Tình hình sử dụng đất

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trên địa bàn thành phố bắc giang (Trang 45 - 55)

- Thành phố là trung tâm chính trị, văn hoá, khoa học công nghệ của tỉnh;

3.2.2Tình hình sử dụng đất

phòng đăng ký quyền sử dụng đất Thành phố Bắc Giang, Tổng diện tích tự nhiên theo địa giới hành chính của Thành Phố là: 6.659,25 ha (số liệu chi tiết thể hiện ở bảng 3.1).

Bảng 3.1. Hiện trạng và cơ cấu các loại đất thành phố Bắc Giang năm 2015

TT Mục đích sử dụng Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Tổng diện tích tự nhiên 6.659,25 100.00 1 Đất nông nghiệp NNP 3.762,36 56,50

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 2.961,52 44,47 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 2.818,73 42,33 1.1.1.

1 Đất trồng lúa LUA 2.556,23 38,39

1.1.1.

2 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 262,50 3,94

1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 142,79 2,14

1.2 Đất lâm nghiệp LNP 208,58 3,13

1.2.1 Đất rừng sản xuất RSX 208,58 3,13

1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 519,57 8,88

2 Đất phi nông nghiệp PNN 2.861,68 42,97

2.1 Đất ở OTC 987,18 14,82

2.1.1 Đất ở tại nông thôn ONT 528,92 7,94

2.1.2 Đất ở tại đô thị ODT 458,26 6,88

2.2 Đất chuyên dùng CDG 1.549,20 23,26

2.2.2 Đất quốc phòng CQP 18,08 0,27

2.2.3 Đất an ninh CAN 11,74 0,18

2.2.4 Đất xây dựng công trình sự nghiệp DSN 139,48 2,09 2.2.5 Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp CSK 368,23 5,53 2.2.6 Đất có mục đích công cộng CCC 971,84 14,59

2.3 Đất cơ sở tôn giáo TON 6,11 0,09

2.4 Đất cơ sở tín ngưỡng TIN 10,45 0,16

2.5 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 44,39 0,67 2.6 Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối SON 227,56 3,42 2.7 Đất mặt nước chuyên dùng MN

C 36,49 0,55

2.8 Đất phi nông nghiệp khác PNK 0,30 0,00

3 Đất chưa sử dụng CSD 35,21 0,53

3.1 Đất bằng chưa sử dụng BCS 35,21 0,53

(Nguồn: Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thành phố Bắc Giang)

 Qua bảng 3.1 ta thấy tổng diện tích tự nhiên của Thành Phố Bắc Giang năm 2015 là 6.659,25 ha. Trong đó diện tích đất nông nghiệp nhiều nhất là 3.762,36 ha chiếm 56,50% diện tích đất tự nhiên của toàn Thành Phố; diện tích đất phi nông nghiệp là 2.861,68 ha chiếm 42,97% diện tích đất tự nhiên; đất chưa sử dụng hiện nay vẫn còn 35,21 ha chiếm 0,53% diện tích đất tự nhiên.

Đất đai thành phố nhìn chung đã sử dụng một cách khá tốt, tất cả các loại đất đã được sử dụng hợp lý và hiệu quả. Diện tích đất nông nghiệp của thành phố trong những năm qua giảm đi do nhu cầu đô thị hoá nên đất nông nghiệp được sử dụng nhiều cho việc lập quy hoạch khu dân cư mở mang đô thị và phát triển công

nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Diện tích đất được vào sử dụng qua các năm đã được tăng đáng kể, trong tương lai Thành phố sẽ cố gắng đưa toàn bộ diện tích đất chưa sử dụng vào sử dụng để tận dụng hết tài nguyên đất.

