II. Lấy phát triển kinh tế làm nền tảng, dốc toàn lực cải thiện đời sống nhân dân, nhanh chóng xây dựng xã hội hài hoà
3. Thật khó khẳng định rằng, cha ông ta đã có một tiếng nói chung, thống nhất tuyệt
NGUYỄN QUANG HƯNG(*)
Trong bài viết này, sau khi trình bày một cách khái quát quan niệm của các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác - Lênin về lịch sử triết học, những đánh giá, nhận xét của các ông về một số nhà triết học tiền bối, tác giả đã đưa ra nhận xét của mình về quan niệm này của các ông. Theo tác giả, mặc dù bàn tới lịch sử triết học ở nhiều tác phẩm, song các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác - Lênin không trình bày chi tiết toàn bộ quan niệm, học thuyết của một nhà triết học cụ thể nào; các ông không khảo sát quan niệm của các nhà triết học tiền bối theo trình tự niên đại; về phương pháp luận, việc
các ông phân chia triết học thành hai khuynh hướng duy vật và duy tâm là hợp lý; quan niệm của các ông giúp chúng ta sáng tỏ nhiều vấn đề lịch sử triết học, nhưng đó không phải là “giáo trình lịch sử triết học”.
Các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác - Lênin không để lại cho chúng ta một tác phẩm nào chuyên bàn về lịch sử triết học. Các ông chỉ bàn đến vấn đề này trong các công trình nghiên cứu về triết học phục vụ cho lý luận đấu tranh giai cấp và cách mạng xã hội. Nhưng điều đó không có nghĩa là các ông không bàn tới lịch sử triết học. Không có điều kiện khảo sát toàn bộ những đánh giá của các ông về các bậc tiền bối, trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi chỉ cố gắng chắt lọc quan niệm của các ông từ một số tác phẩm bàn về triết học, cũng như những nhận xét, bình luận của các ông về các bậc tiền bối.
Lịch sử triết học đã được C.Mác quan tâm ngay từ khi còn là thành viên của phái Hêghen trẻ. Chúng ta đều biết đến hai sự kiện khiến C.Mác đã ngả sang lập trường duy vật. Đầu năm 1839, C.Mác đã nghiên cứu triết học Hy Lạp và hoàn thành luận án tiến sĩ với đề tài "Sự khác nhau giữa triết học tự nhiên của Đêmôcrít và triết học tự nhiên của Êpiquya" năm 1841. C.Mác đánh giá cao học thuyết của hai nhà triết học này. Thậm chí, ngay từ 1839, ông còn có dự định viết riêng một tác phẩm về triết học Êpiquya, triết học của phái Khắc kỷ và phái hoài nghi luận. Song, C.Mác đã không hoàn thành được dự định này. Tuy nhiên, những nghiên cứu của ông về Êpiquya và triết học Hy Lạp cổ đại đã được sử dụng trong luận án tiến sĩ của ông(1).
Kế tiếp đó, chúng ta cũng cần phải kể tới Phê phán triết học pháp quyền của
Hêghen, bởi đây là tác phẩm đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình tiến hoá tư tưởng của C.Mác từ phái Hêghen trẻ sang chủ nghĩa duy vật. Tuy nhiên, về sau, C.Mác chỉ nghiên cứu những quan niệm của các nhà triết học, nhất là của Hêghen, I.Cantơ và các nhà triết học Khai sáng Pháp thế kỷ XVIII nhằm phục vụ trực tiếp cho các công trình nghiên cứu của ông về chủ nghĩa duy vật và về phép biện chứng. Những giai đoạn triết học trước đó, tuy có được ông đôi khi nhắc tới, bình luận, nhưng không hệ thống.
Trong số các nhà kinh điển, có lẽ Ph.Ăngghen để lại những nhận xét về lịch sử triết học có hệ thống hơn cả. Ông nhận thấy vai trò đặc biệt quan trọng của lịch sử triết
học đối với sự phát triển của tư duy lý luận, đồng thời có điều kiện quan tâm tới những vấn đề cụ thể của lịch sử triết học. Theo Ph.Ăngghen, “tư duy lý luận chỉ là một đặc tính bẩm sinh dưới dạng năng lực của người ta mà có thôi. Năng lực ấy cần phải được phát triển hoàn thiện, và muốn hoàn thiện nó thì cho tới nay, không có một cách nào khác hơn là nghiên cứu toàn bộ triết học thời trước“(2). Cũng ở đây, Ph.Ăngghen nhấn mạnh, “tư duy lý luận của mỗi một thời đại, cũng có nghĩa là cả thời đại chúng ta, là một sản phẩm lịch sử mang những hình thức rất khác nhau trong những thời đại khác nhau và do đó có một nội dung rất khác nhau. Thế cho nên cũng như bất kỳ khoa học nào khác, khoa học về tư duy là một khoa học lịch sử, là khoa học về sự phát triển lịch sử của tư duy con người“(3).
