8. Kế hoạch nghiên cứu
3.2.2. Tổ chức thử nghiệm mô hình dạy học theo dự án với trẻ 5 –6 tuổi tại trường
trường mầm non Ánh Dương
Chúng tôi sẽ phối hợp với giáo viên trường mầm non Ánh Dương để thử nghiệm mô hình dạy học theo dự án. Thời gian diễn ra dự án phụ thuộc vào sự hứng thú của trẻ, tuy nhiên chúng tôi dự kiến không quá 8 tuần (từ đầu tháng 4 đến giữa tháng 5/2014).
Để thử nghiệm mô hình dạy học mang tính mới này tại thành phố Cà Mau, chúng tôi có các bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị
- Chúng tôi chuẩn bị hồ sơ liên quan đến đề tài (giấy giới thiệu, quyết định làm luận văn của trường ĐHSP TP.HCM) và tài liệu về dạy học theo dự án. Chúng tôi xuống trường mầm non và trao đổi với ban giám hiệu về việc thử nghiệm mô hình dạy học theo dự án tại trường.
- Phối hợp với ban giám hiệu nhằm lựa chọn ngẫu nhiên một lớp mẫu giáo 5 – 6 tuổi để tiến hành thử nghiệm. Trước khi thử nghiệm chúng tôi trao đổi thêm với giáo
viên của lớp về mô hình dạy học theo dự án và phương án tiến hành dự án để nhận được sự phối hợp trong quá trình thử nghiệm.
- Trao đổi với giáo viên của lớp thử nghiệm và cán bộ quản lý về qui trình đánh giá dự án để có sự phối hợp.
Bước 2: Tiến hành thử nghiệm dự án
Mầm non Ánh Dương là trường mầm non mới đạt chuẩn, đội ngũ giáo viên và cả cán bộ quản lí đều còn trẻ nên rất hứng thú với những mô hình dạy học mới, điều này tạo thuận lợi cho chúng tôi khi tiếp cận nhà trường. Bước chuẩn bị diễn ra như kế hoạch, sau khi trao đổi với ban giám hiệu về kế hoạch thử nghiệm, chúng tôi được bố trí ngẫu nhiên về lớp lá 2, làm quen và trao đổi với giáo viên về đặc điểm của mô hình dạy học theo dự án và kế hoạch thử nghiệm là điều đầu tiên chuẩn bị cho cả một tiến trình thử nghiệm diễn ra thuận lợi sau này.
Tuần đầu tiên (ngày 7 đến 11 tháng 4 năm 2014) là tuần làm quen và quan sát trẻ. Điều này giúp chúng tôi có những đánh giá ban đầu về hiểu biết của trẻ, đây là việc làm rất ý nghĩa đối với sự thành công của dự án. Trong tuần đầu, chúng tôi thường xuyên cần sự hỗ trợ của giáo viên qua việc cung cấp một số thông tin liên quan đến cá nhân và gia đình trẻ, ngoài ra chúng tôi còn trao đổi về hình thức tổ chức dự án sao cho phù hợp với điều kiện dạy học của nhà trường. Đến đây mọi chuyện vẫn diễn ra đúng kế hoạch, thậm chí còn thuận lợi hơn vì có sự hợp tác giúp đỡ của giáo viên.
Giai đoạn 1: Đánh giá hứng thú của trẻ (Tuần 1, ngày 15 18 tháng 4 năm 2014)
Ở giai đoạn 1 của dự án, các hoạt động diễn ra nhằm đánh giá kiến thức hiện tại của trẻ và sự hiểu biết về loài Ốc. Trong thời gian này chúng tôi dự kiến cho trẻ tự do sử dụng kính lúp để khám phá những chú Ốc được mang vào lớp và tự tìm kiếm sách nói về Ốc. Tuy nhiên, trẻ mầm non của chúng ta khá xa lạ với dụng cụ học tập được gọi là “kính lúp” và càng xa lạ hơn với việc học trên một con vật có thật. Điều này làm cho dự kiến của chúng tôi không diễn ra theo mong muốn vì trẻ quá tò mò, hứng thú với chiếc kính lúp và những chúng Ốc đang bò trên bàn. Tuy buổi học diễn ra rất sôi nổi, đầy tiếng cười tiếng nói của trẻ, trẻ hứng thú và tròn mắt quan sát. Tuy nhiên, vì quá hiếu động và hứng thú khám phá nên trẻ tranh giành nhau chỗ ngồi để quan sát Ốc và tranh giành chiếc kính làm buổi học trở nên ồn ào và khó quản lí. Mới bước đầu đã
có tình huống xảy ra, chúng tôi xử lí bằng cách thu lại toàn bộ “kính lúp” và cho trẻ quan sát bằng mắt thường, nhờ giáo viên quản phụ, lớp học trở nên nề nếp hơn.
