Ảnh hưởng của bão ở Bắc Giang không nặng nề như vùng miền Trung, bão

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trên địa bàn thành phố bắc giang (Trang 30 - 40)

thường xuất hiện vào tháng 7, 8, 9 gây mưa to gió lớn. Tuy nhiên một số năm gần đây do biến đổi khí hậu nên mưa trận cũng xuất hiện những giá trị đột biến làm ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất, thành phố ngày càng xuất hiện nhiều điểm gập úng hơn.

Nhìn chung, thành phố Bắc Giang có điều kiện khí hậu, thời tiết tương đối thuận lợi cho việc phát triển sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, du lịch và đời sống sinh hoạt của nhân dân.

c) Địa hình:

Địa hình thành phố Bắc Giang là dạng chuyển tiếp giữa đồng bằng và miền núi trung du Bắc Bộ, địa hình đồng bằng, xen kẽ các dải đồi thấp, sườn có độ dốc thoải.

Hướng dốc chính của địa hình theo hướng Bắc - Nam và các hướng dốc từ hai phía, Đông và Tây vào sông Thương - con sông trong xanh, mềm mại chạy giữa lòng thành phố với dòng chảy theo hướng Bắc - Nam. Địa hình lòng chảo của thành phố có phần hạn chế về mặt thoát nước mặt.

Địa hình, địa mạo thành phố khá bằng phẳng, phía Bắc là dạng địa hình đồi thấp xen kẽ các khu vực canh tác, bị chia cắt nhiều bởi các ngòi nhỏ. Cao độ địa hình khu vực ruộng canh tác biến thiên từ +(2÷3,5)m, khu vực đồi núi từ +(90÷240)m. Vùng đồng bằng có cao độ phổ biến +(4 ÷10)m, xây dựng khá thuận lợi.

d) Thuỷ văn:

Thành phố Bắc Giang chịu ảnh hưởng trực tiếp của chế độ thủy văn sông Thương (bắt nguồn từ Na Pa đến Na Phước bản Thí, tỉnh Lạng Sơn) có chiều dài 157 km, đoạn chảy qua thành phố dài khoảng 10 km, chiều rộng trung bình từ 140 - 150 mét. Tốc độ dòng chảy trung bình khoảng 1,5 mét/giây, lòng sông có độ dốc nhỏ, nước chảy điều hòa, lưu lượng nước hàng năm 2,5 tỷ m3. Ngoài ra, còn có ngòi Xương Giang, ngòi Chi Ly, ngòi Đa Mai và nhiều hồ, ao nhỏ có chức năng điều tiết nước cho sản xuất và sinh hoạt.

Tuy nhiên do địa hình thấp hơn mực nước sông Thương vào mùa lũ và dung tích của các ao, hồ nhỏ nên khi có mưa lớn, tập trung khả năng tiêu thoát nước kém, gây ngập úng cục bộ cho các khu vực thấp, trũng.

e) Thổ nhưỡng:

Kết quả nghiên cứu cho thấy căn cứ vào nguồn gốc phát sinh được chia thành 2 nhóm chính sau:

- Nhóm đất địa thành do quá trình phong hóa tại chỗ của đá mẹ tạo nên. - Nhóm đất thủy thành do quá trình bồi tụ phù sa của các sông, ngòi tạo thành. Căn cứ vào tính chất nông hóa thổ nhưỡng, tài nguyên đất của thành phố được phân ra làm 6 loại chính:

- Đất phù sa úng nước (Pj): Có 774 ha, chiếm 23,09% diện tích tự nhiên, phân bố nhiều ở phường Thọ Xương, Dĩnh Kế, Đa Mai và xã Song Mai. Loại đất này thường bị ngập, úng cục bộ hoặc chịu ảnh hưởng của nước ngầm nông.

Thành phần cơ giới từ thịt nhẹ đến thịt nặng. Độ dày tầng đất lớn hơn 100 cm, hàm lượng các chất dinh dưỡng từ trung bình đến khá.

