Thực trạng huy động vốn tại chi nhánh NHNo&PTNT Từ Liêm

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh từ liêm (Trang 39 - 42)

d. Đánh giá tình hình hiệu quả

2.2. Thực trạng huy động vốn tại chi nhánh NHNo&PTNT Từ Liêm

Huy động vốn là một nghiệp vụ chủ chốt, không thể thiếu được của các ngân hàng nói chung và của NHNo&PTNT Từ Liêm nói riêng, bởi nguồn vốn chính của một ngân hàng là nguồn vốn huy động. Hơn nữa, huy động vốn không phải là một nghiệp vụ độc lập mà nó gắn liền với các nghiệp vụ sử dụng vốn và các nghiệp vụ trung gian khác như thanh toán, chuyển tiền của NHTM.

Ngân hàng phải luôn đảm bảo cho mình một nguồn vốn dồi dào đáp ứng nhu cầu của khách hàng đến vay vốn và đáp ứng nhu cầu vốn cho quá trình phát triển của đất nước. Bên cạnh đó, huy động vốn phải dựa trên cơ sở xác định thị trường đầu ra, lĩnh vực đầu tư có hiệu quả hay không, lãi suất ra sao.

2.2.1. Các hình thức huy động vốn

Bảng 2.2: Các phương thức huy động vốn của NHNo&PTNT Chi nhánh Từ Liêm giai đoạn 2010-2012

Đơn vị tính: Tỷ đồng

STT Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Số tiền % Số tiền % Số tiền %

1 Tổng vốn huy động 1.980 100 2.350 100 3.670 100 2 VHĐ theo kì hạn 1.675,5 84,62 2.235 95,1 3.356 91,4 - TG thanh toán 241,9 14,44 324,5 14,52 984,7 29,34 - TG tiết kiệm 1.433,6 85,56 1.910,5 85,48 2.371,3 70,66 3 VHĐ từ giấy tờ có giá 58,5 2,96 93,7 4 130,3 3,55 - Trái phiếu 50 85,5 71,4 76,2 98,3 76,38 - Kỳ phiếu 8,5 14,5 22,3 23,8 32,1 24,62 4 VHĐ theo thành phần kinh tế 1.980 100 2.350 100 3.670 100 - KH là cư dân 1.624,6 82,05 1.927 82,00 3.124 85,12 - KH là tổ chức KT 355,4 17,95 423 18,00 546 14,88

(Nguồn: NHNo&PTNT chi nhánh Từ Liêm)

Qua bảng: 2.2 ta thấy hình thức nhận tiền gửi chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn huy động và ngày có khoảng cách lớn hơn với phát hành giấy tờ có giá. Nguồn này bao gồm:

Vốn huy động theo kỳ hạn:

- Tiền gửi thanh toán của các tổ chức kinh tế xã hội và các cá nhân: Chiếm tỷ trọng nhỏ trong vốn huy động theo kì hạn nhưng có sự tăng trưởng cả về tỷ trọng và giá trị tuy nhiên lại không ổn định cho lắm. Năm 2010 chiếm 14,44%, năm 2011 chiếm 14,52% tăng 0,8%, năm 2012 chiếm 29,34% tăng 14,82%, tỷ trọng tăng gấp hai lần năm trước và trị giá của tiền gửi thanh toán tăng năm 2010-2012 là 241,9 tỷ đồng tăng lên 984,7 tỷ đồng. Cho thấy nhu cầu tiêu dùng của khách hàng tăng lên một cách rõ ràng.

- Tiền gửi tiết kiệm luôn chiếm tỷ trọng cao trong khoản vốn huy động theo kỳ hạn, từ năm 2010-2012 tỷ trọng của khoản vốn huy động này luôn lớn hơn 70%. Tuy nhiên trong khoản thời gian này mặc dù trị giá vẫn tăng nhưng tỷ trọng của nó trong khoản vốn huy động theo kỳ hạn lại có xu hướng giảm trong khoảng năm 2010-2011 và giảm mạnh năm 2011-2012. Cụ thể: Năm 2010 tỷ trọng chiếm 85,56% , năm 2011 tỷ trọng còn 85,48%, nhưng đến năm 2012 giảm xuống chỉ còn 70,66%.

