Cấu trúc của mô hình dạy học theo dự án

Một phần của tài liệu thử nghiệm mô hình dạy học theo dự án với trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi tại thành phố cà mau (Trang 30 - 39)

8. Kế hoạch nghiên cứu

1.2.2.Cấu trúc của mô hình dạy học theo dự án

Bản chất của mô hình dạy học theo dự án là các hoạt động học tập đều dựa trên sở thích, kinh nghiệm và ý tưởng của trẻ, đồng thời sự phát triển của một dự án cũng do hứng thú của trẻ quyết định. Tuy nhiên để tất cả các hoạt động của trẻ không xa rời mục tiêu giáo dục, vai trò của giáo viên vẫn không thể thiếu, giáo viên luôn là người định hướng, khuyến khích, động viên trẻ trong mọi hoạt động [37]. Với vai trò “mở cửa” hay “châm ngòi ngọn lửa”học tập cho trẻ đòi hỏi giáo viên phải có năng lực, có khả năng tư duy tốt và biết linh hoạt trong mọi tình huống, đồng thời giáo viên cũng cần nắm vững lý luận về cấu trúc của một dự án để có những kế hoạch dự kiến trước khi tiến hành. Kế hoạch dự kiến ở đây không phải là những hoạt động định sẵn để áp đặt lên trẻ mà chỉ là những dự kiến công việc ở từng giai đoạn có thể xảy ra trong quá trình khám phá, để từ đó chúng ta có những dự kiến trong công tác chuẩn bị và tác động đến trẻ nhằm“kích ngòi” hứng thú học tập, nhu cầu tìm hiểu, sự tò mò của trẻ

với chủ đề dự kiến và mong muốn khám phá chủ đề đó. Trẻ sẽ học được những khái niệm mới bằng cách thực hiện các hoạt động trong một dự án cũng như thông qua quá trình xem xét, áp dụng và thể hiện những khái niệm này dưới sự giúp đỡ của giáo viên. Mô hình dạy học theo dự án cũng giống một kế hoạch giảng dạy hiện nay của chúng ta, cũng có mở đầu – nội dung – kết thúc, tuy nhiên tất cả chỉ là dự kiến. Katz và Chard (2000) đã đề nghị triển khai thực hiện dạy học theo dự án ở bậc học mầm non bằng cách tiến hành ba giai đoạn sau: khởi đầu – phát triển – kết luận [37], [39], [45]. Như vậy, một giáo viên mầm non muốn áp dụng mô hình dạy học dự án tại Việt Nam thì ngoài việc nắm được bản chất của mô hình, thì cần nắm vững cấu trúc ba phần của nó để có những kế hoạch dự kiến phù hợp.

Giai đoạn 1: Khuyến khích trẻ chia sẻ những gì trẻ đã biết về vấn đề và xác định

trẻ muốn biết thêm về những điều gì. Tại thời điểm này các câu hỏi do trẻ đặt ra.

Giai đoạn 2: Là giai đoạn điều tra, khi mà trẻ quan sát, đọc, thử nghiệm, khám

phá và tìm kiếm thông tin từ các chuyên gia để tìm câu trả lời cho câu hỏi của mình.

Giai đoạn 3: Trẻ và giáo viên quyết định sẽ kết thúc dự án như thế nào và làm

sao để ghi chép lại những điều đã tìm hiểu được. Có thể kết thúc dự án bằng việc tạo ra quyển sách, một bảo tàng hay triển lãm [9], [23], [37], [39], [45].

(Các hoạt động chính của dự án thường là: thảo luận, tham quan thực tế, thể hiện, nghiên cứu sâu và trưng bày).

* Sau đây là các bước thiết lập dự án

Giai đoạn 1: Xác định hứng thú và nhu cầu của trẻ

Bước 1: Giáo viên chọn đề tài (có thể có sự tham gia của phụ huynh). Giáo viên xây dựng mạng các câu hỏi trẻ (có thể) muốn biết (nội dung dự án) và mục tiêu chương trình có thể thực hiện trong dự án (thực hiện mục tiêu các môn học, các mặt phát triển, các chuẩn), tất cả chỉ là dự tính của giáo viên [9], [23], [37], [39], [45]

Lựa chọn chủ đề phù hợp là công việc rất quan trọng, chủ đề được lựa chọn phải liên quan mật thiết với cuộc sống sinh hoạt của trẻ, dễ tìm kiếm trong môi trường xung quanh và có sự tích hợp các lĩnh vực tự nhiên, khoa học và xã hội. Ngoài ra, chủ đề phải mang lại nhiều cơ hội kích thích trẻ tác động tương hỗ, giao lưu tích cực để tăng

cường sự hiểu biết, đoàn kết và hiệu quả hoạt động. Một chủ đề được lựa chọn trong mô hình dạy học theo dự án chỉ khi đảm bảo các yếu tố sau:

- Xuất phát từ sở thích, hứng thú và nhu cầu khám phá của trẻ.