- Đất phù sa Gley (Pg): Có 106 ha, chiếm 4,97% diện tích tự nhiên, phân bố tập trung ở xã Song Mai và phường Xương Giang. Đất có thành phần cơ giới thịt trung bình, độ dày tầng đất lớn hơn 100 cm, độ dầy tầng canh tác từ 10 – 25 cm, hàm lượng các chất dinh dưỡng từ trung bình đến trung bình khá. Phần lớn diện tích đất này đang trồng lúa – lúa màu.

- Đất phù sa có tầng loang lổ đỏ vàng (Pf): Có 428 ha, chiếm 13,28% diện tích tự nhiên, phân bố tập trung ở xã Song Mai, phường Đa Mai và Phường Mỹ Độ. Đất có thành phần cơ giới thịt trung bình, độ dày tầng đất phổ biến 60 – 100 cm, độ dày tầng canh tác 15 – 40 cm. Loại đất này đang trồng 2 vụ lúa hoặc 2 vụ lúa 1 vụ màu.

- Đất phù sa không được bồi: Có 497 ha, chiếm 15,43% diện tích tự nhiên, phân bố ở phường Thọ Xương, Xương Giang và xã Dĩnh Kế. Đất có thành phần cơ giới từ thịt nhẹ đến trung bình, độ dày tầng đất lớn hơn 100 cm, độ dày tầng canh tác 10 - 45 cm, thích hợp cho trồng lúa và trồng màu.

- Đất Pheralitic biến đổi và xói mòn trơ sỏi đá: Có diện tích 395 ha, chiếm 12,26% diện tích tự nhiên, phân bố tập trung ở xã Song Mai, tầng đất mỏng, độ phì kém, bạc màu, cần được đầu tư cải tạo.

- Đất bạc màu trên phù sa cổ (B): Là loại đất lớn nhất của thành phố có diện tích 905,19 ha, chiếm 28,10% diện tích tự nhiên, phân bố ở hầu hết các xã, phường. Đất này tuy nghèo đạm, lân và mùn song giàu Kali, tơi, xốp và thoát nước tốt, thích hợp cho các loại cây khoai tây, khoai lang, cà rốt, đậu đỗ, lạc, rau, thuốc lá…

 Thực trạng môi trường:

Thành phố Bắc Giang đang trong quá trình đổi mới và phát triển, môi trường sinh thái cơ bản còn giữ được sắc thái tự nhiên. Tuy nhiên trong những năm gần đây do sự phát triển nhanh dẫn đến một số hậu quả như:

- Do khai thác sử dụng đất chưa hợp lý, yếu kém trong công tác quản lý các hoạt động khai thác đất phục vụ sản xuất nông nghiệp dẫn đến đất bị xói mòn, mất chất dinh dưỡng và giảm năng suất cây trồng.

- Thoái hóa hóa học, ngập úng: Một số diện tích bị thoái hóa trở nên nghèo, chua, khô không thể sản xuất được. Một số diện tích lại bị ngập úng cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất nông nghiệp.

- Hiện trạng môi trường nước: Nước ở các sông có độ khoáng hoá không cao, có sự phân hoá rõ rệt. Độ khoáng hoá nước sông tự nhiên ở khu vực nghiên cứu biến đổi không nhiều theo thời gian, lớn nhất là vào giữa và cuối mùa kiệt và nhỏ nhất là các tháng mùa lũ.

- Ô nhiễm môi trường không khí mang tính cục bộ, ở các khu vực sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, các làng nghề, các đô thị, trên các tuyến đường giao thông chính...

3.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội

a) Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân (tính theo GDP) năm 2015 ước đạt 17,6% (cao hơn 0,1% so với năm 2014); Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực, trong đó: Thương mại – Dịch vụ tăng 18,7%; Công nghiệp – TTCN và xây dựng tăng 17,5%; Nông nghiệp – Thủy sản tăng 3,2%. Tỷ trọng kinh tế năm 2015 ước đạt như sau: Thương mại – Dịch vụ 46,5%; Công nghiệp – TTCN và xây dựng 50,5%; Nông nghiệp – Thủy sản 3,0%. Giá trị sản xuất bình quân đầu người năm 2015 ước đạt là 30 triệu đồng.

