Dân sinh hạt nhân của quá trình xây dựng xã hội hài hoà xã hội chủ nghĩa

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN: Cơ sở lý luận để tiếp cận chủ nghĩa xã hội và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở việt nam hiện nay pdf (Trang 30 - 35)

Nói đến vấn đề dân sinh chính là nói đến vấn đề đời sống, kế sinh nhai của quảng đại quần chúng nhân dân. C.Mác và Ph.Ăngghen đã chỉ rõ: “Trước hết, chúng ta phải xác định tiền đề đầu tiên của sự sinh tồn toàn nhân loại, cũng chính là tiền đề đầu tiên của toàn bộ lịch sử. Tiền đề đó là: để có thể “sáng tạo lịch sử” thì con người cần phải có một cuộc sống đầy đủ”(1). Từ trước đến nay, vấn đề dân sinh giống như người bạn đồng hành cùng con người và sự phát triển của xã hội. Vấn đề dân sinh là vấn đề của lịch sử, vấn đề của động thái, nội hàm của nó biến đổi không ngừng cùng với sự phát triển của xã hội. Ngày nay, vấn đề dân sinh đã trở thành vấn đề được mọi người rất quan tâm, là một phạm trù vượt xa cuộc sống sinh hoạt thông thường của nhân dân, như ăn, ở, đi lại; nó liên quan đến rất nhiều phương diện khác, như an cư lạc nghiệp của nhân dân, đoàn kết ổn định xã hội, phát triển xây dựng quốc gia, v.v. hay liên quan đến các vấn đề như: giáo dục, việc làm, phân phối thu nhập, bảo vệ xã hội, trị an xã hội, v.v.. Nho giáo thời cổ đại đã chỉ rõ “xã hội đại đồng” bao hàm yếu tố dân sinh: “việc thực hành đạo lớn, lấy thiên hạ làm công. Lựa chọn hiền tài, dạy dỗ tín nghĩa hoà mục. Cổ nhân không chỉ lo cho người thân, không chỉ lo cho con mình, mà chăm lo cho người già, tạo điều kiện cho người trẻ, nuôi nấng trẻ em trưởng thành, làm cho những người cô đơn bệnh tật đều được chăm sóc, nam có bổn phận, nữ có quy tắc, v.v. làm cho có mưu phản nhưng không khởi dậy, đạo tặc xuất hiện mà không ra tay, cửa nhà không cần đóng, đó chính là đại đồng” (“đại đạo chi hành dã, thiên hạ vi công. Tuyển hiền dữ năng, giảng tín tu mu. Cổ nhân bất dú thân kỳ thân, bất độc tử kỳ tử, sử lão hữu sở chung, tráng hữu sở dụng, ấu hữu sở trường, căng quả cô độc phế tật giả giai hữu sở dưỡng, nam hữu phân, nữ hữu quy. Hoá ác kỳ khí ư địa dã, bất tất tạng ư dĩ; lực ác kỳ bất xuất ư thân dã, bất tất vi dĩ. Thị cố mưu bế nhi bất hưng, đạo thiết loạn tặc nhi bất tác, cố ngoại hộ nhi bất bế, thị vị đại đồng”(2). Ngày nay, nội dung chủ yếu của quá trình xây dựng xã hội hài hoà xã hội chủ nghĩa càng cần phải gia tăng cải thiện đời sống nhân dân, tăng tiến hạnh phúc

của toàn thể nhân dân, nỗ lực để toàn thể nhân dân ai cũng được học hành, người tài thì được sử dụng, người lao động thì có việc làm, người có bệnh thì được chữa bệnh, người già thì được chăm sóc, ai cũng có chỗ ở, thể hiện một diện mạo mới của sự hài hoà dân chủ và giàu mạnh.

