d. Đánh giá tình hình hiệu quả
2.2.2 Cơ cấu nguồn vốn huy động
2.2.2.1 Cơ cấu theo thời hạn
Vốn huy động của NHNo&PTNT Từ Liêm được phân ra thành các loại kỳ hạn khác nhau: Tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn: 2 tuần, 1 tháng, 2 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 7 tháng, 9 tháng, 12 tháng, 18 tháng, 24 tháng, và trên 24 tháng. Cơ cấu kì hạn của các nguồn tiền trên có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả huy động vốn, quyết định việc mở rộng tín dụng, đầu tư của ngân hàng cũng như hiệu quả kinh doanh của chi nhánh.
Bảng 2.3: Cơ cấu nguồn vốn theo thời hạn giai đoạn 2010-2012
STT Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Số tiền % Số tiền % Số tiền %
1 Tổng vốn huy động 1.980 100 2.350 100 3.670 100
2 VHĐ có kì hạn 1.675,5 84,62 2.235 95,1 3.356 91,4
3 VHĐ không kì hạn 304,5 16,38 125 4,9 324 8,6
(Nguồn: NHNo&PTNT Từ Liêm)
Qua biểu đồ 2.3 ta thấy tiền gửi không kỳ hạn trong những năm 2010 đến năm 2012 chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn huy động trên địa bàn, không được ổn định cho lắm, năm 2010 chiếm 16,38% giảm xuống còn 4,9% trong tổng nguồn vốn huy động trong năm 2011. Đến năm 2012 có xu hướng tăng nhẹ, tăng 3,7% so với năm 2011. Có thể thấy, Ngân hàng chưa thực hiện tốt trong việc huy động nguồn vốn không kỳ hạn này. Đây là nguồn vốn có chi phí lãi thấp, góp phần làm giảm lãi suất bình quân đầu vào, chi phí huy động vốn thấp. Vì vậy, chi nhánh nên có những chính sánh thu hút khách hàng gửi tiền vào khoản này.
Đối với vốn huy động có kỳ hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn huy động, từ năm 2010-2012 luôn chiếm trên 80%. Cụ thể: Năm 2010 chiếm tỷ trọng là 84,62% đến năm 2011 tăng lên mức 95,1%, do ngân hàng thực hiện chính sách khuyến khích người dân gửi tiền vào ngân hàng, bước đầu thực hiện đa dạng hoá các loại kỳ hạn gửi tiền và các hình thức trả lãi phong phú (trả lãi trước, trả lãi sau). Chính vì thế nên nguồn vốn tiền gửi của dân cư không ngừng tăng và luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nguồn vốn huy động. Tuy nhiên sang năm 2012 lại có xu hướng giảm xuống còn 91,4% trên tổng vốn huy động, do ngày càng nhiều đối thủ cạnh tranh khiến cho khách hàng có nhiều lựa chọn cũng đồng nghĩa với việc Ngân hàng nếu
không có những chính sách phù hợp thì sẽ mất đi một lượng lớn khách hàng.
2.2.2.2 Cơ cấu theo thành phần kinh tế
Bảng 2.4 Cơ cấu vốn huy động theo khách hàng giai đoạn 2010-2012
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Số tiền % Số tiền % Số tiền %
Tổng vốn huy động 1.980 100 2.350 100 3.670 100
- KH dân cư 1.624,6 82,05 1.927 82,00 3.124 85,12 - KH tổ chức kinh tế 355,4 17,95 423 18,00 546 14,88
(Nguồn: NHNo&PTNT Từ Liêm)
Vốn huy động từ dân cư là kênh huy động vốn chủ yếu của ngân hàng, luôn chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng vốn huy động, luôn chiếm trên 80% tổng vốn huy động. Qua bảng trên ta thấy nguồn vốn huy động từ dân cư mà chi nhánh huy động được tương đối ổn định và ngày càng tăng về quy mô. Năm 2010 là 1.624,6 tỷ đồng, đến năm 2011 là 1.927 tỷ triệu đồng tăng 302,4 tỷ đồng, đến năm 2012 là 3.124 tỷ đồng tăng 1197 tỷ đồng. Tỷ trọng của vốn huy động năm 2010 chiếm 82,05%, đến năm 2011 thì gần như không thay đổi, năm 2012 tỷ trọng này đã tăng lên đến 85,12% trong tổng nguồn vốn huy động.
Trong nguồn vốn huy động từ dân cư của ngân hàng thì lượng tiền gửi giao dịch thường chiếm tỷ lệ thấp, chủ yếu là huy động thông qua phát hành thẻ ATM cho các cá nhân có nhu cầu thanh toán không dùng tiền mặt hoặc gửi vào tài khoản một số tiền nhỏ rồi rút dần cho chi tiêu và thông qua việc mở tài khoản tiền gửi ngoại tệ để nhận tiền từ nước ngoài gửi về. Chiếm tỷ trọng lớn trong nguồn vốn huy động từ dân cư thường là tiền gửi tiết kiệm. Vì tính ổn định của nguồn tiền này rất cao nên trong những năm qua, ngân hàng đã liên tục đưa ra các chính sách gia tăng lãi suất tiền gửi tiết kiệm và các sản phẩm tiền gửi tiết kiệm dưới nhiều hình thức phong phú nhằm khuyến khích dân cư gửi tiền vào ngân hàng. Các sản phẩm tiết kiệm mới có thể kể đến như: tiết kiệm gửi góp, tiết kiệm bậc thang, …
So với các ngân hàng khác, NHNNo & PTNT có ưu chính sách ưu đãi hơn với các doanh nghiệp do đó tiền gửi của tổ chức kinh tế có xu hướng giảm nhưng vẫn chiếm tỷ trọng không quá nhỏ so với các ngân hàng thương mại khác. Nguồn vốn huy động từ các tổ chức kinh tế trên tổng nguồn vốn huy động ( năm 2010 là 17,95%, năm 2011 là 18%, năm 2012 là 14,88%,). Những con số này cũng tương đối với tiềm năng của chi nhánh, bởi chi nhánh hoạt động trên địa bàn có khá nhiều doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế xã hội đang hoạt động. Tuy nhiên, trong những năm tới chi nhánh vẫn
hội mở tài khoản hơn nữa.