Bảng 1: Biểu cơ cấu GTSX năm 2014 và năm 2015

Đơn vị tính: (%)

Chỉ tiêu Năm 2014 Ước đạt năm 2015

Tốc độ phát triển kinh tế 17,5 17,6

- Nông nghiệp, thuỷ sản 3,2 3,0

- CN – TTCN và XD 51,4 50,5

- Thương mại- Dịch vụ 45,4 46,5

b) Thực trạng các ngành kinh tế:

*) Nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới:

so với năm 2014, giá trị sản phẩm trồng trọt và nuôi trồng thủy sản trên đơn vị diện tích ước đạt 107 triệu đồng/ha. Hoàn thành kế hoạch sản xuất vụ chiêm xuân, vụ mùa với tổng diện tích thu hoạch gần 3.155 ha, năng suất lúa ước đạt 57 tạ/ha; hoàn thành xây dựng mô hình cánh đồng mẫu lớn tại xã Tân Tiến, Đồng Sơn với diện tích 113ha (năng suất đạt 68 tạ/ha).

Bảng 02: Giá trị sản xuất và cơ cấu sản xuất nông nghiệp thành phố Bắc Giang năm 2015

Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2015

- GTSX (giá 2010) Tỷ đồng 437,84 + Trồng trọt Tỷ đồng 203,63 + Chăn nuôi Tỷ đồng 222,24 + Dịch vụ nông nghiệp Tỷ đồng 11,97 - GTSX (giá hiện hành) Tỷ đồng 622,35 + Trồng trọt Tỷ đồng 277,48 + Chăn nuôi Tỷ đồng 329,61 + Dịch vụ nông nghiệp Tỷ đồng 15,25

- Cơ cấu (giá hiện hành) %

+ Trồng trọt % 44,59

+ Chăn nuôi % 52,96

+ Dịch vụ nông nghiệp % 2,45

Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Bắc Giang năm 2015

Tiếp tục duy trì, phát triển vùng sản xuất rau an toàn, hoa chất lượng cao, đã hỗ trợ nông dân, HTX về giống, vật tư sản xuất RAT với tổng số tiền gần 270 triệu đồng và xây dựng nhãn hiệu RAT Đa Mai. Đến nay, diện tích RAT đạt 28ha, sản lượng 510 tấn; hoa chất lượng cao đạt 65ha, tăng 10ha. Duy trì ổn định đàn gia súc, gia cầm, diện tích nuôi thủy sản; chủ động phòng chống, không để xảy ra dịch bệnh trên đàn gia súc, vật nuôi, thủy sản. Thực hiện tốt công tác PCLB&TKCN,

kịp thời xử lý sự cố cấp bách về đê điều, khắc phục ngập úng do mưa lớn kéo dài. Tăng cường quản lý, kiểm tra, phát hiện và xử lý 14 trường hợp vi phạm đê điều; chỉ đạo giải tỏa điểm kinh doanh VLXD tại Cảng Á Lữ, đã yêu cầu Công ty TNHH MTV Thương mại xây dựng Tân Thành giải tỏa, vận chuyển cơ bản xong vật liệu trong khu tập kết. Công tác bảo vệ rừng và phòng chống cháy rừng được tăng cường, không để xảy ra cháy rừng.

Tập trung cao chỉ đạo, hoàn thành xây dựng nông thôn mới xã Tân Tiến (được

Chủ tịch UBND tỉnh Quyết định công nhận đạt chuẩn quốc gia nông thôn mới trong tháng 5/2015), nâng 04/06 xã đạt chuẩn NTM (là địa phương đầu tiên trong tỉnh đạt 100% chỉ tiêu đăng ký xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011-2015). Chỉ đạo tổ

chức tốt việc tổng kết 05 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới giai đoạn 2011-2015; triển khai nhiệm vụ giai đoạn 2015-2020, trong đó đã tập trung cao chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng và các tiêu chí xây dựng nông thôn mới tại xã Song Khê, Đồng Sơn (đến nay, xã Song

Khê đạt 17/19 tiêu chí, tăng 03 tiêu chí so với đầu năm; xã Đồng Sơn đạt 14/19 tiêu chí NTM, tăng 02 tiêu chí so với đầu năm).

