Hạt nhân của PPDH nêu vấn đề

Một phần của tài liệu Sự vận dụng phương pháp dạy học nêu vấn đề trong dạy học môn giáo dục công dân ở trường trung học phổ thông mỹ lộc, tỉnh nam định hiện nay (Trang 25 - 27)

Hạt nhân của dạy học nêu vấn đề là hệ thống các tình huống có vấn đề: “Nét bản chất nhất của dạy và học nêu vấn đề không phải là sự đặt ra những câu hỏi mà là tạo ra các tình huống có vấn đề” [19]. Khái niệm tình huống có vấn đề và các biện pháp giải quyết nó tạo nên cơ sở của dạy học nêu vấn đề. Vậy thế nào là tình huống có vấn đề?

“ Tình huống có vấn đề xuất hiện khi một cá nhân đứng trƣớc một mục đích muốn đạt tới, nhận biết một nhiệm vụ cần giải quyết nhƣng chƣa biết bằng cách nào, chƣa đủ phƣơng tiện (tri thức, kỹ năng…) để giải quyết” [16, pp.110].

Các nhà sƣ phạm trong và ngoài nƣớc đều đƣa ra định nghĩa về tình huống có vấn đề. Tựu trung lại có thể định nghĩa nhƣ sau: Tình huống có vấn đề là tình huống có chứa đựng mâu thuẫn biện chứng giữa cái đã biết và cái chƣa biết. Mâu thuẫn này đƣợc HS chấp nhận nhƣ mâu thuẫn của bản thân và đòi hỏi phải giải quyết, rồi thông qua sự giải quyết mà HS thu nhận đƣợc kiến thức, kỹ năng hay kỹ xảo, lĩnh hội đƣợc tri thức và phƣơng pháp giải quyết mới.

Dƣới góc độ tâm lí, tình huống có vấn đề thể hiện trạng thái băn khoăn, thắc mắc, một khó khăn mà con ngƣời không khắc phục đƣợc bằng tri thức vốn có. Tƣ duy nảy sinh và phát triển khi cần khắc phục khó khăn bằng những phƣơng tiện trí óc. Tình huống có vấn đề buộc con ngƣời phải suy nghĩ, động não tạo nên những vận động tích cực bên trong của trí tuệ con ngƣời.

Tình huống có vấn đề đòi hỏi luôn phải chứa đựng một cái gì chƣa biết, vƣợt ra ngoài giới hạn hiểu biết của HS. Bên cạnh cái chƣa biết, tình huống có vấn đề còn bao hàm một hoặc những cái đã biết, gồm những dữ kiện cho trƣớc. bởi vì giúp HS vƣợt ra khỏi giới hạn kiến thức vốn có và đặt ra cho các em những vấn đề nhận thức thì chẳng có gì là khó khăn, nhƣng lúc đó tƣ duy của HS vẫn chƣa hoạt động. Muốn “mở máy” tƣ duy của HS và hƣớng nó vào

giải quyết một vấn đề mới xuất hiện thì vấn đề này phải chứa đựng một điều đã biết, phải cho trƣớc dữ liệu nào đó để làm điểm xuất phát cho suy nghĩ và sự tìm tòi, sáng tạo.

Ngoài ra, các tình huống có vấn đề còn phải bao hàm trong bản thân nó một yếu tố tâm lí nào đó, thể hiện ở tính mới lạ và tính rõ ràng của các sự kiện, ở tình huống không bình thƣờng của bài tập nhận thức… nhằm kích thích hứng thú và lòng khao khát tìm tòi ở HS.