Thứ nhất, chú trọng cải thiện đời sống nhân dân, vươn tới xã hội hài hoà là quan điểm lãnh đạo mới của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Nhìn lại các kỳ đại hội Đảng trước Đại hội lần thứ XVII của Đảng Cộng sản Trung Quốc, trong các báo cáo chính trị đều không có sự bàn luận chuyên sâu nào về nội dung của việc xây dựng xã hội. Tuy nhiên, sau Đại hội Đảng lần thứ XVI, sự quan tâm chú ý của mọi người đối với vấn đề xây dựng xã hội ngày càng tăng, đồng thời trong thực tiễn đã dần dần hình thành nên lý luận về việc xây dựng xã hội, nhưng mọi người vẫn còn chưa hiểu sâu về nội dung của việc xây dựng xã hội, trọng điểm của nó lại càng chưa được hiểu rõ. Báo cáo tại Đại hội Đảng lần thứ XVII đã sánh cùng thời đại, trên cơ sở tiếp thu những thành quả sáng tạo lý luận mới và kinh nghiệm thực tiễn từ sau Đại hội Đảng lần thứ XVI, lấy việc xây dựng kinh tế, xây dựng chính trị, xây dựng văn hoá, xây dựng xã hội làm mục tiêu phát triển và kết cấu tổng thể “tứ vị nhất thể” của chủ nghĩa xã hội mang đặc sắc Trung Quốc; đồng thời, lấy việc cải thiện đời sống nhân dân làm điểm mấu chốt của quá trình xây dựng xã hội một cách đúng đắn và có hệ thống: “xây dựng xã hội và hạnh phúc an khang của nhân dân có mối quan hệ rất chặt chẽ. Cần phải dựa trên nền tảng của sự phát triển kinh tế, chú trọng hơn nữa việc xây dựng xã hội, ra sức bảo vệ và cải thiện đời sống nhân dân, thúc đẩy cải cách thể chế xã hội, mở rộng các dịch vụ công cộng, hoàn thiện quản lý xã hội, xúc tiến xã hội công bằng chính nghĩa, nỗ lực để toàn thể nhân dân ai cũng được học hành, người lao động thì có việc làm, người có bệnh thì được chữa bệnh, người già thì được chăm sóc, ai cũng có chỗ ở, thúc đẩy xây dựng xã hội hài hoà”(3), từ đó đã phát triển và làm phong phú thêm lý luận về chủ nghĩa xã hội mang đặc sắc Trung Quốc. Thực hành quan điểm phát triển khoa học, giải quyết hoàn hảo vấn đề dân sinh, xây dựng xã hội hài hoà xã hội chủ nghĩa là sự sáng tạo lý luận hết sức quan trọng của

Đảng Cộng sản Trung Quốc. Hạt nhân của quan điểm phát triển khoa học là lấy dân

làm gốc. Con người là chủ thể của xã hội, là lực lượng chủ đạo của việc phát triển sản xuất, cũng chính là giá trị của sự phát triển xã hội. Nếu không chú trọng đến vấn

đề dân sinh của con người lịch sử cụ thể, mà chỉ lấy “con người” trừu tượng hoặc cộng đồng, tập thể nào đó làm gốc, hoặc lấy phương diện mang tính phi đời sống của con người làm gốc (như: “tính cách mạng” hoặc chỉ tiêu GDP), thì lấy dân làm gốc vẫn là “giả hiệu”, thậm chí có thể đối lập với chính bản thân con người. Do đó, kiên trì quan điểm phát triển khoa học lấy dân làm gốc phải luôn đặt việc cải thiện đời sống nhân dân lên vị trí hàng đầu, chuyển sự quan tâm có tính chất phiến diện đối với “cách mạng”, đối với tăng trưởng kinh tế và tích luỹ của cải vật chất sang tập trung vào việc làm cho cuộc sống của nhân dân ấm no hạnh phúc, xúc tiến sự phát triển toàn diện của xã hội và con người. Cần phải đặt nhiệm vụ trọng tâm ở các vấn đề: vì dân, làm lợi cho dân, ưu đãi cho dân, an dân, v.v.. Trong khi thúc đẩy xã hội phát triển cần chú trọng dân sinh, trong quá trình cải cách cần duy trì sự yên ổn của nhân dân, trong quá trình triển khai thực hiện cần làm cho dân được vui vẻ, hạnh phúc, trong quá trình duy trì trật tự ổn định xã hội cần chú ý vấn đề dân hoà. Cần ra sức bảo vệ và cải thiện đời sống nhân dân, dùng toàn tâm toàn lực làm cho toàn thể nhân dân ai cũng được học hành, người lao động thì có việc làm, người có bệnh thì được chữa bệnh, người già thì được chăm sóc, ai cũng có nhà ở. Chỉ có như vậy mới có thể thể hiện được một cách thực sự quan điểm phát triển khoa học lấy dân làm gốc, mới có lợi trong việc duy trì và bảo vệ lợi ích căn bản của quảng đại quần chúng nhân dân, phát huy tính tích cực của quần chúng nhân dân, phối hợp nhịp nhàng quan hệ nội bộ của quần chúng nhân dân, xây dựng xã hội hài hoà xã hội chủ nghĩa tràn đầy sinh khí và sức sống.