Nói tới những đóng góp của Ph.Ănghen về lịch sử triết học, không thể không nhắc tới việc ông chỉ ra vấn đề quan hệ giữa tư duy và tồn tại, giữa tinh thần và vật chất với tư cách vấn đề cơ bản của triết học, đồng thời chỉ ra hai mặt của vấn đề này(4). Đây là sự khái quát những thành tựu của Arixtốt, Lépnít, đặc biệt là của Hêghen về lịch sử triết học và phân chia các nhà triết học thành hai khuynh hướng duy vật và duy tâm tuỳ thuộc vào việc họ giải quyết vấn đề cơ bản trên. Hiển nhiên, cuộc đấu tranh giữa hai khuynh hướng trên là một trong những nội dung cơ bản của lịch sử triết học và điều này đặc biệt thể hiện rõ trong lịch sử triết học phương Tây, từ thời cổ đại tới đầu thế kỷ XX, khi mà triết học có truyền thống coi trọng và đặt lên vị trí hàng đầu những vấn đề siêu hình học, những vấn đề bản thể luận và nhận thức luận.
Không có điều kiện nghiên cứu triết học phương Đông như Hêghen, nhưng nhận xét của Ph.Ăngghen “những nhà Phật giáo nguyên thuỷ là những nhà biện chứng sơ khai” là vô cùng quan trọng, nó giúp chúng ta định hướng khi nghiên cứu triết học Phật giáo nói riêng, triết học Ấn Độ nói chung. Không dừng lại ở những nhận xét chung, Ph.Ăngghen có điều kiện nghiên cứu một số giai đoạn chính của lịch sử triết học phương Tây. Ông đã có những nhận xét khá thú vị về triết học cổ Hy Lạp: “Những nhà triết học Hy Lạp cổ đại đều là những nhà biện chứng tự phát, bẩm sinh, và Arixtốt, bộ óc bách khoa nhất trong các nhà triết học ấy, cũng đã nghiên cứu những hình thức căn bản nhất của tư duy biện chứng”(5). Nhấn mạnh quá trình phát triển biện chứng của giới tự nhiên, Ph.Ăngghen khẳng định “Như thế là chúng ta đã trở về với cái quan niệm của những người sáng lập vĩ đại ra triết học Hy Lạp, cho
rằng toàn bộ giới tự nhiên... từ những sinh vật nguyên thuỷ cho đến con người, nằm trong tình trạng không ngừng sinh ra và diệt vong, lưu động không ngừng, vận động và biến hoá bất tận”(6). Ph.Ăngghen xếp các nhà triết học cổ Hy Lạp vào hình thức thứ nhất của phép biện chứng - phép biện chứng sơ khai và coi họ là những nhà duy vật tự phát. Ph.Ăngghen nhận thấy rằng, “từ các hình thức muôn hình muôn vẻ của triết học Hy Lạp, đã có mầm mống và đang nảy nở hầu hết tất cả các loại thế giới quan sau này. Do đó, khoa học tự nhiên lý thuyết buộc phải quay trở lại với người Hy Lạp”(7). Ngược lại với triết học cổ Hy Lạp, triết học Tây Âu trung cổ không mấy khi được Ph.Ăngghen nhắc tới, và nếu có nhắc tới thì thường trong bối cảnh phê phán chủ nghĩa kinh viện hay “đêm trường trung cổ”. Nói chung, ở ông, triết học trung cổ cũng như xã hội phong kiến châu Âu thời trung cổ không nhận được sự thiện cảm.
Cách nhìn nhận của Ph.Ăngghen đối với triết học cận đại thế kỷ XVI-XVIII cởi mở hơn, nhưng nằm trong khung cảnh ông phê phán phương pháp tư duy siêu hình. “Việc phân chia giới tự nhiên ra thành những bộ phận riêng biệt, việc tách riêng các loại quá trình tự nhiên và các sự vật tự nhiên khác nhau thành những loại nhất định... - tất cả những cái đó đã là những điều kiện cơ bản cho những tiến bộ khổng lồ mà 400 năm gần đây đã đem lại cho chúng ta trong lĩnh vực nhận thức giới tự nhiên... Phương pháp nhận thức siêu hình... , nhưng chóng hay chầy nó cũng sẽ gặp phải một ranh giới mà nếu nó vượt quá thì nó sẽ trở thành phiến diện, hạn chế, trừu tượng và sa vào những mâu thuẫn không thể nào giải quyết được”(8). Với quan niệm này, Ph.Ăngghen nhận xét phương pháp tư duy siêu hình là phương pháp tư duy “chỉ nhìn thấy cây mà không thấy rừng”. Triết học Anh thế kỷ XVII đôi khi được ông nhắc tới. Sau khi cả C.Mác và Ph.Ăngghen gọi Ph.Bêcơn là “ôngtổ của chủ nghĩa duy vật Anh” thì Ph.Ăngghen, ngay sau đó, lại chỉ ra chính Ph.Bêcơn và G.Lốccơ đã du nhập phương pháp tư duy siêu hình từ các khoa học tự nhiên vào triết học(9). Cũng như C.Mác, Ph.Ăngghen phê phán quan niệm của T.Hốpxơ ví xã hội loài người giai đoạn tự nhiên như một “bellum omnium contra omnes” (cuộc chiến tranh của tất cả chống lại tất cả), như là tiền đề cho chủ nghĩa Đácuyn xã hội và thuyết Mantuýt sau này(10).