Nhƣ vậy, để trở thành tình huống có vấn đề đích thực thì cần phải có những yếu tố, điều kiện nhất định. Không phải tình huống nào cũng là tình huống có vấn đề. Điều đó có nghĩa là để tạo ra các tình huống có vấn đề, bản thân GV không thể không tƣ duy, suy nghĩ, trăn trở, mày mò tìm kiếm sáng tạo. GV cần phát hiện trong tài liệu học tập của HS đâu là “vấn đề có vấn đề”, cần thiết kế nhƣ thế nào để chúng trở thành tình huống có vấn đề, cần phải nêu vấn đề nhƣ thế nào để khơi gợi hứng thú, sáng tạo của HS. Bởi vì không phải vấn đề nào cũng là vấn đề của HS và lôi cuốn đƣợc HS… Đồng thời, GV cần phải tổ chức hoạt động nhận thức của HS nhƣ cho HS đọc, tra cứu, phát biểu, thảo luận… Tất cả đều đòi hỏi ở mỗi GV sự đào sâu suy nghĩ, trăn trở, không ngừng sáng tạo để phát huy tính tích cực, chủ động của HS trong giờ học. Khi đó, tình huống có vấn đề có tác dụng phát huy vai trò chủ đạo của GV và sự sáng tạo, chủ động nắm bắt kiến thức của HS.

Hạt nhân của dạy học nêu vấn đề là tình huống có vấn đề nhƣng sự triển khai cụ thể trong giờ học là những câu hỏi nêu vấn đề. Câu hỏi nêu vấn đề có cơ sở hình thành và xuất hiện là tình huống có vấn đề. Câu hỏi nêu vấn đề gắn bó chặt chẽ với tình huống có vấn đề, bởi vì có tình huống có vấn đề thì mới có vấn đề và câu hỏi nêu vấn đề. Có nhiều cách định nghĩa về câu hỏi:

Theo Từ điển tiếng Việt (1992): Câu hỏi là nói ra điều mình mong muốn ngƣời ta cho mình biết với yêu cầu đƣợc trả lời, nói ra điều mình hỏi hay mong muốn ở ngƣời ta yêu cầu đƣợc đáp ứng [13].

Theo Từ điển giáo dục học: Câu hỏi là câu nói nêu lên vấn đề đòi hỏi phải suy nghĩ, cân nhắc, rồi đƣa ra câu trả lởi tƣơng ứng. Tùy theo mục đích cụ thể trong hoạt động dạy học, câu hỏi đƣợc chia thành nhiều loại: câu hỏi gợi ý, câu hỏi kiểm tra, câu hỏi thi… [12].

Câu hỏi nêu vấn đề trong dạy học nêu vấn đề có sự giống và khác nhau so với câu hỏi tái hiện trong dạy học theo phƣơng pháp đàm thoại vấn đáp. Giống nhau ở chỗ GV đề ra các câu hỏi và HS trả lời câu hỏi đó. Khác nhau ở mục đích và tính chất. Về mục đích, nếu nhƣ câu hỏi tái hiện nhằm yêu cầu HS tái hiện những kiến thức các em đã nắm bắt thì câu hỏi nêu vấn đề yêu cầu HS sử dụng cái đã biết, cái đƣợc đƣa ra làm dữ liệu để tìm tòi và phát hiện tri thức mới. Mặt khác, câu hỏi nêu vấn đề yêu cầu HS phải có khả năng tổng hợp, bao quát tri thức, huy động kiến thức, tài liệu từ nhiều nguồn khác nhau để trả lời. Về tính chất, câu hỏi tái hiện thƣờng có tính chất vụn vặt, thiếu hệ thống còn câu hỏi nêu vấn đề nằm trong hệ thống rất chặt chẽ, câu trƣớc liên hệ với câu sau trong mối liên hệ mật thiết.

Mặt khác, sự khác biệt còn thể hiện ở chỗ, câu hỏi nêu vấn đề cũng do GV nêu ra (nhƣng khác với câu hỏi tái hiện, thƣờng là GV yêu cầu HS làm theo), câu hỏi nêu vấn đề trong nhiều trƣờng hợp do HS tự nêu ra trong quá trình học tập khi các em thấy thắc mắc, băn khoăn, tự mình nhìn thấy vấn đề. Khả năng hoạt động tích cực của HS là nhiều hay ít một phần phụ thuộc vào việc HS nhận ra vấn đề, HS đặt nhiều hay ít câu hỏi nêu vấn đề.

Một phần của tài liệu Sự vận dụng phương pháp dạy học nêu vấn đề trong dạy học môn giáo dục công dân ở trường trung học phổ thông mỹ lộc, tỉnh nam định hiện nay (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(53 trang)