Thứ hai, vấn đề dân sinh có quan hệ đến lợi ích thiết yếu của quảng đại quần chúng nhân dân, có mối tương quan mật thiết với hạnh phúc của nhân dân và xã hội công bằng chính trực. Vấn đề dân sinh hoàn toàn không phải là vấn đề có tính chất cao siêu thâm thuý, sâu xa khó hiểu hay thần bí. Giải quyết vấn đề dân sinh chính là giải quyết vấn đề lợi ích của quần chúng nhân dân một cách hiện thực nhất, trực tiếp nhất và quan tâm nhất. Nếu giải quyết tốt các vấn đề, như công bằng giáo dục, việc làm, phân phối thu nhập, hệ thống bảo vệ xã hội, trị an xã hội,… thì quần chúng nhân dân thực sự đạt được lợi ích thiết thực, hạnh phúc và chất lượng cuộc sống của họ cũng được nâng cao.

phúc của nhân dân, do đó cũng có quan hệ trực tiếp đến tính hợp pháp của bộ máy nhà nước, thậm chí có thể làm thay đổi bộ máy nhà nước. Lịch sử đã chứng minh hết sức rõ ràng, để có thể đại diện cho ý chí của nhân dân, lắng nghe tiếng nói của nhân dân, quan tâm chú ý đến cuộc sống của nhân dân, chính quyền cần đặt việc giải quyết vấn đề dân sinh lên vị trí hàng đầu. Có như vậy mới phù hợp với lợi ích căn bản của nhân dân, mới có thể có được sự ủng hộ giúp đỡ trong lòng nhân dân, mới có được tính hợp pháp cho nhân dân, mới có thể “trị vì lâu dài mà ổn định, giang sơn mãi mãi vững chắc”. Chính vì lý do đó mà trong lịch sử của Đảng Cộng sản Trung Quốc, tập thể lãnh đạo các thế hệ đều luôn lấy vấn đề lợi ích của nhân dân cũng như vấn đề dân sinh và xây dựng xã hội làm nhiệm vụ và mục tiêu quan trọng nhất của Đảng cầm quyền. Mao Trạch Đông đã chỉ rõ: “Tất cả những lời nói và việc làm của người đảng viên Đảng Cộng sản phải lấy lợi ích lớn nhất của quảng đại quần chúng nhân dân, sự ủng hộ của quảng đại quần chúng nhân dân làm mục tiêu cao nhất”. Đặng Tiểu Bình đưa ra tiêu chuẩn “ba điều có lợi”, trong đó nêu rõ: tiêu chuẩn quan trọng để phán đoán sự thành công hay thất bại của sự nghiệp xây dựng xã hội là ở chỗ: có lợi hay không đối với vấn đề nâng cao mức sống của nhân dân, đồng thời nhấn mạnh xuất phát điểm và kết cục của tất cả các chính sách có được “nhân dân ủng hộ hay không ủng hộ”, “nhân dân tán thành hay không tán thành”, “nhân dân vui hay không vui”, “nhân dân đáp ứng hay không đáp ứng”. Trong báo cáo tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XV, Giang Trạch Dân cho rằng, xuất phát điểm và đích của toàn bộ công việc xây dựng chủ nghĩa xã hội mang đặc sắc Trung Quốc chính là toàn tâm toàn ý vì lợi ích của nhân dân. Tổng Bí thư Hồ Cẩm Đào được xem là thế hệ lãnh đạo đầu tiên đưa ra chủ trương lấy dân làm gốc, lập Đảng vi công, lãnh đạo vì nguyện vọng và nhu cầu của nhân dân. Ông chỉ rõ: “Chú trọng cải thiện đời sống nhân dân, vươn tới xã hội hài hoà”. Trong báo cáo tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XVII, Hồ Cẩm Đào đã nhấn mạnh: “Kiên trì lấy dân làm gốc chính là lấy việc thực hiện sự phát triển toàn diện của nhân dân làm mục tiêu”, xuất phát từ lợi ích căn bản của quần chúng nhân dân để mưu cầu phát triển, thúc đẩy phát triển, không ngừng đáp ứng nhu cầu văn hoá, vật chất ngày càng cao của quần chúng nhân dân, thực sự bảo vệ quyền lợi kinh tế, chính trị và văn hoá của quần chúng nhân dân, khiến những thành quả của sự phát triển mang lại điều tốt lành cho toàn thể nhân

dân”(4).

