LỘ TRÌNH CHUYỂN ĐỔI TRUYỀN HÌNH SỐ MẶT ĐẤT Ở QUẢNG TRỊ

Một phần của tài liệu Quy hoạch vùng phủ sóng DVB t2 tại quảng trị (Trang 33 - 37)

- Máy thu di động: Trong máy thu di động (mobile), khi sự thay đổi đặc tính kênh quá nhanh, các pilot có mật độ cao tốt hơn ước lượng kênh Thêm vào đó độ

LỘ TRÌNH CHUYỂN ĐỔI TRUYỀN HÌNH SỐ MẶT ĐẤT Ở QUẢNG TRỊ

Ở QUẢNG TRỊ

2.1. Lộ trình số hóa truyền hình.

Số hóa truyền hình mặt đất đang là xu hướng tất yếu trên toàn thế giới. Nhiều nước đã hoàn thành quá trình chuyển đổi từ truyền hình tương tự mặt đất sang truyền hình số mặt đất. Đã có 45 nước hoàn thành quá trình số hóa truyền hình mặt đất, trong đó có Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc và hầu hết các nước Châu Âu. Các nước ASEAN đã cam kết ngừng phát sóng truyền hình tương tự từ năm 2015-2020. Trong bối cảnh đó, Việt Nam cũng phải thực hiện quá trình số hóa truyền hình mặt đất để đảm bảo quá trình hội nhập và phát triển một cách hiệu quả trong lĩnh vực truyền hình với thế giới. Nắm bắt xu hướng chuyển đổi hạ tầng truyền dẫn, phát sóng truyền hình từ công nghệ tương tự sang công nghệ số của Chính phủ nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ, tăng số lượng kênh chương trình, đa dạng hóa các loại hình dịch vụ và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn tài nguyên tần số.

2.1.1 Lộ trình số hóa DTV tại Việt nam.

Quá trình số hóa truyền hình mặt đất đem lại nhiều lợi ích cho người xem truyền hình: Số lượng kênh chương trình có thể xem được tại mỗi địa bàn nhiều hơn. Chất lượng chương trình truyền hình số cao hơn so với truyền hình tương tự, với âm thanh hình ảnh trung thực. Có thể thu xem các kênh chương trình truyền hình với độ phân giải cao HD. Chất lượng đồng đều trong vùng phủ sóng, không xảy ra việc thu tín hiệu chập chờn, nhiều hình chồng lên nhau (hiện tượng "bóng ma") hoặc hình bị nhiễu như ở truyền hình tương tự.

Truyền hình số mặt đất sử dụng rất hiệu quả phổ tần số vô tuyến điện. Với cùng một độ rộng kênh tần số vô tuyến điện, truyền hình tương tự chỉ phát được một kênh truyền hình, trong khi truyền hình số có thể phát được số kênh truyền hình nhiều hơn (hơn 10 kênh truyền hình) với chất lượng hình ảnh và âm thanh cao hơn hẳn truyền hình tương tự. Ngoài ra, với việc áp dụng tiêu chuẩn DVB-T2, mạng truyền hình số mặt đất có khả năng tái sử dụng tần số là rất cao, có thể sử dụng một kênh tần số phủ sóng trên một phạm vi rộng. Nhờ đó, sau khi hoàn thành số hóa truyền hình, một phần băng tần số UHF sử dụng cho truyền hình mặt đất sẽ được giải phóng. Phần băng tần này có thể dành để phát triển các dịch vụ thông tin di động băng rộng và các dịch vụ thông tin vô tuyến khác phục vụ cho việc phát triển kinh tế và các lợi ích xã hội khác. Căn cứ Quyết định 2451/QĐ-TTg ngày 27 tháng 12 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Đề án số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất đến năm 2020”. Mục tiêu của quá trình số hóa bao gồm

32 Chuyển đổi hạ tầng truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất từ công nghệ tương tự sang công nghệ số (sau đây gọi là số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất) theo hướng hiện đại, hiệu quả, thống nhất về tiêu chuẩn và công nghệ nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ, tăng số lượng kênh chương trình, nâng cao hiệu quả sử dụng tần số truyền hình, đồng thời giải phóng một phần tài nguyên tần số để phát triển các dịch vụ thông tin di động và vô tuyến băng rộng.

Mở rộng vùng phủ sóng truyền hình số mặt đất nhằm phục vụ tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, cung cấp các dịch vụ truyền hình đa dạng, phong phú, chất lượng cao, phù hợp với nhu cầu và thu nhập của người dân đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị, quốc phòng an ninh của Đảng và nhà nước. Hình thành và phát triển thị trường truyền dẫn, phát sóng truyền hình số mặt đất nhằm thu hút nguồn lực của xã hội để phát triển hạ tầng kỹ thuật truyền hình, trên cơ sở đảm bảo sự quản lý thống nhất, có hiệu quả của Nhà nước. Tạo điều kiện để tổ chức và sắp xếp lại hệ thống các Đài phát thanh, truyền hình trên phạm vi cả nước theo hướng chuyên môn hóa, chuyên nghiệp hóa, hoạt động hiệu quả và phân định rõ hoạt động về nội dung thông tin với hoạt động về truyền dẫn, phát sóng.

