Dung lượng và vùng phủ sóng

Một phần của tài liệu Quy hoạch vùng phủ sóng DVB t2 tại quảng trị (Trang 48 - 50)

III Huyện Đakrông

QUY HOẠCH PHỦ SÓNG DVB-T2 QUẢNG TRỊ

3.1.2 Dung lượng và vùng phủ sóng

Như ở chương 1 cho thấy, nhiều kỹ thuật mới làm cho DVB-T2 hiệu quả hơn so với DVB-T. Trong DVB-T2 yêu cầu tối thiểu SNR cho mỗi bit (Eb/N0) được giảm đáng kể. Có hai tùy chọn để cho phép làm việc đó:

Lựa chọn đầu tiên là để giữ tốc độ dữ liệu hình cố định và hạ thấp giá trị cường độ trường tối thiểu. Điều này dẫn đến cho phép có được vùng phủ sóng lớn hơn trong khi giảm chi phí mạng cho mỗi chương trình vì số lượng máy phát có thể được giảm bớt. Nếu không thì nó có thể được sử dụng để cung cấp vùng phủ sóng tương tự trong khi giảm công suất máy phát và do đó làm giảm chi phí mạng cho mỗi chương trình

Lựa chọn thứ hai là tăng thêm tính “robustness” để tăng cường năng lực truyền tải trong khi vẫn giữ nguyên cường độ trường tối thiểu. Khi đó với cùng công suất phát nhưng nhiều dữ liệu có thể được truyền đi và do đó chi phí cho mỗi chương trình được giảm, mà còn có thể nâng cao tính khả thi của khi áp dụng các dịch vụ HD. Các thông số DVB-T2 được đưa ra trong Bảng 3.3 tương ứng với hai lựa chọn nêu ra trên đây [6].

47

Bảng 3.3 Các tham số thu của DVB-T và DVB-T2 khi cùng Emin và tốc độ dữ liệu

Có sự gia tăng đáng kể vùng phủ sóng cho máy thu di động trong nhà khi giữ các tốc độ dữ liệu hình không đổi nhưng giảm cường độ trường tối thiểu. DVB-T2 cho phép ồn tới 6.2dB, cao hơn một chút so với DVB-T.

Có thể kết hợp hai lựa chọn này với nhau tại vùng phủ sóng lớn hơn hoặc dung lượng cao hơn khi sử dụng khái niệm lớp ống vật lý (PLP). Một PLP với dung lượng cao cho các máy thu dịch vụ cố định và PLP cho các máy thu trong nhà là các lựa chọn khả thi. Các dịch vụ di động và cố định trên thực tế sẽ đòi hỏi một sự cân bằng giữa hai lựa chọn này. Đặc biệt là tại các thị trường mà chỉ có truyền hình số mặt đất (digital terrestrial TV-DTT) vấn đề này cần được đánh giá chặt chẽ

Tốc độ dữ liệu hình cho DVB-T và DVB-T2 được chỉ ra trong bảng 3.4 và bảng 3.5. Cường độ trường tối thiểu cho DVB-T được sử dụng để tìm khớp với các tập hợp tham số DVB-T2. Các phương thức sóng mang cao trong DVB-T2 (8K, 16K hay 32K) có lựa chọn thêm trên mỗi bên của phổ để tận dụng tốt hơn các kênh (chế độ sóng mang mở rộng).

Bảng 3.4: Dung lượng tăng tới 86% đối với thu SFN mode cố định

Bảng 3.4 và Bảng 3.5 cho thấy lợi thế rõ ràng của việc sử dụng DVB-T2. Các chế độ SFN cố định ở đây sẽ cho phép truyền 4 dịch vụ HD (MPEG-4, 720p) với chất lượng hình ảnh hợp lý trong khi lựa chọn di động cho phép phân phối 14 dịch vụ SD

48 (MPEG-4, 576i). Truyền hình DVB-T2 là nền tảng cơ sở rất tốt để cạnh tranh với truyền hình vệ tinh hoặc truyền hình cáp.

Bảng 3.5: Dung lượng tăng 88% đối với thu SFN mode ngoài trời

DVB-T2 không chỉ giới hạn cho các máy thu cố định và di động. Thậm chí sẽ được cải thiện hơn nữa để cho các thiết bị di động cầm tay thế hệ sau với DVB-T2 mở rộng, có khả năng để chia sẻ, hợp kênh với nó

Một phần của tài liệu Quy hoạch vùng phủ sóng DVB t2 tại quảng trị (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)