Vùng phủ sóng SFN

Một phần của tài liệu Quy hoạch vùng phủ sóng DVB t2 tại quảng trị (Trang 46 - 48)

III Huyện Đakrông

QUY HOẠCH PHỦ SÓNG DVB-T2 QUẢNG TRỊ

3.1.1 Vùng phủ sóng SFN

DVB-T cung cấp một khoảng cách truyền tối đa trong một mạng SFN với bán kính khoảng 67,2km. Điều giả định này trên một kênh 8MHz sử dụng mode 8K và khoảng bảo vệ 04/01. Đối với các phương thức truyền dẫn SISO, mỗi máy phát DVB- T2 phát ra các tín hiệu tương tự như kiểu của DVB-T thì khoảng cách truyền tối đa có thể lên đến 159,6km (kênh 8MHz). Ở khoảng cách này độ cong trái đất là quan trọng, hiện tại DVB-T2 còn tăng thêm cơ hội để các máy phát phát trên khoảng cách xa hơn trong mạng SFN.

Việc quy hoạch vùng phủ sóng DVB-T2 cho mạng SFN đối với tỉnh Quảng Trị (100 km x 120km) có thể được thực hiện bằng cách sử dụng quy hoạch mạng DVB-T. Một mô hình truyền sóng cho tỉnh Quảng Trị sẽ được xem xét dưới đây. Chỉ có việc "phối hợp" mô hình anten được áp dụng, các mô hình anten thực sẽ làm vùng phủ sóng dự báo và ít can nhiễu (do tỉnh Quảng Trị nằm cạnh biển và thủ phủ tỉnh nằm sát biển). Công suất phát hiện thời có thể giống như được sử dụng cho DVB-T. Các tham số phát cho DVB-T được thể hiện đầu tiên trong Bảng 3.1

Bảng 3.1: Các thông số DVB-T

Bảng 3.1 dự báo các thuê bao cố định DVB-T SFN với những thay đổi của các anten phát sẽ là không đủ để loại bỏ can nhiễu trong vùng phủ sóng quy mô lớn. Với các thuê bao di động (smart phone chẳng hạn), ảnh hưởng của nhiễu fading sẽ chiếm ưu thế khi sử dụng trong vùng phủ sóng DVB-T và ảnh hưởng trầm trọng hơn.

45

Bảng 3.2: Các tham số DVB-T2

Bảng 3.2 cho thấy phạm vi vùng phủ sóng DVB-T2 SFN với một quy mô lớn DVB-T2 cho các trạm thu cố định. Hầu hết các khu vực phải được phủ sóng và chỉ một số vùng núi dự báo sẽ bị nhiễu che khuất do núi cao.

Bảng 3.2 còn cho thấy trong trường hợp máy thu DVB-T2 di động, dự đoán có nhiễu hay suy giảm công suất tín hiệu trong một số rặng núi chắc sẽ xảy ra. Như đã biết, độ cao mô hình anten sẽ phải được sử dụng trong phân tích sau này, nói chung để cải thiện tình hình can nhiễu dự đoán trong các vùng đó. Một số kết quả khi quy hoạch mạng truyền hình, mạng viễn thông đã chỉ ra rằng, nếu quy hoạch vùng phủ sóng SFN quy mô rất lớn, mà đôi khi được gọi là phủ sóng SFN toàn quốc, là một lựa chọn khả thi chính xác hơn là quy hoạch từng vùng đơn lẻ. Đây không phải chỉ với trường hợp cho DVB-T2.

Tuy nhiên, do vùng phủ sóng chỉ là một mặt của việc lập quy hoạch, các quy hoạch khác cũng phải được xem xét phối hợp. Mục quy hoạch phủ sóng GE06 DVB-T của ITU có thể được sử dụng cho DVB-T2. Kích thước vùng phủ sóng SFN tối ưu cho DVB-T2 như được chỉ ra trong quy hoạch dưới đây sẽ là khu vực được giao lớn hơn so với kích thước tiêu chuẩn trong quy hoạch GE06 và đòi hỏi phải phối hợp ảnh hưởng với các chính quyền địa phương. Trong quy hoạch vùng phủ sóng của tỉnh Quảng Trị, việc phối hợp quy hoạch được yêu cầu với 3 tỉnh, Quảng Bình-Quảng Trị và Thừa Thiên Huế.

46

Hình 3.1: Bản đồ địa hình tỉnh Quảng Trị

Vùng phủ sóng SFN mức độ lớn được áp dụng cho chế độ phát SISO của hệ thống DVB-T2. Trong chế độ MISO khoảng cách truyền tối đa được giới hạn đến 79,8 km mà chỉ hơn một chút so với những gì DVB-T cung cấp. Kích thước vùng phủ sóng SFN và việc sử dụng các MISO phải được đánh giá cẩn thận tùy thuộc vào chế độ thu

Một phần của tài liệu Quy hoạch vùng phủ sóng DVB t2 tại quảng trị (Trang 46 - 48)