Cách thức tiến hành PPDH nêu vấn đề

Một phần của tài liệu Sự vận dụng phương pháp dạy học nêu vấn đề trong dạy học môn giáo dục công dân ở trường trung học phổ thông mỹ lộc, tỉnh nam định hiện nay (Trang 27 - 37)

Đây là giai đoạn rất quan trọng nhằm định hƣớng, giúp cho HS ý thức đƣợc nhiệm vụ lĩnh hội tri thức, tạo ra tiền đề ban đầu kích thích hứng thú của HS. Bằng các thủ pháp sƣ phạm khác nhau GV đƣa ra vấn đề cần giải quyết và đƣa HS vào tình huống có vấn đề. Ở nghĩa chung nhất, tình huống là một sự kiện có thực trong đời sống xã hội với những đặc trƣng vật lí, sinh lí, tâm lí hay xã hội. Theo nghĩa đó mọi cá nhân hay xã hội luôn sống trong các tình huống nhất định, thƣờng xuyên phải đối mặt và chịu sự tác động của nó; sự tồn tại và phát triển của mỗi cá nhân, xã hội gắn liền với việc giải quyết tình huống. Đó có thể là những tình huống đơn giản xảy ra trong bữa ăn, trong sinh hoạt, trong giao tiếp hàng ngày, đến những tình huống phức tạp trong hoạt động nghề nghiệp, trong nghiên cứu khoa học…. Trong quá trình dạy học, tình huống có thể là một bài tập toán, bài tập văn, bài học đạo đức, một thí nghiệm thực hành… rất nhiều những tình huống nhƣ vậy, có tình huống có vấn đề và có tình huống không có vấn đề. Những tình huống có vấn đề là trung tâm của PPDH nêu vấn đề.

Tình huống có vấn đề là tình huống mà trong quan hệ với chủ thể hành động (GV, HS) làm nảy sinh mâu thuẫn giữa một bên là chủ thể hành động có nhu cầu giải quyết tình huống đó với một bên là những tri thức, kỹ năng và phƣơng pháp hiện có của chủ thể chƣa đủ để giải quyết. Từ đó buộc chủ thể muốn giải quyết thì phải khám phá để mình có hiểu biết về tình huống và tìm ra cách giải quyết tình huống đó.

Trong học tập nói chung và trong bộ môn GDCD nói riêng, tình huống có vấn đề là tình huống xuất hiện trong quá trình lĩnh hội tri thức mới, là hoạt động nhận thức nhằm giải quyết nhiệm vụ học tập, thu nhập tri thức mới đang đƣợc đặt ra trƣớc HS. Để giải quyết đƣợc vấn đề, rõ ràng, HS huy động vốn tri thức đã có, độc lập và sáng tạo trong suy nghĩ dƣới sự hƣớng dẫn của GV. Tình huống có vấn đề đƣợc nêu ra trong bài giảng của GV bao giờ cũng là

mới đối với HS. Song, dù là mới, nó cũng có những liên hệ nhất định đối với vốn tri thức của HS đã có. Điều quan trọng ở đây là sự hƣớng dẫn của GV. Nếu GV biết khéo léo giúp HS tìm ra mối liên hệ giữa tri thức mới và tri thức cũ thì HS có thể tự giải quyết đƣợc nhiệm vụ tiếp thu tri thức mới. Trong khi hƣớng dẫn, GV cần lƣu ý sao cho mọi HS đều có thể tự tìm ra mối liên hệ giữa cái cũ và cái mới, biết cách lập luận, lí giải tri thức mới trên cơ sở tri thức đã có theo trình tự chặt chẽ. Nếu không nhƣ vậy, HS sẽ không tự mình giải quyết đƣợc vấn đề, hoặc chỉ có một số ít HS giải quyết đƣợc vấn đề, tức là lúc đó tình huống không vừa sức với HS.

Tình huống có vấn đề đƣợc nêu ra có thể là tình huống đơn giản hoặc phức tạp. Tình huống đơn giản chỉ bao gồm trong đó một tri thức rất hẹp và khi giải quyết HS tiếp thu đƣợc ngay. Tuy nhiên, đối với môn GDCD, dƣờng nhƣ mọi tình huống nêu ra trong bài giảng đều là vấn đề phức tạp. Bởi vì, bản thân tri thức bộ môn đã mang tính trừu tƣợng và khái quát cao, HS lại mới tiếp cận với tri thức đó và vốn sống, vốn tri thức của HS còn quá ít.

