phải thu
Gửi tiền vào NH
TK 112 TK131,138,141 TK 111 TK 111 Rút TGNH về nhập quỹ TM Nhận vốn góp bằng TGNH
Doanh thu, thu nhập khác TK 411 TK 5112, 515,711 TK 141 Chi tạm ứng bằng TGNH Mua vật liệu, CCDC, TSCĐ bằng TGNH TK152,153,211 TK 1331 TK331,334,333,.. Thanh toán nợ bằng TGNH TK 1544,6421,6422,.. Chi phí phát sinh bằng TGNH TK 1331
2.2.1.2. Hạch toán ngoại tệ
a) Văn bản pháp quy áp dụng
• Thông tư 201/2009/TT-BTC: - Số văn bản: 201
- Ký hiệu: 2009/TT-BTC
- Tên văn bản: Thông tư hướng dẫn xử lý các khoản chênh lệch tỷ giá trong doanh nghiệp.
- Ngày tháng ban hành: 15/10/2009. - Cơ quan ban hành: Bộ tài chính.
b) Nguyên tắc:
Khi phát sinh các nghiệp vụ liên quan đến ngoại tệ, Công ty phải quy đổi ngoại tệ theo tỷ giá hối đoái thực tế để ghi nhận nghiệp vụ về thu, chi ngoại tệ, kế toán phải thực hiện ghi số kế toán và lập báo cáo kế toán bằng đơn vị tiền tệ thống nhất là Đồng Việt Nam. Ngoài ra, nguyên tệ phải được theo dõi chi chi tiết trên tài khoản “ Tiền mặt”, “ Tiền gửi ngân hàng”, “ Tiền đang chuyển” ( khi tăng ghi Nợ, khi giảm ghi Có) và trên sổ kế toán công nợ phải thu, phải trả có gốc ngoại tệ để điều chỉnh theo tỷ giá thực tế.
Xử lý chênh lệch tỷ giá
Đối với các nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng ngoại tệ thì chênh lệch tỷ giá hối đoái được hạch toán vào bên có TK 515 “doanh thu tài chính” (Lãi tỷ giá) hoặc bên nợ TK 635 “chi phí tài chính” (Lỗ tỷ giá). Số dư cuối kỳ của các tài khoản tiền mặt bằng ngoại tệ và tiền gửi ngân hàng bằng ngoại tệ được đánh giá lại theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm lập báo cáo tài chính năm. Cuối năm tài chính chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư ngoại tệ được phản ánh vào TK 413 “Chênh lệch tỷ giá hối đoái”, tiểu khoản 4131.
2.2.1.3. Hạch toán các loại lãi tiền gửi, lãi tiền vay
Tại công ty Cổ phần Đầu tư và Kỹ Thuật Tín Thành, lãi tiền gửi ngân hàng được hạch toán như sau: khi đến kỳ thanh toán lãi, ngân hàng sẽ gửi cho Công ty một giấy báo có. Số tiền lãi của khoản tiền trong tài khoản ngân hàng sẽ được cộng dồn vào số tiền trong tài khoản để tiếp tục hưởng lãi.
b) Hạch toán lãi tiền vay:
Tại công ty CP Đầu tư và Kỹ Thuật Tín Thành, chi phí lãi tiền vay dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ được hạch toán vào chi phí, đó là tài khoản 635.
Lãi tiền vay để đầu tư mua sắm tài sản được hạch toán như sau: tiền lãi từ khi vay đến khi đưa tài sản cố định vào trạng thái sẵn sàng sử dụng được hạch toán vào nguyên giá tài sản cố định; tiền lãi vay từ khi tài sản cố định đã hoạt động tạo ra sản phẩm được hạch toán vào chi phí.
2.2.2. Hạch toán CCDC
2.2.2.1. Đặc điểm, nhiệm vụ của hạch toán CCDC
Đặc điểm CCDC
Khác với các đơn vị tiến hành sản xuất có CCDC tách bạch với các chỉ tiêu hàng tồn kho khác (Thành phẩm, Hàng hóa), Công ty Cổ phần Đầu tư và Kỹ thuật Tín Thành hoạt động trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ. Do đó, Hàng tồn kho của công ty có lúc thì là NVL và CCDC, có lúc lại là Hàng hóa. Điều này phụ thuộc vào mục đích sử dụng của mỗi trường hợp.
