trong phần thứ hai này, các tác giả đã khái quát tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân ở một số nội

dung chủ yếu, đồng thời trình bày quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Theo các tác giả, nhận thức lý luận của Đảng ta về nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân ở Việt Nam bắt nguồn từ quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật xã hội chủ nghĩa, nhưng giai đoạn từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII đến nay là thời kỳ thể hiện tập trung nhất sự phát triển quan điểm và đường lối của Đảng ta về nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Việc đổi mới tư duy chính trị - pháp lý của Đảng ta trong công cuộc đổi mới toàn diện đất nước đã một lần nữa khẳng định rằng, nhà nước pháp quyền có một vị trí quan trọng trong nhận thức và trong thực tiễn ở Việt Nam.

Khái niệm, những đặc trưng cơ bản và chức năng của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân là phần thứ ba của cuốn sách. Trong đó, các tác giả khẳng định, nhà nước pháp quyền không phải là sản phẩm của riêng xã hội tư bản chủ nghĩa, mà nó hoàn toàn có thể được xây dựng trong xã hội xã hội chủ nghĩa. Về nguyên lý, có nhà nước pháp quyền tư bản chủ nghĩa và nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Hai nhà nước này khác nhau ở mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ và điều đó được quy định bởi cơ sở kinh tế, chính trị, xã hội, văn hoá và truyền thống dân chủ

của mỗi chế độ nhà nước. Trong mụcNhững tiền đề của việc xuất hiện nhà nước

pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân ở Việt Nam, các tác giả cho rằng, Việt Nam đã có những tiền đề cơ bản cho việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, đó là những tiền đề về kinh tế, tư tưởng, chính trị, dân chủ hoá, các tiền đề về cơ sở xã hội cũng như những kinh nghiệm ban đầu về đổi mới hệ thống chính trị, xây dựng và củng cố nhà nước trong hơn 20 năm đổi mới. Các tác giả đã đưa ra bảy đặc trưng cơ bản của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam: 1. Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân; 2. Quyền lực nhà nước được tổ chức theo nguyên tắc thống nhất trên cơ sở có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện ba quyền: lập pháp, hành pháp và tư pháp; 3. Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam thừa nhận vị trí tối thượng của Hiến pháp và luật trong đời sống xã hội; tổ chức và hoạt động của Nhà nước thực hiện trên cơ sở Hiến pháp và pháp luật; 4. Trách nhiệm qua lại giữa

nhà nước và công dân là mối quan hệ chủ đạo trong xã hội, thể hiện vai trò của một nhà nước “phục vụ”, đồng thời thể hiện trách nhiệm của công dân trước nhà nước và xã hội; 5. Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa gắn với một xã hội dân sự định hướng xã hội chủ nghĩa; 6. Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa bảo đảm thực hiện nghiêm chỉnh và có thiện chí các cam kết quốc tế; 7. Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là nhà nước do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Tiếp theo, các tác giả đề cập đến chức năng và nhiệm vụ của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Theo các tác giả, chức năng của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là những phương diện hoạt động chủ yếu phù hợp với bản chất, nhiệm vụ, mục đích của nó, được quy định bởi thực tế khách quan của tình hình chính trị, kinh tế, xã hội trong nước và quốc tế trong từng giai đoạn phát triển của đất nước. Do đó, bên cạnh việc phát huy tối đa nội lực thì nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa cũng cần phải chủ động hội nhập, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế và tích cực tham gia vào việc giải quyết các vấn đề toàn cầu.

Với nhận thức rằng, Việt Nam có một đặc điểm rất cơ bản trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là từ một xã hội thuộc địa, nửa phong kiến, nền kinh tế chủ yếu là

sản xuất nhỏ, trình độ phát triển kinh tế còn thấp, nên trong phần thứ tư – Thời kỳ

quá độ lên chủ nghĩa xã hội và các yếu tố quy định, chi phối quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, các tác giả đã dành mục đầu tiên để khái quát đặc điểm của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam và đưa ra những mục tiêu cụ thể mà chúng ta cần đạt được khi kết thúc thời kỳ quá độ. Từ đó, các tác giả khẳng định, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là một quá trình lâu dài. Bên cạnh những cơ hội và thuận lợi thì quá trình đó sẽ phải vượt qua nhiều trở ngại, thử thách, chịu sự chi phối của điều kiện lịch sử, truyền thống, kinh tế, văn hoá… cũng như những ảnh hưởng của các yếu tố quốc tế, như sự phát triển mạnh mẽ của cách mạng khoa học và công nghệ, toàn cầu hoá, chiến lược “diễn biến hoà bình”… Vì vậy, theo các tác giả, để xây dựng thành công nhà nước pháp quyền ở Việt Nam thì chúng ta cần phải có quyết tâm trong chủ trương và hành động, cần có các phương hướng và bước đi thích hợp.

Trong phần cuối, các tác giả tập trung vào vấn đề Phương hướng và các giải pháp

trương và các Nghị quyết của Đảng ta về xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, các tác giả đã trình bày phương hướng chung và các giải pháp chủ yếu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Theo các tác giả, chúng ta cần tiếp tục xây dựng, hoàn thiện một hệ thống lý luận về nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, tiếp tục nghiên cứu những vấn đề mới về lý luận trong quá trình chuyển đổi của đất nước và của các yếu tố quốc tế; tiếp tục tiến hành đổi mới hệ thống chính trị, cải cách mạnh mẽ bộ máy nhà nước, thực hiện chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam, tổ chức tốt việc thi hành pháp luật; xây dựng cơ chế phản biện xã hội và giám sát xã hội, tạo cơ sở pháp lý quan trọng cho xã hội dân sự hoạt động bình thường và lành mạnh. Một giải pháp được các tác giả đặc biệt chú trọng là vấn đề đổi mới phương thức lãnh đạo và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa nhằm bảo đảm sự ổn định và phát triển của đất nước trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế, hướng tới mục tiêu dân giàu, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh.

Nhìn chung, cuốn Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân – Lý luận và thực

tiễn đã trình bày tương đối hệ thống những cơ sở lý luận và thực tiễn về nhà nước

pháp quyền; làm rõ những quan điểm về nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân trong điều kiện Việt Nam; đồng thời đã đưa ra được những phương hướng và giải pháp cơ bản để xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Mỗi phần của cuốn sách đều chứa đựng những thông tin tham khảo bổ ích và cần thiết cho các nhà nghiên cứu khoa học, người làm công tác quản lý, các nhà hoạch định chính sách xã hội về Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, cũng như đối với những ai quan tâm đến lĩnh vực này.r

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN: CƠ SỞ LÝ LUẬN ĐỂ TIẾP CẬN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI VÀ XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY PDF (Trang 92 -96 )

×