Mục tiêu cụ thể.  Đến năm 2015:

- Đảm bảo 80% hộ gia đình có máy thu hình trên cả nước xem được truyền hình số bằng các phương thức khác nhau, trong đó truyền hình số mặt đất chiếm khoảng 55% các phương thức truyền hình; Phủ sóng truyền hình số mặt đất để truyền dẫn các kênh chương trình phục vụ nhiệm vụ chính trị tới 60% dân cư;

- Áp dụng thống nhất tiêu chuẩn truyền hình số mặt đất trên cơ sở tiêu chuẩn truyền hình số mặt đất DVB-T và các phiên bản tiếp theo.

- Áp dụng thống nhất tiêu chuẩn mã hóa hình ảnh và âm thanh

+ Phần phát: Đến ngày 31 tháng 12 năm 2015 áp dụng tiêu chuẩn MPEG-2 hoặc MPEG4;

+ Phần thu: Từ 01 tháng 01 năm 2013, các thiết bị thu truyền hình số được sản xuất và nhập khẩu phải tuân theo tiêu chuẩn MPEG4 có hỗ trợ thu MPEG-2.

 Đến năm 2020:

- Đảm bảo 100% các hộ gia đình có máy thu hình trên cả nước xem được truyền hình số bằng các phương thức khác nhau; trong đó, truyền hình số mặt đất chiếm 45% các phương thức truyền hình;

- Phủ sóng truyền hình số mặt đất để truyền dẫn các kênh chương trình phục vụ nhiệm vụ chính trị tới 80% dân cư;

33 - Từ 01 tháng 01 năm 2016 áp dụng thống nhất tiêu chuẩn truyền hình số mặt đất trên cơ sở tiêu chuẩn truyền hình số mặt đất DVB-T2, tiêu chuẩn mã hóa tín hiệu hình ảnh và âm thanh MPEG-4 và phiên bản tiếp theo của các tiêu chuẩn trên;

2.1.2. Các giải pháp thực hiện.

Nhóm giải pháp về thông tin, tuyên truyền: Tổ chức và thông tin tuyên truyền, giới thiệu, hội thảo…về kế hoạch số hóa truyền dẫn và phát sóng truyền hình số mặt đất cho toàn thể người dân được biết.

Nhóm giải pháp về thị trường và dịch vụ: Các doanh nghiệp được cấp phép sử dụng các hình thức khác nhau trong truyền dẫn và phát sóng để thúc đẩy quá trình số hóa.

Nhóm giải pháp về tổ chức bộ máy và đào tạo nguồn nhân lực: Tổ chức bộ máy điều hành và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để phù hợp với lộ trình số hóa của Chính phủ.

Nhóm giải pháp về công nghệ và tiêu chuẩn: Xây dựng, ban hành thống nhất tiêu chuẩn kỹ thuật truyền hình số mặt đất theo chuẩn DVB-T và các phiên bản tiếp theo đối với các máy phát, máy thu truyền hình số.

Nhóm giải pháp về tài chính: Huy động nguồn lực tài chính của nhà nước, địa phương, doanh nghiệp và vốn vay nước ngoài, sử dụng hiệu quả để thực hiện lộ trình số hóa truyền hình số đến năm 2020.

2.2.Lộ trình chuyển đổi truyền hình số ở Quảng Trị

Giải pháp: Máy phát hình số cộng với máy phát analog để đầu tư với mức kinh phí thấp nhất, đỡ phức tạp nhất, trước hết tận dụng hệ thống cáp và anten dải rộng hiện có. Hệ thống thiết bị công nghệ kỹ thuật số gọn không chiếm nhiều diện tích, tiêu tốn ít điện năng nhất. Sự tác động vào hệ thống thiết bị cụ thể là máy phát hình đang khai thác thấp nhất, thời gian triển khai nhanh nhất.

2.2.1 Hiện trạng máy phát hiện nay của tỉnh Quảng trị

34

Bảng 2.1 Hệ thống máy phát hình hiện nay tỉnh Quảng Trị

TT Tên đơn vị Địa điểm

Độ cao anten (m) Tên máy phát Công suất (W) Tần số/ kênh I Đài PT-TH tỉnh Quảng Trị TP Đông Hà 110 Rohde&schwarz 5000 6 Thomson 1000 8 Harris 5000 11 Harris 5000 30 II Huyện Hướng Hóa 1 Đài PT-TH Huyện Thị Trấn khe Sanh 70 VTC 300 12 INTEDICO 500 7 ALPHACOMM 200 31 INTEDICO 500 9 2 Trạm PL PT-TH Hướng Phùng Xã Hướng Phùng 42 VTC 150 6 EMICO 200 8 EMICO 500 10 3 Trạm PL PT-TH Hướng Việt Xã Hướng Việt EMICO 200 6 VTC 200 8 30 EMICO 300 10 4 Trạm PL PT-TH Hướng lập Xã Hướng Lập 30 EMICO 200 7 BDC 200 9 DB 300 (400) 11 5 Trạm PL PT-TH A Túc Xã A Túc 60 VTC 150 9 CTC 300 6 DB 500 11 6 Trạm PL PT-TH Xã Pa Tầng 30 VTC 200 10

35

Pa Tầng KBV 200 12

DB 300 7

Một phần của tài liệu Quy hoạch vùng phủ sóng DVB t2 tại quảng trị (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)