Thứ ba, vấn đề dân sinh không nằm ngoài chủ đề xã hội hài hoà, bản thân nó chính là nội dung cơ bản của xây dựng xã hội hài hoà xã hội chủ nghĩa.Nền tảng quan trọng của xã hội hài hoà là phát triển vừa nhanh vừa tốt vấn đề an cư lạc nghiệp, cuộc sống hạnh phúc của quảng đại quần chúng nhân dân và duy trì trật tự ổn định xã hội. Nói một cách cụ thể, giáo dục là nền tảng của dân sinh, ưu tiên phát triển giáo dục, thực hiện công bằng giáo dục, dốc toàn lực để nâng cao tố chất của nhân dân không chỉ là điều kiện tất yếu trong việc hướng đến sự giàu có của nhân dân, mà còn là công việc hệ trọng của quốc gia trên con đường hướng đến hài hoà, văn minh, dân chủ, giàu mạnh. Việc làm là tiền đề cơ bản của sự phát triển cuộc sống sinh tồn của quần chúng nhân dân, chỉ khi “người cày có ruộng” thì mới có thể “đói có cơm ăn, rét có áo mặc”. Phân phối thu nhập là nguồn gốc vật chất trực tiếp nhất mang lại lợi ích cho nhân dân; chỉ có giải quyết tốt vấn đề phân phối thu nhập, thực hiện công bằng hợp lý chính nghĩa, quần chúng nhân dân mới có thể cùng nhau hưởng thụ thành quả của phát triển cải cách, mới có tính tích cực và sức sáng tạo trên con đường nhanh chóng đi đến xã hội khá giả. Bảo đảm xã hội là đảm bảo một cách căn bản cho đời sống nhân dân ngày càng sung túc, chỉ có đặt mọi người vào “mạng lưới bảo hiểm”, hoạt động sản xuất của quảng đại quần chúng nhân dân mới có cảm giác an toàn, mới có cảm giác nhận được sự ấm áp của chủ nghĩa xã hội. Ổn định xã hội là tâm nguyện chung của quần chúng nhân dân. Chỉ có hoàn thiện quản lý xã hội, duy trì đoàn kết ổn định xã hội mới có thể tiến hành cải cách thuận lợi và thực hiện đúng đắn mục tiêu hài hoà của sự phát triển xã hội.

Hiện nay, giữa thành thị và nông thôn hay giữa các vùng miền giáo dục không công bằng, thu phí giáo dục lung tung, khó tìm được việc làm, kỳ thị nghề nghiệp, phân phối bất công, thu nhập có khoảng cách quá lớn, bảo đảm xã hội không sáng suốt, khó khăn trong việc khám chữa bệnh, chi phí khám chữa bệnh cao, giá nhà tăng vọt, an toàn thực phẩm (điển hình như sự việc sữa bột Tam Lộc), an toàn sản xuất (điển hình như Khoáng Nan), môi trường trị an kém và những hành vi hủ bại tương ứng,… đã trở thành vấn đề liên quan đến lợi ích của quần chúng nhân dân, được quần chúng nhân dân quan tâm và tập trung nhiều ý kiến nhất. Những vấn đề dân sinh cơ bản trên nếu không được giải quyết thì quần chúng nhân dân không thể hài lòng, khó

tránh khỏi ảnh hưởng đến xã hội hài hoà, thậm chí làm bùng phát các loại mâu thuẫn gay gắt.

Tóm lại, lấy việc cải thiện đời sống nhân dân làm trọng điểm của việc xây dựng xã hội hài hoà, gắn bó chặt chẽ với sự phát triển sinh tồn và hạnh phúc an khang của quảng đại quần chúng nhân dân có liên quan mật thiết với công bằng xã hội, chính nghĩa và hài hoà. Tìm tòi những nghiên cứu mới về vấn đề dân sinh, những tiến triển mới trong việc giải quyết vấn đề dân sinh, đối với Chính phủ Trung Quốc, là một nhiệm vụ mới, chủ đề mới; xác lập và hoàn thiện mô thức và con đường phát triển hiện đại hoá Trung Quốc cũng có ý nghĩa quan trọng.

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN: Cơ sở lý luận để tiếp cận chủ nghĩa xã hội và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở việt nam hiện nay pdf (Trang 30 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)