Phân loại CCDC: Với CCDC của công ty Cổ phần Đầu tư và Kỹ thuật TínThành được phân loại như sau:
- Căn cứ vào giá trị và thời gian sử dụng CCDC được chia thành 2 loại : phân bổ 1 lần và phân bổ nhiều lần
- Căn cứ vào phạm vi bảo quản và sử dụng : Công cụ trong kho và công cụ đang dùng.
Đánh giá CCDC tại Công ty Cổ phần Đầu tư và Kỹ thuật Tín Thành được thực hiện theo nguyên tắc giá gốc.
- Đối với CCDC mua ngoài
- Đối với CCDC được tặng thưởng: Giá
gốc =
Giá tương đương trên thị
trường +
CP liên quan đến việc tiếp nhận
- Đối với phế liệu thu hồi: là giá trị thu hồi tối thiểu
2.2.2.2. Các phương pháp phân bổ
CCDC xuất dùng chủ yếu phục vụ cho nhu cầu sản xuất kinh doanh và một số nhu cầu khác. Tại công ty CP Đầu tư và Kỹ thuật Tín Thành, căn cứ vào các chứng từ xuất kho CCDC kế toán tập hợp phân loại theo các đối tượng sử dụng, rồi tính ra giá thực tế xuất dùng phương án vào các tài khoản liên quan. Tuy nhiên, do đặc điểm , tình chất cũng như giá trị và thời gian sử dụng của CCDC và tính hiệu quả của công tác kế toán mà việc tính toán phân bổ giá thực tế CCDC xuất dùng vào các đối tượng sử dụng có thể được thực hiện một lần hoặc nhiều lần.
2.2.2.3. Các văn bản về chế độ thuế GTGT mà doanh nghiệp áp dụng
• Luật số: 13/2008/QH12
- Số văn bản: 13
- Ký hiệu: 2008/QH12 Giá
gốc =
Giá mua trên HĐ chưa
thuế + CP thu mua + Thuế NK (nếu có) - Các khoản giảm giá
- Tên văn bản: Luật thuế GTGT
- Ngày tháng ban hành: 03 tháng 06 năm 2008
- Cơ quan ban hành: Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam • Thông tư 06/2012/TT-BTC
- Số văn bản: 06
- Ký hiệu: 2012/TT-BTC
- Tên văn bản: Hướng dẫn mới về thuế GTGT - Ngày tháng ban hành: 11/01/2012
- Cơ quan ban hành: Bộ tài chính
2.2.2.4. Hạch toán chi tiết CCDC.
a) Thủ tục nhập xuất quản lý vật liệu CCDC
- Khi công ty tiến hành mua CCDC. Thì sẽ có chứng từ mua,phiếu nhập kho và xuất dùng cho từng bộ phận sử dụng, lúc này kế toán phải ghi số liệu vào sổ kế toán chi tiết và tổng hợp để vào sổ Nhật ký chung và lên bảng Cân đối kế toán. - Khi công ty tiến hành xuất dùng lúc này dựa vào hoá đơn, phiếu xuất kho kế toán tiến hành theo dõi và ghi sổ chi tiết, sổ tổng hợp vào Nhật ký chung và lên bảng CĐKT.
- Hàng ngày kế toán phải theo dõi chặt chẽ việc nhập xuất kho của công ty để vào sổ cho đúng và chính xác không bị sai sót, ghi nhầm hay ghi thiếu… có như vậy mới quản lý tốt được vật liệu, CCDC của công ty một cách tốt nhất.
b) Tìm hiểu việc ghi chép của thủ kho vào thẻ kho, đối chiếu số liệu giữa thủ kho với kế toán.
Phòng kế toán lập thẻ kho và ghi các chỉ tiêu, tên nhãn hiệu, quy cách, đơn vị tính, mã số hiệu vật tư, sản phẩm, hàng hoá sau đó giao cho thủ kho và kế toán.
c)Cơ sở lập sổ kế toán chi tiết có liên quan
Cơ sở lập sổ: kế toán căn cứ vào chứng từ liên quan đó là hoá đơn mua, bán hàng, phiếu nhập, phiếu xuất, thẻ kho, để ghi sổ kế toán chi tiết liên quan.
Trong doanh nghiệp việc quản lý CCDC do nhiều bộ phận tham gia. Song việc quản lý tình hình nhập, xuất, tồn kho CCDC hằng ngày được thực hiện chủ yếu ở bộ phận kho và phòng kế toán. Trên cơ sở các chứng từ kế toán về nhập, xuất CCDC, thủ kho và kế toán NVL tiến hành hạch toán kịp thời theo từng loại.
Phương pháp thẻ song song
Sơ đồ 2.7 : Kế toán CCDC theo phương pháp thẻ song song