Vốn huy động từ phát hành giấy tờ có giá:

Cùng với các hình thức huy động vốn theo truyền thống thì việc phát hành giấy tờ có giá được áp dụng theo từng thời điểm nhằm đáp ứng nhu cầu vốn tức thời phục vụ cho mục tiêu kinh tế nhất định. Đây là hình thức huy động vốn linh hoạt, ngân hàng căn cứ vào mục đích, khả năng huy động vốn để quyết định đưa ra một cách chủ động, có thể huy động vốn ngắn hạn hoặc trung, dài hạn, có thể trả lãi trước hoặc trả lãi sau. Do đó có thể căn cứ vào tính chất ổn định của kỳ hạn để quyết định tăng tỷ lệ đầu tư cho phù hợp hoặc căn cứ phương thức trả lãi mà chủ động tính toán kế hoạch tài chính cũng như kết quả.

NHNo & PTNT chi nhánh Từ Liêm chủ yếu tập trung vào hoạt động nhận tiền gửi còn phát hành giấy tờ có giá ngân hàng chỉ tiến hành khi thực sự cần thiết về vốn. Nguồn vốn này chiếm tỷ trọng không cao, chiếm tỷ trọng dao động khoảng 4% trên tổng nguồn vốn huy động.

Vốn huy động theo thành phần kinh tế:

- Tiền gửi của dân cư: Đây là các khoản tiền nhàn rỗi của dân cư được gửi vào ngân hàng thông qua hình thức gửi tiết kiệm. Đây là nguồn vốn có tỷ trọng cao trong tổng nguốn vốn huy động, luôn chiếm trên 80% trong tổng vốn huy động. Đây là hình thức huy động truyền thống của các ngâng hàng, các hình thức huy động vốn ngày càng một đa dạng phong phú: Tiết kiệm không kỳ hạn, tiết kiệm phát hành kỳ phiếu, tiền gửi có kỳ hạn (1, 2, 3, 6, 7, 9, 12, 18, 24, 36 tháng, ...) với nhiều hình thức trả lãi hấp dẫn như trả lãi trước, trả lãi sau, giúp cho khách hàng có nhiều cơ hội chọn lựa trong điều kiện huy động vốn cạnh tranh trên thị trường. Không những tăng về quy mô vốn mà ngân hàng đã thu hút được khách hàng là dân cư rất tốt, làm cho tỷ trọng của nguồn này cũng tăng lên. Năm 2010 nguồn vốn này chiếm tỷ trọng 82,05%, năm 2011 chiếm tỷ trọng 82,00% gần như không thay đổi so với năm 2010, năm 2012 tỷ trọng của nguồn vốn này tăng lên 85,12% tăng 3,12% so với năm 2011. Cho thấy, ngân hàng đã có những chính sách phù hợp để thu hút khách hàng. Lượng tiền gửi của nhóm khách hàng cá nhân liên tục tăng nhanh qua các năm cho thấy uy tín của ngân hàng ngày càng cao, ngày càng thu hút thêm được nhiều khách hàng vào gửi tiền.

- Tiền gửi từ các tổ chức kinh tế: Đây là khoản tiền gửi của các doanh nghiệp hay các tổ chức kinh tế khác. Tiền gửi ở đây thường là tiền gửi thanh toán và tiền gửi ngắn hạn. Khoản tiền gửi của các tổ chức kinh tế chiếm tỷ trọng không cao trong tổng nguồn vốn huy động. Cụ thể, năm 2010 khoản tiền này chiếm tỷ trọng là 17,9%, năm 2011 chiếm 18%, nhưng đến năm 2012 giảm xuống chỉ còn 14,88%. Việc đáp ứng nhu cầu từ nhóm khách hàng này cho phép ngân hàng mở rộng quan hệ trong hệ thống ngân hàng và mở rộng quan hệ với nhiều khách hàng mới. Vì những lợi ích từ nhóm khách hàng này, ngân hàng cần có những biện pháp, chính sách ưu đãi hợp lý để duy trì được mối quan hệ lâu dài với nhóm khách hàng này.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh từ liêm (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(78 trang)
w