*)Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp:

Giá trị sản xuất Công nghiệp-TTCN, xây dựng (giá so sánh 2010) ước đạt 10.845 tỷ đồng, tăng 17,5% so với năm 2014. Trong đó, sản xuất công nghiệp ngoài quốc doanh ước đạt 2.705 tỷ đồng.

Thu hút đầu tư 21 dự án, tổng vốn đăng ký trên 380 tỷ đồng (tăng 07 dự án,

giảm 29 tỷ đồng vốn đăng ký so năm 2014). Rà soát 190 dự án được chấp thuận

đầu tư; kiểm tra 32 dự án, đã đề xuất UBND tỉnh quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đầu tư, chấm dứt thực hiện 06 dự án; hướng dẫn chuyển đổi cho 50 HTX, cấp mới 06 HTX và giải thể 19 hợp tác xã thực hiện theo Luật hợp tác xã năm 2012. Tổ chức lập quy hoạch Cụm công nghiệp Bãi Ổi, xã Dĩnh Trì. Tiếp tục duy trì, đẩy mạnh hoạt động quảng bá, hỗ trợ mở rộng thị trường tiêu thụ các sản phẩm nghề truyền thống đem lại việc làm và thu nhập ổn định cho trên 1.000 lao động; hỗ trợ, hướng dẫn 02 HTX (Mộc Bãi Ổi và Bún Đa Mai) lập hồ sơ bảo hộ thương hiệu sản phẩm.

Các làng nghề truyền thống có bước phát triển khá, góp phần tích cực cho giải quyết việc làm, chuyển đổi nghề khu vực nông thôn; có 03 làng nghề được UBND

tỉnh công nhận, trong đó làng nghề sản xuất mỳ xã Dĩnh Kế đã được bảo hộ thương hiệu. Các nghề truyền thống như: làm bún ở Đa Mai; làm mỳ, bánh đa ở Dĩnh Kế trong đó sản phẩm mỳ Kế đã được công nhận và bảo hộ thương hiệu…

Sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp đã góp phần quan trọng vào sự tăng trưởng kinh tế của thành phố về các loại sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ và mở rộng thị trường ra ngoài thành phố đối với một số sản phẩm.

Tiếp tục đẩy mạnh hoạt động quảng bá, hỗ trợ mở rộng thị trường tiêu thụ các sản phẩm nghề truyền thống (Mỳ Kế, bánh đa Kế, đồ mộc dân dụng, tăm tre lụa,...) mang lại việc làm ổn định cho trên 500 lao động, thu nhập từ 3-4 triệu

đồng/người/tháng.

Sản lượng nước sạch tiêu thụ đạt 9,7 triệu m3. Tổng điện năng tiêu thụ đạt 140 triệu kwh; thực hiện tốt việc điều tiết, tiết giảm điện, nhất là hệ thống chiếu sáng công cộng, điện dùng trong các cơ quan, công sở (đã cắt giảm điện năng tiêu thụ

gần 900.000kwh).

*)Thương mại – dịch vụ:

Giá trị sản xuất thương mại, dịch vụ (giá so sánh năm 2010) ước đạt 9.778 tỷ đồng, tăng 18,7% so với năm 2014. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ - thương mại ước đạt 7.290 tỷ đồng, tăng 17% so cùng kỳ. tổng giá trị xuất, nhập khẩu ước đạt 424 triệu USD (tăng 17,2% so với năm 2014); cấp mới Đăng ký kinh doanh cho 1.216 hộ kinh doanh, tổng vốn đăng ký trên 451 tỷ đồng (tăng 48 hộ và 121 tỷ đồng so với năm 2014). Tạo điều kiện cho 02 Nhà đầu tư hoàn thành

xây dựng và đưa vào hoạt động 03 siêu thị (Điện máy Trần Anh, BigC và

Co.opmart). Lựa chọn 01 doanh nghiệp quản lý, khai thác chợ Cốc xã Dĩnh Trì;

chuyển đổi mô hình quản lý chợ phường Đa Mai. Công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường được chú trọng thực hiện, các lực lượng chức năng kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính trên 482 cở sở, hộ kinh doanh, thu nộp ngân sách gần 3,2 tỷ đồng.