- Tạo cơ hội cho trẻ tham gia tích cực vào các hoạt động học tập, tìm kiếm, khám phá, phát hiện, vui chơi.

- Có khả năng mở rộng, liên kết với các sự vật khác một cách dễ dàng để trẻ có thể tiếp thu thông tin và sự trợ giúp ngay ở bên ngoài phạm vi lớp học.

- Chủ đề cũng phải cho thấy sự quan tâm, nhiệt tình, sự say mê và hứng thú của giáo viên đối với chủ đề hoạt động.

Sau khi đã chọn được chủ đề (dự kiến), giáo viên cần dùng sơ đồ tư duy để xây dựng mạng các câu hỏi mà trẻ có thể muốn biết (hình 1.1). Công việc này sẽ là bước chuẩn bị cần thiết từ kiến thức về chủ đề mà giáo viên cần tự bổ sung cho mình và còn là cơ sở để có những dự kiến về đồ dùng, đồ chơi và không gian thực hiện dự án.

Hình 1.1. Sơ đồ tư duy

Bước 2: Giáo viên tổ chức các trải nghiệm để đánh giá hứng thú, hiểu biết đã cóvà mong muốn khám phá của trẻ(có thể có sự tham gia của phụ huynh trong các hoạt động này [9], [23], [37], [39], [45]

Công việc chính của bước hai chủ yếu là kiểm tra sở thích của trẻ về chủ đề thông qua các cuộc trò chuyện, quan sát hay đặt những câu hỏi liên quan chủ đề. Giáo viên khuyến khích trẻ chia sẻ những gì trẻ đã biết về chủ đề và xác định trẻ muốn biết thêm những điều gì. Tại thời điểm này các câu hỏi do trẻ tự đặt ra.

Ví dụ 1: Trong dự án “Bướm” của trường mầm non Quốc tế Việt Úc [51], giáo viên tổ chức các trải nghiệm để đánh giá hứng thú, hiểu biết của trẻ về Bướm và mong muốn khám phá của trẻ như sau:

- Trẻ được cô dẫn ra vườn trường quan sát những chú Bướm thật. Trẻ tỏ ra rất phấn khích và bắt đầu hứng thú muốn được tìm hiểu thêm về những người bạn xinh đẹp này. Thật bất ngờ với những câu đối thoại hết sức trẻ thơ, hồn nhiên của các trẻ:

+ Đây là Bướm ba, Bướm mẹ, Bướm chị và Bướm em. + Con Bướm này là của mình!.

+ Đây là con Bướm mẹ vì nó bự.

+ Hồi trưa mình qua nhà bà ngoại, mình thấy con Bướm đó!.

- Trẻ chia sẻ cùng cô những hiểu biết của mình về loài Bướm.

+ Bướm có màu cam, đen, tím… + Bướm có hai cái râu để nói chuyện.

+ Con Bướm bay thì dang cánh ra, ngủ thì khép cánh lại. + Con Bướm sống trong rừng.

+ Con Bướm hút mật hoa. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Con Bướm đi ngủ vào buổi tối.

Ví dụ 2: Trong dự án “Chó” của trường mầm non Quốc tế Việt Úc [51], giáo viên tổ chức các trải nghiệm để đánh giá hứng thú, hiểu biết của trẻ về Chó và mong muốn khám phá của trẻ như sau:

- Phụ huynh mang một chú chó nhỏ đến lớp để thử hứng thú của trẻ (giáo viên nhờ phụ huynh hỗ trợ). Khi chú chó Lucky xuất hiện, sự ngạc nhiên và thích thú đã thể hiện rõ rệt trên những gương mặt đáng yêu của các bé. Các trẻ đều vây quanh chú chó Lucky để làm quen, bé thì cười, bé thì vuốt nhẹ một cái rồi chạy đi ngay, bé thì chỉ dám đứng từ xa nhìn nhưng miệng thì kêu “gâu gâu” để gọi chú Chó.

- Sau một hồi chơi đùa cùng Lucky, trẻ bắt đầu kể cho Cô và các bạn nghe về những gì trẻ biết về loài Chó: Con Chó nó mừng con, nó vẫy tay, vẫy đuôi; Con Chó nó sủa gâu gâu đó Cô; Lông con Chó có màu trắng, màu hồng, màu tím!...