Nguồn gốc của tình huống có vấn đề là hoạt động thực tiễn, trong đó có thực tiễn giảng dạy và học tập. Việc đặt vấn đề và tình huống có vấn đề diễn ra trong điều kiện khi tri thức mà con ngƣời tích lũy đƣợc bộc lộ sự giới hạn do việc con ngƣời mở rộng tác động của họ với thế giới xung quanh, khi trình độ tri thức cũ không đủ khả năng giải thích, định hƣớng cho hoạt động của con ngƣời trong những điều kiện mới. Nhƣ vậy, tình huống có vấn đề biểu thị mâu thuẫn giữa thực tiễn đã biến đổi, phát triển và sự hạn chế về tri thức, cũng nhƣ giữa nhu cầu nhận thức giữa cái mới với khả năng hạn hẹp của tri thức cũ. Mâu thuẫn sau khi đƣợc phát hiện trong quá trình giảng dạy. Khi đặt HS vào điều kiện hoạt động mới, GV làm sáng tỏ sự hạn chế về tri thức của HS đã có và nhƣ vậy góp phần hình thành những nhu cầu nhận thức ở họ hay góp phần tạo ra trạng thái tâm lí đòi hỏi phƣơng hƣớng suy nghĩ, hiểu biết

đúng đắn vấn đề đặt ra. Chẳng hạn, những vấn đề đạo đức và pháp luật HS đã đƣợc học ở các lớp dƣới, nhƣng ở trƣờng THPT, HS lại đƣợc trang bị những vấn đề này dƣới góc độ tri thức lí luận.

Tình huống có vấn đề biểu thị mâu thuẫn xác định trong kết cấu của bản thân tri thức. Mâu thuẫn đƣợc thể hiện nhƣ là sự không phù hợp của tri thức cũ và tri thức mới của các nguyên lí, lí luận khác nhau và của ngay cách giải quyết cùng một vấn đề của các học thuyết khác nhau.

Nhƣ chúng ta đã biết, tình huống có vấn đề không đơn giản chỉ là sự phản ánh khách thể, mặc dù sự phản ánh đó là tiền đề cần thiết cho việc hình thành vấn đề. Tình huống có vấn đề bao gồm cả việc tiến hành hoạt động trong đó xuất hiện mâu thuẫn giữa chủ thể và khách thể (dƣới dạng mâu thuẫn của thực tiễn và nhận thức, cái biết và cái chƣa biết, tri thức cũ và tri thức mới), và sự tất yếu giải quyết mâu thuẫn. Vấn đề là phải hình thành ở HS phƣơng hƣớng sử dụng tri thức mà họ đã thu nhận đƣợc để giải thích hiện tƣợng nào đó, để giải quyết những nhiệm vụ nhận thức và thực tiễn là điều kiện quan trọng của việc đặt ra vấn đề trong giảng dạy.

Tình huống có vấn đề xuất hiện khi cần làm sáng tỏ cái gì chƣa biết và vạch ra cái đó. Đồng thời, cần hành động hƣớng vào việc giải quyết mâu thuẫn, cần làm rõ bản chất của cái chƣa biết. nó là mắt khâu tất yếu dẫn từ cái biết đến cái chƣa biết, là phƣơng thức tích lũy và sở hữu tri thức mới, nắm vững hình thức hoạt động mới trong lĩnh vực lí luận và thực tiễn. Tất cả những điều đó đƣợc thực hiện trong giảng dạy sẽ dẫn tới sự phát triển năng lực sáng tạo của HS.

Đặc điểm của tình huống có vấn đề đƣợc đặc trƣng bởi chính quá trình giảng dạy và đặc điểm của bộ môn, cũng nhƣ đặc điểm của đối tƣợng HS.

Giảng dạy là quá trình chuyển giao tri thức do GV thực hiện. Truyền thụ tri thức góp phần tích cực vào việc hình thành chủ thể mới tham gia vào các

quan hệ xã hội và các dạng hoạt động. Giảng dạy giúp những ngƣời chủ tƣơng lai của đất nƣớc nắm vững kinh nghiệm xác định, nắm vững những tri thức và biết sử dụng chúng vào các hoạt động của bản thân nhằm góp phần vào sự phát triển của xã hội, nhân loại. Trong quá trình giảng dạy, GV là chủ thể thực hiện nhiệm vụ chuyển giao tri thức và hình thành ở HS khả năng tƣ duy, phƣơng pháp lĩnh hội và vận dụng tri thức, nhân cách. HS vừa là khách thể, vừa là chủ thể trong hoạt động của GV. Nắm vững tri thức, họ sẽ là chủ sở hữu kinh nghiệm xã hội. Việc lĩnh hội sâu sắc, đầy đủ tri thức không chỉ ở phía GV mà chủ yếu ở phía HS. Đồng thời, ở những giai đoạn nhất định, giảng dạy có thể trở thành hoạt động nghiên cứu độc lập của HS. Đƣơng nhiên, điều này không thể đòi hỏi ở tất cả HS và trong toàn bộ chƣơng trình môn học. Nói cách khác, tùy theo nội dung kiến thức, năng lực nhận thức và tƣ duy của HS, GV có thể cho HS độc lập nghiên cứu và lĩnh hội tri thức mới theo sự chỉ dẫn của GV.