* Hiện trạng sử dụng đất theo đơn vị hành chính: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trên địa bàn Thành Phố Bắc Giang có 10 phường và 6 xã diện tích phân theo loại đất theo đơn vị hành chính năm 2015 của Thành Phố được thể hiện trong bảng 3.2

Bảng 3.2. Tổng hợp diện tích phân theo loại đất theo đơn vị hành chính

STT Tên phường,xã Tổng DTTN

Diện tích phân theo loại đất

Đất NN Đất Phi

NN ĐấtCSD

1 Phường Thọ Xương 403,34 101,27 296,35 5,72

2 Phường Hoàng Văn Thụ

146,41 3,23 143,18 0,00

3 Phường Mỹ Độ 162,65 78,56 83,81 0,28

4 Phường Lê Lợi 90,79 3,49 87,30 0,00

5 Phường Trần Phú 98,04 0,81 97,23 0,00

6 Phường Xương Giang

300,25 135,67 164,46 0,12

7 Phường Đa Mai 359,45 215,69 140,46 3,30

8 Xã Đồng Sơn 826,99 585,39 241,33 0,27

9 Phường Dĩnh Kế 411,87 210,62 201,25 0,00

11 Xã Dĩnh Trì 671,23 488,49 182,68 0,06

12 Xã Tân Tiến 795,17 574,96 213,86 6,35

13 Phường Trần Nguyên Hãn

86,86 0,14 86,16 0,56

14 Phường Ngô Quyền 115,04 0,91 114,13 0,00

15 Xã Song Mai 1.005,42 680,46 306,66 18,30

16 Xã Tân Mỹ 741,51 476,69 264,82 0,00

Tổng 6.659,25 3.762,36 2.861,68 35,21

(Nguồn: Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thành phố Bắc Giang)

 Qua bảng 3.2. ta thấy:

+ Về tổng diện tích tự nhiên

- Xã Song Mai có tổng diện tích tự nhiên lớn nhất 1.005,42 ha, chiếm 15,10% - Phường Trần Nguyên Hãn có tổng diện tích tự nhiên nhỏ nhất 86,86 ha, chiếm 1,30%

+ Về đất nông nghiệp (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Xã Song Mai có diện tích đất nông nghiệp lớn nhất 680,46 ha, chiếm 10,22%.

- Phường Trần Nguyên hãn có diện tích đất nông nghiệp nhỏ nhất 0,14 ha, chiếm 0,002%.

+ Về đất phi nông nghiệp

- Xã Song Mai có diện tích đất phi nông nghiệp lớn nhất 306,66 ha, chiếm 4,61%.

- Phường Mỹ Độ có diện tích đất phi nông nghiệp nhỏ nhất 83,81 ha, chiếm 1,26%.

- Xã Song Mai có diện tích đất chưa sử dụng lớn nhất 18,30 ha, chiếm 0,27%.

- Phường Hoàng Văn Thụ, Phường Lê Lợi, Phường Trần Phú, Phường Dĩnh Kế, Phường Ngô Quyền, Xã Tân Mỹ đều không còn diện tích đất chưa sử dụng.

3.3. Đánh giá công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trên địa Thành Phố Bắc Giang giai đoạn 2010-2015:

3.3.1 Những căn cứ để thực hiện công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại Thành Phố Bắc Giang.

- Quyết định 152/2010/QĐ-UBND ngày 12 tháng 11 năm 2010của UBND tỉnh Bắc Giang về việc ban hành quy định về cấp GCNQSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, đăng ký biến động về sử dụng đất, sở hữu tài sản gắn liền với đất, trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.

- Quyết định số 862/2010/QĐ-UBND ngày 14 tháng 04năm 2010 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Bắc Giang ban hành quy định về lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liến với đất trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.

- Quyết định số 206/2011/QĐ-UBND ngày 04 tháng 06 năm 2011 Về việc Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 862/2010/QĐ-UBND ngày 14/4/2010 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Ban hành Quy định về lập hồ sơ địa chính,

cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.

- Quyết định 858/2014/QĐ-UBND ngày 06 tháng 05 năm 2014 của UBND tỉnh Bắc Giang về việc ban hành quy định về điều chỉnh cấp đổi GCNQSD đất, GCN quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở đối với thửa đất có vườn, ao đã cấp vượt hạn mức đất ở trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.

- Quyết định số 465/2014/QĐ-UBND ngày 23 tháng 12 năm 2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Giang ban hành quy định về trình tự, thủ tục đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.