Đứng về phía C.Mác, nhưng ít nhiều với tư cách “người thứ ba” trong quan hệ giữa C.Mác và Hêghen, nên việc đánh giá của Ph.Ăngghen về triết học Hêghen có phần khách quan hơn. Theo ông, “Geothe và Hêghen, mỗi người trong lĩnh vực của mình,
đều là một Dớt trên núi Ôlimpơ... Hệ thống Hêghen bao trùm một lĩnh vực hết sức rộng hơn bất cứ hệ thống nào trước kia, và phát triển, trong lĩnh vực đó, một sự phong phú về tư tưởng mà ngày nay người ta vẫn còn ngạc nhiên. Hiện tượng học tinh thần (mà người ta có thể coi là giống như bào thai học và cổ sinh vật học tinh thần, là một sự phát triển của ý thức cá nhân qua các giai đoạn khác nhau của nó, như là sự lặp lại thu gọn của các giai đoạn mà ý thức con người đã trải qua trong lịch sử), lôgic học, triết học tự nhiên, triết học tinh thần... Hêghen cố gắng phát hiện ra và chỉ rõ sợi chỉ đỏ của sự phát triển xuyên suốt ấy”(11).
Tinh thần này chúng ta cũng thấy trong những đánh giá của Ph.Ăngghen đối với triết học I.Cantơ và các nhà triết học trước đó. Mặc dù phê phán, nhưng chúng ta ít thấy Ph.Ăngghen dùng những “ngôn từ mạnh” cả khi nhận xét về những người có quan điểm đối lập với mình, như Đ.Hium, I.Cantơ, v.v.. Một đôi chỗ, Ph.Ăngghen còn phê phán Đuyrinh đã giản lược những gì mà I.Cantơ đã trình bày trong tác phẩm nổi
tiếng Phê phán lý tính thuần tuý(12).Phê phán quan niệm về “vật tự nó”, nhưng
Ph.Ăngghen đánh giá cao những phát kiến của nhà triết học Đức này trong khoa học tự nhiên. “Học thuyết của Cantơ cho rằng tất cả các thiên thể hiện tại đều sinh ra từ những khối tinh vân đang xoay tròn, là một thành tựu lớn nhất của khoa thiên văn từ thời Côpécníc đến nay. Lần đầu tiên, cái quan niệm cho rằng giới tự nhiên không có lịch sử trong thời gian, đã bị lung lay... Chính Cantơ là người đầu tiên đã phá vỡ cái quan niệm hoàn toàn thích hợp với phương pháp tư duy siêu hình đó... Hiện nay phần lớn những lý lẽ của ông đã dùng để chứng minh vẫn còn có giá trị”(13).