Những phân tích nêu trên cho thấy, GV bộ môn GDCD nên và cần sử dụng PPDH nêu vấn đề trong quá trình dạy học. Nhƣng điều kiện quan trọng trong việc sử dụng phƣơng pháp này là việc hình thành tình huống có vấn đề. Để thực hiện tốt PPDH nêu vấn đề trong dạy học môn GDCD cần tuân theo những nguyên tắc sau đây:

Thứ nhất, các sự kiện trong tình huống phải tồn tại với tƣ cách là một bài toán, tức là một hệ thống thông tin gồm hai bộ phận:

+ Các dữ kiện: bao gồm các thông tin đã cho một cách tƣờng minh hoặc sẽ tƣờng minh nếu có sự biến đổi nhất định các điều kiện có liên quan tới bài toán (nói ngắn gọn là những điều đã biết).

+ Yêu cầu: bao gồm những thông tin cần phải tìm ra cho tình huống (yếu tố phải tìm).

Thứ hai, tình huống phải có quan hệ với chủ thể hành động là HS. Mối quan hệ này đƣợc xác lập trên hai phƣơng diện:

+ HS phải xuất hiện nhu cầu giải quyết tình huống, đây chính là động lực để giải quyết tình huống.

+ Các yếu tố dữ kiện và yêu cầu của các tình huống phải là dữ kiện và yêu cầu đối với HS.

Thứ ba, tình huống phải tạo ra niềm tin và kích thích tính tích cực, hứng thú giải quyết vấn đề của HS. Một tình huống tuy có vấn đề với HS (có nhu cầu giải quyết và xác định đƣợc các yếu tố dữ kiện và yếu tố yêu cầu của tình huống) nhƣng yêu cầu lại vƣợt quá xa khả năng nhận thức của HS sẽ tạo ra ở HS thái độ thiếu tự tin, thiếu hứng thú giải quyết tình huống đó, khi đó giờ học sẽ trở nên miễn cƣỡng. Vì vậy trong tình huống phải bao hàm dữ kiện gây niềm tin cho HS nếu HS tích cực hành động để giải quyết tình huống.

Thứ tư, khi nêu ra những tình huống thực tế, GV cần diễn đạt một cách có logic dƣới dạng mâu thuẫn chƣa đƣợc giải quyết. Hiện nay, đất nƣớc ta đang đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết, chẳng hạn, nhƣ mối quan hệ giữa lực lƣợng sản xuất và quan hệ sản xuất, quan hệ giữa cá nhân và xã hội, giữa quyền lợi và nghĩa vụ… Song việc diễn đạt chúng một cách logic lại phụ thuộc vào khả năng của GV và trình độ của HS. Trong khi diễn đạt GV cần giúp HS phát hiện mâu thuẫn và hƣớng dẫn HS biết giải quyết chúng trên cơ sở tri thức lí luận và điều kiện thực tế cho phép. Biết tìm ra mâu thuẫn và biết lí giải chúng là biểu hiện quan trọng của trí tuệ sáng tạo.

Thứ năm, tình huống đƣa ra một mặt phải gần gũi, quen thuộc với HS, mặt khác cách đặt vấn đề phải mới (theo phƣơng châm vấn đề của những sự kiện không mới; suy nghĩ mới về những đều không mới) và nhất thiết phải chú ý tới nguyên lí về sự thống nhất giữa lí luận và thực tiễn. Đƣa ra bất kỳ một luận điểm xác định nào cũng cần phải làm rõ mối liên hệ của nó với hoạt

động thực tiễn của con ngƣời. Đƣơng nhiên, không phải lúc nào cũng thấy rõ mối liên hệ đó, nhất là khi diễn đạt để HS hiểu đƣợc. Song bằng cách này hay cách khác tri thức khoa học đều liên quan tới hoạt động của con ngƣời và điều này đòi hỏi GV phải đào sâu suy nghĩ đề vạch ra mối liên hệ đó, nhất là khi diễn đạt để HS hiểu đƣợc những vấn đề lí luận càng gắn đƣợc với những hoạt động gần gũi của các em ở gia đình, nhà trƣờng và địa phƣơng sẽ càng giúp các em hiểu đƣợc lí luận và biết áp dụng tri thức và nhận thức khoa học và thực tiễn. Trong trƣơng trình GDCD, những vấn đề đó cần đƣợc khai thác triệt để, chẳng hạn, vấn đề xây dựng đất nƣớc, đạo đức, pháp luật… GV dễ dàng gắn đƣợc lí luận với thực tiễn xung quanh và ngay cả với bản thân từng HS.