- Kế hoạch số 68/KH-PTNMT ngày 24 tháng 03 năm 2012 của phòng Tài nguyên và Môi trường về cấp đổi GCNQSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất năm 2012.

- Công văn số 467/CV-UBND ngày 25 tháng 05 năm 2011 của UBND Thành phố Bắc Giang về việc tăng cường triển khai thực hiện cấp GCNQSĐ trên địa bàn Thành phố Bắc Giang.

- Công văn số 339/CV-UBND ngày 18 tháng 03 năm 2011 của Thành phố Bắc Giang về việc tăng cường triển khai thực hiện cấp GCNQSDĐ trên địa bàn Thành phố Bắc Giang

- Công văn số 643/STNMT-QLĐĐ ngày 05 tháng 05 năm 2012 hướng dẫn việc Lập hồ sơ đất đai, đăng ký cấp GCNQSDĐ.

-Công văn số 256/STNMT-QLĐĐ ngày 13 tháng 04 năm 2013, công văn số 309/STNMT-QLĐĐ ngày 26 tháng 04 năm 2013 hướng dẫn một số nội dung về

cấp GCNQSDĐ lần đầu gửi Phòng Tài nguyên và Môi trường các huyện, Thành phố.

- Công văn số 316/UBND-TNMT ngày 26 tháng 02 năm 2014, công văn số 839/UBND-TNMT ngày 06 tháng 05 năm 2014 của Uỷ ban nhân dân Thành phố Bắc Giang về việc tập trung giải quyết Giấy CNQSD đất tồn, chưa trả cho người sử dụng đất.

- Công văn số 746/STNMT-QLĐĐ ngày 12 tháng 9 năm 2012 gửi UBND các huyện, Thành phố về việc đẩy mạnh cấp GCN theo yêu cầu của Quốc hội khóa XIII.

- Chỉ thị số 06/CT-UBND ngày 16 tháng 03 năm 2013 về việc đẩy mạnh cấp GCNQSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.

- Hướng dẫn số 29/HD-STNMT ngày 22 tháng 07 năm 2012 của Sở TN&MT về việc thực hiện cấp đổi GCNQSĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất sau khi hoàn thành công tác đo đạc, lập BĐĐC.

3.3.2.Quy định chung về trình tự, thủ tục đăng ký đất đai, cấp GCN quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất được thực hiện tại văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất Thành Phố Bắc Giang:

Căn cứ theo quyết định số 465/2014/QĐ-UBND ngày 23 tháng 12 năm 2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Giang ban hành quy định về trình tự, thủ tục đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền

sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trên địa bàn tỉnh Bắc Giang quy định rõ tại Điều 14của quyết định:

- Người sử dụng đất nộp 01 bộ hồ sơ theo quy định để làm thủ tục đăng ký. - Trường hợp hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam đề nghị đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất, cấp Giấy chứng thì Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ và thực hiện các công việc như sau:

+ Trường hợp đăng ký đất đai thì xác nhận hiện trạng sử dụng đất so với nội dung kê khai đăng ký; trường hợp không có giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai và Điều 18 của Nghị định 43/2014/NĐ-CP thì xác nhận nguồn gốc và thời điểm sử dụng đất, tình trạng tranh chấp sử dụng đất, sự phù hợp với quy hoạch. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trường hợp đăng ký tài sản gắn liền với đất thì xác nhận hiện trạng tài sản gắn liền với đất so với nội dung kê khai đăng ký; trường hợp không có giấy tờ quy định tại các Điều 31, 32, 33 và 34 của Nghị định 43/2014/NĐ-CP thì xác nhận tình trạng tranh chấp quyền sở hữu tài sản; đối với nhà ở, công trình xây dựng thì xác nhận thời điểm tạo lập tài sản, thuộc hay không thuộc trường hợp phải cấp phép xây dựng, sự phù hợp với quy hoạch được duyệt; xác nhận sơ đồ nhà ở hoặc công trình xây dựng nếu chưa có xác nhận của tổ chức có tư cách pháp nhân về hoạt động xây dựng hoặc hoạt động đo đạc bản đồ;