Tuy có sự thay đổi nhưng cũng không ảnh hưởng nhiều đến kế hoạch. Hoạt động 1 vẫn được tiếp tục, chúng tôi khuyến khích trẻ đưa ra ý kiến về những chú Ốc. Trẻ có nhiều phát hiện khi quan sát Ốc, trẻ chia sẻ với bạn và đặt nhiều câu hỏi, nhưng chúng tôi không vội đưa ra đáp án mà tiếp tục khuyến khích trẻ quan sát. Sự hứng thú của trẻ với những chú Ốc là cơ sở để tiếp tục dự án.
Khi đã xác định tiếp tục dự án, điều cần làm tiếp theo là đánh giá hiểu biết của trẻ về chủ đề của dự án, việc làm này rất có ý nghĩa trong việc xác định mục tiêu và nội dung giáo dục trong từng hoạt động dự kiến. Ban đầu chúng tôi dự kiến cho trẻ tìm hình ảnh về Ốc trên sách truyện trong lớp, tuy nhiên hoạt động này không thực hiện được vì lượng sách liên quan đến chủ đề Ốc rất hạn chế, chúng tôi đã linh hoạt tìm những bức tranh trên các trang mạng và bố trí tại lớp. Trẻ thích thú khi phát hiện có rất nhiều hình ảnh về Ốc, có những chú Ốc rất lạ, trẻ không ngừng hỏi “Đây có phải là con Ốc không cô?. Hoạt động học diễn ra trong không khí vui vẻ và tràn ngập tiếng cười, chúng tôi quan sát và ghi chép đầy đủ những lời nói, hành động thể hiện sự hứng thú và hiểu biết của trẻ khi quan sát Ốc. Việc tổ chức hoạt động theo nhóm nhỏ, trẻ có nhiều cơ hội rèn kỹ năng chia sẻ, trao đổi, tổ chức nhóm,…ví dụ: Khi từng nhóm được tham gia dán những bức tranh Ốc lên tường đểcả lớp cùng xem (trẻ trao đổi và phân công nhiệm vụ cho nhau) và khi chúng tôi khuyến khích “Con hãy kể cho các bạn trong lớp nghe về những chú Ốc trong tranh” (trẻ biết chia sẻ), quan sát trẻ chúng tôi nhận ra trẻ làm rất tốt và chủ động thực hiện. Tiếp sau đó, trẻ còn tạo ra các bản vẽ đi cùng với câu chuyện về kinh nghiệm cá nhân của trẻ, những câu chuyện tuy ngắn gọn, sơ sài nhưng đó là ý tưởng của trẻ và quan trọng là trẻ hứng thú thực hiện. Tuy dự kiến là hoạt động 4 sẽ đánh giá hiểu biết của trẻ qua việc kể chuyện có minh họa bằng những nguyên vật liệu mở trong lớp, nhưng chúng tôi lại cho trẻ kể tự do những gì trẻ nhìn thấy trước khi tiến hành hoạt động 4. Bởi vì, số lượng trẻ trong lớp lên đến 35 trẻ, chúng tôi chỉ tổ chức cho 14 trẻ, số còn lại cô cho trẻ tập tô tại lớp, trong khi nhóm thử nghiệm tham gia hoạt động, có nhiều trẻ đang tập tô bị phân tâm, thậm chí Bé Trúc Linh (một bé hiếu động) đã chạy sang và quan sát Ốc. Tình huống này làm nảy sinh
vấn đề cần chia sẻ cho các bạn trong lớp về những điều thú vị mà 14 trẻ trong nhóm thử nghiệm được quan sát. Tuy có nhiều thay đổi so với kế hoạch dự kiến, nhưng vẫn không ảnh hưởng nhiều đến hiệu quả của hoạt động, thậm chí trẻ vẫn hứng thú học tập trong một điều kiện cho phép. Bởi vì, nguyên nhân thay đổi chủ yếu là do hứng thú học tập của trẻ.