Quan niệm về lịch sử triết học của C.Mác và Ph.Ăngghen được V.I.Lênin tiếp tục phát triển. Để bảo vệ các di sản của nhận thức luận mácxít sau cuộc khủng hoảng vật
lý học cuối thế kỷ XIX, V.I.Lênin trong Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm
phê phán đã phê phán kịch liệt “vật tự nó” không nhận thức được của I.Cantơ cũng như các quan niệm triết học duy tâm chủ quan của G.Béccơly và bất khả tri của Đ.Hium như là cơ sở lý luận của các nhà xét lại chủ nghĩa Mác - Makhơ, Avênariút,
Bôgđanốp, v.v.. Ông viết: “Như vậy, toàn bộ trường phái của Phơbách, của Mác và
của Ăngghen đã tách khỏi Cantơ về phía tả, đi đến phủ nhận hoàn toàn mọi chủ nghĩa duy tâm và mọi thuyết bất khả tri“(14). Ở đây, V.I.Lênin không có điều kiện khảo sát những điểm tích cực trong di sản của triết học I.Cantơ thời kỳ tiền phê phán
(I.Cantơ là người đầu tiên tiên đoán về sự diệt vong của trái đất). Ngay cả trong các di sản triết học I.Cantơ thời kỳ phê phán, V.I.Lênin cũng không có điều kiện khảo sát những giá trị tích cực nhất định như cách đặt vấn đề về bản chất và đối tượng của triết học, vai trò của tư duy và tri thức lý luận, những tư tưởng nhân đạo, những điểm hợp lý trong quan niệm về hoạt động thực tiễn của I.Cantơ, những đóng góp của I.Cantơ trong lĩnh vực chính trị quốc tế, những giá trị mang tính phổ quát nhân loại, v.v.. Hơn sáu chục lần nhắc tới I.Cantơ trong tác phẩm này, nhưng V.I.Lênin tuyệt nhiên không hề có một đánh giá tích cực nào về di sản của nhà triết học này. Có lẽ vì điều đó “không hợp với khung cảnh” mà V.I.Lênin thấy cần phải bảo vệ những giá trị của nhận thức luận mácxít trước các môn đệ của chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán ở Đức và ở Nga cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX. Ông cho rằng, “đặc trưng chủ yếu của triết học Cantơ là ở chỗ dung hoà chủ nghĩa duy vật với chủ nghĩa duy tâm... Khi Cantơ thừa nhận một cái gì đó ở ngoài chúng ta, một vật tự nó nào đó, phù hợp với những biểu tượng của chúng ta thì Cantơ là người duy vật. Khi ông ta tuyên bố rằng cái vật tự nó ấy là không thể nhận thức được, là siêu nghiệm, là ở thế giới bên kia thì ông ta là người duy tâm... Trò chơi nước đôi ấy đã khiến cho Cantơ bị công kích kịch liệt bởi những người duy vật triệt để, cũng như bởi những người duy tâm triệt
để“(15). Có lẽ, trong Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán,
V.I.Lênin chọn “cái điểm yếu nhất“ của triết học Cantơ để phê phán, chứ không có điều kiện khảo cứu toàn bộ triết học Cantơ một cách tổng thể. Hơn nữa, do bối cảnh phải bảo vệ các giá trị của triết học Mác cùng với văn phong riêng của mình, ông thường dùng nhiều “động từ mạnh“ khi phê phán các quan điểm đối lập. Cho nên, nếu chỉ căn cứ vào những nhận xét của ông trong tác phẩm này thì rõ ràng nhận thức của chúng ta về những di sản của Đ.Hium, I.Cantơ và nhiều nhà triết học khác sẽ thiếu đầy đủ, thậm chí dễ có nhận thức lệch lạc về họ trong một số vấn đề cụ thể. Đây là điều chúng ta cần đặc biệt lưu ý khi nghiên cứu tác phẩm này cũng như quan niệm của các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác - Lênin về lịch sử triết học nói chung.
Quan niệm của V.I.Lênin về lịch sử triết học thể hiện rõ hơn cả trong Bút ký triết
học. Ông đánh giá cao sự phê phán của Arixtốt đối với học thuyết ý niệm của Platôn,
mặc dù cũng chỉ ra sự thiếu triệt để của sự phê phán này. Theo ông, “đoạn bút chiến chống lại Platôn (ở phần đầu của “Phép siêu hình“) thật là đặc sắc và vô cùng thú
vị“(16). V.I.Lênin không có điều kiện trình bày những điểm tích cực của triết học Platôn trong kho tàng tư tưởng của nhân loại. Dưới cái vỏ duy tâm thần bí, Platôn đã phát hiện ra tính độc lập tương đối của tư tưởng nhân loại, của thế giới tinh thần đối với những điều kiện xã hội sản sinh ra nó. Cái mà Platôn gọi là “thế giới ý niệm“ cũng như cái mà Hêghen gọi là "tinh thần tuyệt đối" không là cái gì khác ngoài cái mà sau này, C.Mác đã cải biên theo hướng duy vậy và gọi là “ý thức xã hội“.
Cũng như C.Mác và Ph.Ăngghen, V.I.Lênin nhìn nhận triết học Tây Âu trung cổ một cách hoàn toàn tiêu cực: “Chủ nghĩa thầy tu đã giết chết cái gì là sinh động ở Arixtốt và làm thành bất tử cái gì đã chết rồi“(17). Phải chăng, V.I.Lênin đã không mặn mà với triết học trung cổ chỉ vì nó gắn nhiều với tôn giáo và thần học? Phần đánh giá về
triết học trung cổ chủ yếu là khi ông đọcLôgíc học của Hêghen và chủ yếu nhìn nhận
theo nghĩa tiêu cực. Ông viết: “Chủ nghĩa kinh viện và chủ nghĩa thầy tu đã lấy ở Arixtốt cái chết, chứ không phải cái sống: nhu cầu, cố gắng tìm tòi, mê lộ, con người