c) Văn hóa – Xã hội:

*)Dân số, lao động, việc làm và thu nhập

Theo số liệu thống kê năm 2015 dân số của thành phố Bắc Giang có khoảng 180.000 người, chiếm khoảng 11% dân số tỉnh Bắc Giang (1.624.456 người); mật độ

dân số bình quân khoảng 2.700 người/km2 và có sự chênh lệch khá lớn giữa các phường, xã; cao nhất là phường Trần Nguyên Hãn 15.995 người/km2 và thấp nhất là xã Song Mai 960 người/km2.

Bảng 03: Dân số năm 2015 của thành phố Bắc Giang phân theo giới tính và địa bàn cư trú

Đơn vị tính: Người

Năm Tổng số Phân theo giới tính Phân theo địa bàn

Nam Nữ Thành thị Nông thôn

2014 180.000 90.570 89430 120.250 59.750

(Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Bắc Giang các năm 2014)

Thực hiện Quyết định số 2168/QĐ-TTg ngày 03 tháng 12 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ: Về việc công nhận thành phố Bắc Giang là đô thị loại II trực thuộc tỉnh Bắc Giang năm 2015 có tổng dân số đô thị là 180.000 người, tỷ lệ đô thị hóa 66%. Tỷ lệ tăng tự nhiên luôn duy trì ở mức thấp dưới 1%. Đời sống dân cư từng bước được cải thiện, thu nhập bình quân đầu người ước đạt 30 triệu đồng, nhiều hộ có nhà xây kiên cố, trang bị đồ dùng có giá trị (xe máy, ti vi, tủ lạnh, …).

*) Các lĩnh vực hạ tầng xã hội :

- Giáo dục và đào tạo: Chất lượng giáo dục toàn diện tiếp tục đạt kết quả vững chắc; tỷ lệ tốt nghiệp các cấp duy trì ở mức cao. Chất lượng giáo dục mũi nhọn tiếp tục dẫn đầu tỉnh, qua những kỳ thi học sinh giỏi các cấp, toàn thành phố đạt 2.106 giải các loại, trong đó có 41 giải cấp quốc gia và 272 giải cấp tỉnh. Đội ngũ cán bộ giáo viên cơ bản bảo đảm về số lượng và cơ cấu, trong năm học 2015-2016, đã bổ nhiệm mới 07 cán bộ quản lý; tiếp nhận, điều động và luân chuyển 163 giáo viên, nhân viên hành chính; thực hiện tốt việc tiếp nhận, sơ tuyển được 169 thí sinh đăng ký tuyển dụng giáo viên mầm non...nhìn chung tình hình trong ngành giáo dục thành phố cơ bản ổn định. Chất lượng dạy nghề có chuyển biến tích cực, các cơ sở đào tạo nghề hoạt động ổn định, tích cực phối hợp với thành phố trong việc đào tạo, dạy nghề cho người lao động trên địa bàn.

Cơ sở vật chất trường học tiếp tục quan tâm đầu tư theo hướng chuẩn hóa, năm 2015 đã đầu tư trên 62 tỷ đồng để xây dựng, sửa chữa các trường học, đến nay đã hoàn

thành và đưa vào sử dụng 02 trường mầm non (Tân Tiến, Đồng Sơn) và các phòng học các trường (TH Võ Thị Sáu, MN Hoa Sen, THCS Ngô Sỹ Liên, TH Nam Hồng...). Chuẩn bị các điều kiện khởi công xây dựng mới 03 công trình trường học (THCS chất

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trên địa bàn thành phố bắc giang (Trang 30 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(71 trang)
w