Sau tất cả những tác động của cô và thể hiện của trẻ ở giai đoạn 1. Chúng tôi và trẻ cùng thành lậpmạng (web) những điều trẻ biết và những điều trẻ muốn tìm hiểu thêm về Ốc và ghi vào giấy Ao, chúng được dán lên bảng di động (bảng 1 và 2). Thông tin này giúp chúngtôi đánh giá nhận thức hiện tại của trẻ và thiết lập một mặt bằng chung giữa các trẻ.
Khi tổ chức cho trẻ nêu lên ý kiến về những điều trẻ muốn biết về Ốc, chúng tôi gặp một vài khó khăn bước đầu. Lý do chính là vì trẻ chưa quen với cách học “Nêu vấn đề”, sau khi được gợi ý“Các bạn ơi, cô không biết Ốc có mắt không nữa, các bạn có biết không?”, “vậy cô ghi câu hỏi này lại để chúng ta tìm hiểu nhe”, trẻ hiểu ngay và thể hiện rất tốt.
Bảng 1& 2. Những điều trẻ đã biết và những điều trẻ muốn tìm hiểu thêm về Ốc
Những điều trẻ biết về Ốc Những điều trẻ muốn biết về Ốc
1. Ốc có vỏ. 2. Ốc có mình. 3. Ốc ăn lúa. 4. Ốc sống dưới nước. 5. Ốc ăn được. 6. Ốc có râu. 7. Ốc nhớt và dơ.
8. Người ta bắt ốc cho vịt ăn.
1.Ốc có răng không? 2.Ốc có đuôi không? 3.Ốc có cổ không? 4.Ốc có mắt không? 5.Ốc có thân không? 6.Ốc nghỉ ngơi khi nào? 7.Ốc bắt mồi thế nào? 8.Ốc có nhà không? 9.Ốc đói có chết không? 10. Ốc có bạn không? 11. Ốc có miệng không?
Giai đoạn 2: Khám phá, tìm hiểu, đi thực tế, gặp chuyên gia (Tuần 2 đến tuần 5,
ngày 21 tháng 4 16 tháng 5 năm 2014)
Đây là giai đoạn trẻ được thỏa sức khám phá bằng nhiều hình thức khác nhau nhằm tìm câu trả lời mà trẻ đặt ra. Chúng tôi cùng trẻ trò chuyện và lên kế hoạch
“Làm cách nào để trả những câu hỏi trên”, trước khi thảo luận về nội dung trên, trẻ đã bổ sung rất nhiều vấn đề mới mà trẻ muốn biết về Ốc.
Những điều trẻ muốn biết về Ốc
- Ốc có ngủ không? Khi nào ốc ngủ? - Ốc dùng để làm gì?
- Mắt Ốc có thấy đường không cô? - Sau con đụng mắt là nó thụt vào? - Ốc có gia đình không?
- Ốc có ông bà, cha mẹ không? - Ốc có chết không?
Ốc có lưỡi không?
- Ốc thở bằng gì? - Ốc sống ở đâu? - Ốc có anh chị không? - Ốc biết kêu không? - Ốc đẻ bằng cách nào? - Ốc ăn cá được không? - Ốc thở bằng gì?
Ốc kiếm ăn khi nào?