Thứ sáu, GV có thể nêu ra những luận điểm, những nhận định đối lập nhau. Sau khi đã nêu ra, GV cần hƣớng dẫn HS phân tích sai lầm về mặt lí luận và thực tiễn của những luận điểm, nhận định đó. Ở đây cần lƣu ý HS về động cơ cá nhân, lợi ích giai cấp, lợi ích của tập đoàn ngƣời khi nêu ra những luận điểm đó. Điều này sẽ giúp HS có phƣơng pháp phân tích, lí giải vấn đề một cách khoa học. Những luận điểm, nhận định khác nhau, GV có thể tìm trong các tài liệu nghiên cứu về mọi mặt của đời sống xã hội hoặc có thể sử dụng các bài tập về tình huống trong tài liệu hƣớng dẫn của GV bộ môn GDCD. Song, bản thân GV phải có lập trƣờng quan điểm rõ ràng, có phƣơng pháp nhận thức khoa học về những vấn đề đó.

Tạo ra tình huống có vấn đề và đƣa ra HS vào tình huống đó là đặc trƣng của PPDH nêu vấn đề trong giảng dạy GDCD, là sự biểu hiện năng lực và nghệ thuật sƣ phạm của GV. Vì thế, vấn đề mấu chốt trong phƣơng pháp dạy này là phát hiện ra mâu thuẫn trong nhu cầu nhận thức của HS và đặt họ vào đúng thời điểm này sinh mâu thuẫn, buộc họ phải suy nghĩ theo sự chỉ dẫn của GV. Việc làm này sẽ tác động tới tới tƣ duy và hành động của họ, tác động tới sự khao khát tìm hiểu, lí giải vấn đề. Trong khi tạo ra đúng tình

huống có vấn đề ở thời điểm cần thiết cũng cần lƣu ý tới sự quan hệ của nó với những vấn đề khác có thể nảy sinh. Những tình huống sau có thể và cần phải cao hơn tình huống trƣớc về mức độ khó. Giải quyết những tình huống liên tiếp diễn ra theo trình tự logic xác định sẽ giúp cho việc thu nhận tri thức mới của HS tốt hơn, có hiệu quả hơn. Hiện nay trong môn GDCD, GV thƣờng gặp phải mâu thuẫn giữa lí luận và thực tiễn. Khó khăn chủ yếu trong việc giải quyết vấn đề này là ở đây. Để làm rõ đƣợc những kiến thức cơ bản, trọng tâm, trọng điểm của bài GV phải biết hƣớng HS vào cách giải quyết vấn đề phục vụ cho bài giảng, không nên đi vào giải thích những vấn đề không liên quan đến bài giảng. Đồng thời, GV phải nhạy cảm với những vấn đề lí luận và thực tiễn mới nảy sinh, tự mình tìm ra hƣớng giải quyết đúng đắn nhất cho chính mình mới có thể hƣớng HS vào việc lí giải đúng đắn vấn đề.

Giải quyết vấn đề

Sau khi đã nêu vấn đề và đƣa HS vào tình huống có vấn đề, GV phải hƣớng dẫn HS giải quyết vấn đề cùng với GV. Ở giai đoạn này HS phải huy động vốn tri thức đã có (kể cả vốn sống ít ỏi), phải vận dụng phƣơng pháp tƣ duy lôgic, độc lập, khoa học và sáng tạo dù còn hạn chế, để lí giải vấn đề. Trí tuệ của HS đƣợc huy động tối đa, do đó tạo nên một sự căng thẳng trong suy nghĩ mà đối với HS lƣời suy nghĩ thƣờng lảng tránh. Nếu GV biết khéo léo gợi mở dần dần cho HS để các em tự giải quyết đƣợc vấn đề thì sẽ tạo ra đƣợc một sự hứng thú đặc biệt ở HS, tạo cho họ niềm tin vào khả năng nhận thức của bản thân họ.

Khi giải quyết vấn đề trong môn GDCD ở trƣờng THPT, HS thƣờng phải vận dụng một khối lƣợng tri thức tƣơng đối lớn. Các tri thức đó bao gồm các tri thức của khoa học xã hội, khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật và vốn sống cũng đƣợc sử dụng tới. Ngay cả những điều tai nghe mắt thấy hàng ngày của HS cũng đƣợc dùng để lí giải vấn đề đặt ra.

Khi giải quyết vấn đề, HS phải vận dụng tới các phƣơng pháp suy luận, chứng minh do lôgic hình thức trang bị. Điều khó khăn với HS là ở chỗ tìm ra

Một phần của tài liệu Sự vận dụng phương pháp dạy học nêu vấn đề trong dạy học môn giáo dục công dân ở trường trung học phổ thông mỹ lộc, tỉnh nam định hiện nay (Trang 27 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(53 trang)