Bước 3: Giáo viên quyết định dự án có thích hợp hay khả thi hay không [9], [23], [37], [39], [45]

Quyết định tiếp tục dự án hay không còn phụ thuộc vào nhu cầu và hứng thú của trẻ với chủ đề (trẻ thể hiện ở bước hai). Trẻ sẽ hứng thú khi chúng ta thấy trẻ tròn mắt quan sát sự vật hiện tượng, tay luôn muốn chạm thử vào nó, miệng không ngừng nói những điều bản thân trẻ biết hoặc những điều muốn biết về sự vật hiện tượng đang quan sát. Gương mặt tỏ ra ngạc nhiên, tò mò khi phát hiện điều gì đó mới lạ ở sự vật hiện tượng, đồng thời trẻ thể hiện sự thích thú, nhu cầu muốn tìm hiểu nhiều hơn về sự vật đó. Nếu đa phần trẻ có biểu hiện như vậy thì giáo viên nên có quyết định lựa chọn chủ đề này.

Ngược lại, trẻ chỉ hứng thú giây lát sau đó chuyển chú ý sang đối tượng khác, trẻ không thể hiện sự tò mò hay mong muốn tìm hiểu thêm cho dù có sự tác động của cô. Biểu hiện này có thể do nhiều nguyên nhân như: chủ đề quá quen thuộc; chủ đề quá khó so với nhận thức của trẻ; giáo viên tổ chức không hấp dẫn, không thu hút được trẻ; đối tượng quan sát không sinh động;… Nếu kết quả cho thấy như trên thì giáo viên cần có quyết định lựa chọn một chủ đề khác phù hợp hơn, bởi vì bản chất của dạy học theo dự án là các hoạt động học tập đều dựa trên sở thích, hứng thú, kinh nghiệm của trẻ và sự phát triển của một dự án cũng do hứng thú của trẻ quyết định. A. V. Đaparôjet cũng đã khẳng định rằng “Khả năng chú ý của trẻ 5 – 6 tuổi có thể kéo dài từ 35 – 50 phút nếu đối tượng đó hấp dẫn, có nhiều thay đổi, kích thích được sự tò mò, ham hiểu biết của trẻ” [31, tr.74].

Bước 4: Nếu thích hợp và khả thi: Giáo viên và trẻ xây dựng mạng những gì trẻ đã biết và những gì trẻ muốn biết

Nếu quyết định lựa chọn chủ đề ở bước ba thì bước tiếp theo là xây dựng mạng nội dung, đây là công việc dành cho trẻ dưới sự giúp đỡ của cô. Giáo viên sẽ sử dụng lại sơ đồ tư duy ở bước một (sơ đồ dự kiến những gì trẻ muốn biết của cô), những hiểu biết của trẻ được cô ghi lại khi trẻ quan sát ở bước hai và câu hỏi về những gì trẻ muốn

biết xoay quanh chủ đề. Sau đó cô và trẻ bổ sung để hoàn thiện mạng nội dung về những gì trẻ đã biết và những gì trẻ muốn biết (mạng nội dung dựa trên cơ sở những kiến thức của giáo viên về chủ đề và dự kiến những nội dung có khả năng mang lại hiệu quả khi tổ chức cho trẻ khám phá).

Giai đoạn 2: Khám phá, tìm hiểu, đi thực tế, gặp chuyên gia

Giai đoạn hai là giai đoạn quan trọng của dự án, trẻ sẽ nghiên cứu một chủ đề nào đó trong một thời gian dài khoảng 6 đến 8 tuần hoặc lâu hơn nữa. Các hoạt động nghiên cứu thường là điều tra, quan sát, nghiên cứu tài liệu, tranh ảnh, thử nghiệm và tìm kiếm thông tin từ các chuyên gia [9], [23], [37], [39], [45].