Chúng tôi thật sự ngỡ ngàng trước những câu hỏi trẻ đưa ra, điều này nằm ngoài mong đợi của chúng tôi. Với mặt bằng chung nhận thức của trẻ cùng với lần đầu tiên trẻ tiếp cận cách học này, nhưng kết quả diễn ra cho thấy một hứa hẹn của sự thành công. Tuy trẻ đang hứng thú với những câu hỏi tự nghĩ ra nhưng chúng tôi không thể để trẻ đi quá xa mục tiêu của hoạt động, chúng tôi đặt vấn đề “Các con có muốn cùng cô tìm hiểu không?”,“Vậy chúng ta tìm hiểu bằng cách nào vậy các con?”. Một lần nữa chúng tôi nhận ra rằng trẻ hoàn toàn không thụ động, từng trẻ đã tranh nhau đưa ra ý tưởng khám phá: Hỏi ông bà, cha mẹ, anh chị, dùng internet, xem tivi, sách báo,…Với hoạt động này, mọi thứ diễn ra như dự kiến cho nên đồ dùng đều được chuẩn bị trước nhằm phục vụ nhu cầu khám phá của trẻ: máy tính có kết nối mạng, tranh liên quan đến Ốc và thậm chí cả dụng cụ cần thiết nếu trẻ có nhu cầu ra sân tìm hiểu về Ốc. Hoạt động khám phá bắt đầu khi trẻ được gợi ý “Vậy hiện giờ tại lớp chúng ta có thể tìm hiểu về Ốc bằng cách nào trước?”, trẻ nhanh nhẹn đưa mắt nhìn xung quanh lớp và trả lời: sách, truyện, máy tính, hỏi cô. Diễn biến hoạt động bắt đầu
có sự thay đổi so với dự kiến ban đầu, tuy nhiên vẫn nằm trong sự chuẩn bị, khi chúng tôi cho trẻ tự do chọn các góc để tự tìm hiểu về Ốc, thì tất cả trẻ đều chạy về nơi có chiếc máy tính, điều này cũng không lấy làm lạ. Sau khi xem hình ảnh và một số đoạn video trên internet, chúng tôi cùng trẻ xem lại các câu hỏi và cùng điền câu trả lời vào mạng những điều muốn biết. Trẻ cùng cô điền câu trả lời đã tìm được, điều này rất có ý nghĩanhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ, tuy trẻ chưa có khả năng viết thành câu, nhưng việc tham gia đọc lại câu trả lời cho giáo viên ghi lên bảng cũng giúp trẻ hiểu về mối liên hệ giữa ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết, hiểu được ý nghĩa của từ ngữ. Kết thúc ngày hoạt động chúng tôi dặn dò trẻ: “Nhờ ông bà cha mẹ trả lời giúp những điều con muốn biết về Ốc”, đồng thời chúng tôi trao đổi với trẻ về nội dung bức thư trước khi trẻ mang về gửi cho gia đình.
Ngày đầu tiên của hoạt động khám phá diễn ra như mong đợi đã tạo niềm tin để chúng tôi tiếp tục dự án. Ngày thứ hai trẻ mang đến cho chúng tôi những câu trả lời thật dễ thương, khi được hỏi “Về nhà các bạn có hỏi cha mẹ ông bà những câu hỏi về Ốc không?”, trẻ giành nhau trả lời, nét mặt và biểu hiện cho thấy trẻ có quan tâm đến dự án Ốc.
- Bé Thùy An: Con hỏi cha con là Ốc có mình không? Cha trả lời là có. - Tiên: Ốc có biết ăn không? Mẹ trả lời có.
- Tú: Ốc có bạn không? Ba trả lời là có.
- Minh Anh: Con hỏi mẹ Ốc có mẹ không? Mẹ trả lời là có…
Còn rất nhiều câu hỏi trẻ chưa trả lời được, chúng tôi cho trẻ viết câu hỏi vào giấy và mang về hỏi cha mẹ. Hoạt động diễn ra rất sôi nổi, trẻ thích thú khi được tự tay viết những gì trẻ nghĩ (chúng tôi viết chữ mờ và trẻ tô lại, có hai trẻ không tô mà viết xuống hàng dưới dòng chữ), sản phẩm được trẻ mang về nhà gửi cho người thân. Tuy nhiên, khi mang câu trả lời lên lớp thì chỉ có 7/14 trẻ là gửi giấy ngược lại, khi hỏi
“Tại sao con không nhờ cha mẹ trả lời dùm con?”, chúng tôi nhận được nhiều lý do khác nhau “Mẹ con bỏ mất rồi”, “Con quên mang theo”,… Điều này cho thấy sự thiếu hợp tác của phụ huynh, đây cũng là điều khiến chúng tôi lo ngại, tuy nhiên trẻ cũng đã trả lời được rất nhiều câu hỏi và tất cả những câu trả lời này sẽ được xác minh lại khi trẻ trực tiếp quan sát Ốc tại lớp.