+ Trường hợp thửa đất chưa có trên bản đồ địa chính thì trước khi thực hiện các công việc tại Điểm a Khoản này, Ủy ban nhân dân cấp xã phải thông báo cho Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thực hiện trích đo địa chính thửa đất hoặc kiểm tra bản trích đo địa chính thửa đất do người sử dụng đất nộp (nếu có);

+ Niêm yết công khai kết quả kiểm tra hồ sơ, xác nhận hiện trạng, tình trạng tranh chấp, nguồn gốc và thời điểm sử dụng đất tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã và khu dân cư nơi có đất, tài sản gắn liền với đất trong thời hạn 15 ngày; xem xét

giải quyết các ý kiến phản ánh về nội dung công khai và gửi hồ sơ đến Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất.

- Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thực hiện các công việc như sau: + Trường hợp hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư nộp hồ sơ tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thì gửi hồ sơ đến Ủy ban nhân dân cấp xã để lấy ý kiến xác nhận và công khai kết quả theo quy định tại Khoản 2 Điều này;

+ Trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo địa chính thửa đất ở nơi chưa có bản đồ địa chính hoặc đã có bản đồ địa chính nhưng hiện trạng ranh giới sử dụng đất đã thay đổi hoặc kiểm tra bản trích đo địa chính thửa đất do người sử dụng đất nộp (nếu có);

+ Kiểm tra, xác nhận sơ đồ tài sản gắn liền với đất đối với tổ chức trong nước, cơ sở tôn giáo, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thực hiện dự án đầu tư mà sơ đồ đó chưa có xác nhận của tổ chức có tư cách pháp nhân về hoạt động xây dựng hoặc hoạt động đo đạc bản đồ;

+ Kiểm tra hồ sơ đăng ký; xác minh thực địa trong trường hợp cần thiết; xác nhận đủ điều kiện hay không đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận vào đơn đăng ký;

+ Trường hợp chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất không có giấy tờ hoặc hiện trạng tài sản có thay đổi so với giấy tờ quy định tại các Điều 31, 32, 33 và 34 của Nghị định 43/2014/NĐ-CP thì gửi phiếu lấy ý kiến cơ quan quản lý nhà nước đối với loại tài sản đó. Trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc, cơ quan quản lý nhà nước đối với tài sản gắn liền với đất có trách nhiệm trả lời bằng văn bản cho Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất;

+ Cập nhật thông tin thửa đất, tài sản gắn liền với đất, đăng ký vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai (nếu có);

+ Trường hợp người sử dụng đất đề nghị cấp Giấy chứng nhận thì gửi số liệu địa chính đến cơ quan thuế để xác định và thông báo thu nghĩa vụ tài chính, trừ

trường hợp không thuộc đối tượng phải nộp nghĩa vụ tài chính hoặc được ghi nợ theo quy định của pháp luật; chuẩn bị hồ sơ để cơ quan tài nguyên và môi trường trình ký cấp Giấy chứng nhận; cập nhật bổ sung việc cấp Giấy chứng nhận vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai; trao Giấy chứng nhận cho người được cấp, trường hợp hộ gia đình, cá nhân nộp hồ sơ tại cấp xã thì gửi Giấy chứng nhận cho Ủy ban nhân dân cấp xã để trao cho người được cấp.

- Cơ quan tài nguyên và môi trường thực hiện các công việc sau:

+ Kiểm tra hồ sơ và trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận; Trường hợp thuê đất thì trình Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền ký quyết định cho thuê đất; ký hợp đồng thuê đất và trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận sau khi người sử dụng đất đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật;

+ Chuyển hồ sơ đã giải quyết cho Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất. - Trường hợp người sử dụng đất đã đăng ký đất đai theo quy định của pháp luật mà nay có nhu cầu cấp Giấy chứng nhận thì nộp đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận; Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất, cơ quan tài nguyên và môi trường thực hiện các công việc quy định tại Điểm g Khoản 3 và Khoản 4 Điều này.

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trên địa bàn thành phố bắc giang (Trang 45 - 55)