- Ốc thở bằng gì? (Chị bé Tiên trả lời “Ốc thở bằng phổi”) - Ốc có chân không? (Mẹ Khánh Băng “Ốc có chân”)
- Ốc dùng để làm gì? (Mẹ Gia Thịnh “Ốc dùng làm thức ăn”) - Ốc có răng không? (Mẹ Bảo Thiên “Ốc có răng”)
- Ốc có đuôi không? (Cha Bé Tú “Ốc không có đuôi”) - Ốc có ngủ không? (Mẹ Bé Ngân “Ốc có ngủ”) - Ốc ăn gì? (Mẹ Gia Bảo “Ốc ăn lá non, ăn lúa”) (Cô giúp trẻ ghi lại những câu trả lời trên vào mạng)
Chúng tôi cùng trẻ ghi chép các câu trả lời trên mạng. Có rất nhiều câu hỏi đã được trả lời thông qua tranh ảnh, truy cập internet và hỏi người thân, nhưng cũng có một số không thể hoàn thành được cho đến khi trẻ quan sát từng chi tiết trên một con Ốc thật trong một thời gian dài. Vấn đề đặt ra là cần có Ốc thật, việc tìm kiếm Ốc cũng đã được chúng tôi dự kiến trước vàkết quả hoạt động đã vượt quá mong đợi. Khi chúng gợi ý “Bây giờ chúng ta xem lại các câu hỏi đã đặt ra và những câu trả lời chúng ta có được, làm sao để biết những câu trả lời của chúng ta là đúng?”. Bé Thịnh nhanh nhẹn trả lời “quan sát ốc”, chúng tôi hỏi tiếp “Vậy chúng ta có thể tìm thấy Ốc ở đâu các con?”, bé Thịnh “Hôm trước con thấy có Ốc Ma bò trong trường đó cô”.
Câu trả lời của trẻ là cầu nối đến ý tưởng của chúng tôi, trẻ reo vui khi được biết sẽ được ra sân tìm Ốc. Chúng tôi phân trẻ thành từng nhóm nhỏ, bầu nhóm trưởng, trao dụng cụ và nói rõ nhiệm vụ của từng nhóm trước khi ra sân. Nhóm trưởng được lựa chọn là những trẻ nhanh nhẹn, mạnh dạn, trong quá trình tìm kiếm chúng tôi nhận thấy trẻ thể hiện nhiệm vụ thủ lĩnh nhóm rất tốt, trẻ phân công các bạn trong nhóm vị trí cần tìm và mang Ốc về bỏ vào hộp. Hoạt động diễn ra thành công ngoài mong đợi, trẻ thật sự hứng thú và biết xác định vị trí nào Ốc có thể xuất hiện, kết quả cũng thu được vài chú Ốc dưới các tán lá và chậu sen trong sân trường. Hoạt động quan sát Ốc diễn ra trong lớp ngay sau đó, trẻ không tỏ ra mệt mỏi mà còn rất thích thú, trẻ phát hiện nhiều điều thú vị liên quan đến Ốc: chất nhầy của Ốc (trẻ gọi “dấu chân Ốc”), vảy Ốc (trẻ gọi là “vỏ Ốc”), trẻ phát hiện Ốc Hương (Ốc Ma) không có vảy còn Ốc Bươu có vảy, trẻ bảo “Ốc ngủ rồi” khi thấy Ốc không cử động, trẻ lấy chiếc lá đưa vào miệng cho Ốc Bươu ăn “Ốc ăn kìa”. Kết thúc hoạt động trẻ còn được dán tên Ốc trên chiếc chậu
đựng Ốc. Trong suốt quá trình tìm kiếm chúng tôi luôn nhận được sự hỗ trợ của giáo viên phụ trách lớp, các cô cùng chúng tôi quan sát trẻ và ghi chép từng biểu hiện và lời