Trẻ sẽ là người trực tiếp tiến hành các nghiên cứu và ra quyết định cho các hoạt động hàng ngày của mình để tự trả lời những câu hỏi mà trẻ đặt ra. Lúc này giáo viên đóng vai trò định hướng, thúc đẩy và làm việc cùng với trẻ. Dưới sự giúp đỡ của giáo viên, trẻ sẽ có được các trải nghiệm có tác dụng học tập hiệu quả, hình thành ở trẻ các kỹ năng xã hội, kĩ năng tư duy trong khi đánh giá cẩn thận kết quả học tập từ những trải nghiệm khám phá của chính mình. Ngoài ra, giáo viên cần phải tạo điều kiện về môi trường khám phá để trẻ được thỏa thích với những ý tưởng của chúng, cụ thể như sau:

- Môi trường trong lớp học: cần phải đủ không gian để trẻ di chuyển, bàn học cần bố trí xa mảng tường để trẻ có thể ngồi quay mặt ra các bạn hay quay mặt vào nhau, chạy tới lui chia sẻ với bạn trong quá trình khám phá của mình. Đồng thời, lớp học cần bố trí đa dạng đồ dùng đồ chơi phục vụ cho hoạt động khám phá của trẻ như: tranh ảnh, nguyên vật liệu thiên nhiên, sách, máy tính (kết nối internet), kính lúp, chai / lọ, bao tay, vợt bắt côn trùng,… đồ dùng phải được chuẩn bị đầy đủ và phù hợp với dự án. Tuy nhiên, vì dạy học theo dự án là dạy học theo hướng tích hợp cho nên đồ dùng đồ chơi cần được mở rộng đến những lĩnh vực gần với chủ đề của dự án [23], [37], [39], [45].

- Môi trường ngoài lớp học: giáo viên khuyến khích trẻ mở rộng môi trường khám phá, có thể là lớp bên cạnh, sân trường, công viên, công trình xây dựng, sở thú, trạm y tế gần trường, viện bảo tàng,… Chúng tôi cho rằng đây là một trong những thế mạnh của mô hình dạy học theo dự án, nếu việc học được bắt đầu từ thực tế thì trẻ có

thể đưa cuộc sống hằng ngày của trẻ vào môi trường lớp học, có thể tái hiện lại thế giới đó với nhiều hình thức khác nhau. Học qua trải nghiệm thực tế là một điều tuyệt vời mà chúng ta dành cho trẻ, đây là cơ hội để trẻ thể hiện, đôi lúc chúng ta không cần phải làm gì vì trẻ sẽ cho chúng ta thấy hết ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác. C. Mac (1818 – 1883) nhà triết học vĩ đại người Đức, khi nghiên cứu về con người ông đã chỉ ra rằng: “Nhân cách của trẻ hình thành và phát triển khi trẻ tích cực tham gia vào các hoạt động với môi trường xã hội, đặc biệt là hoạt động nhận thức” [22].

- Môi trường ở gia đình: một khía cạnh thứ ba không kém phần quan trọng để tiến hành giai đoạn hai đó là gia đình trẻ và những người sống gần gủi xung quanh trẻ, chúng tôi nhận thấy hơn ở đâu hết mối liên kết chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường trong mô hình dạy học theo dự án, điều này thể hiện khá rõ và thường xuyên. Phụ huynh không còn là người lắng nghe hay nhìn thấy những gì con mình sẽ học được ở nhà trường, mà họ là người đồng hành với trẻ trong quá trình khám phá. Trong dạy học theo dự án, phụ huynh có thể là nhà thám hiểm để cùng trẻ tìm kiếm những con vật cần cho dự án khi trẻ ở nhà; nhà buôn bán động vật để mang đến lớp tặng một chú chó; nhà sinh vật chuyên nghiên cứu các côn trùng hay đơn giản là một người khách tham dự và khen thưởng những tác phẩm thể hiện kết quả nghiên cứu của trẻ,… [23], [37], [39], [45]. Nhìn chung, từ khi bắt đầu dự án, giáo viên sẽ gửi thư mời cho phụ huynh để nhận được sự hỗ trợ, hợp tác của trong suốt quá trình diễn ra dự án, đồng thời khi kết thúc dự án có thể họ sẽ là những nhà phê bình, đánh giá hay khen thưởng trẻ. Có thể thấy, hoạt động khám phá ở giai đoạn hai không đơn thuần là tập hợp các nhân tố riêng lẻ mà là một hệ thống các hoạt động được kết nối chặt chẽvà tất cả đều có sự kết nối các lĩnh vực phát triển với nhau, thể hiện tinh thần của dạy học tích hợp.

Bước 1: Giáo viên xem lại mạng dự tính và mạng những vấn đề trẻ muốn biết để tích hợp thành mạng mới. Giáo viên xác định những mục tiêu phát triển, kiến thức, kỹ năng có thể đưa vào dự án (có thể có sự tham gia của phụ huynh)

Trước khi giáo viên và trẻ tiến hành các hoạt động khám khá sâu về chủ đề, điều đầu tiên ở giai đoạn này là: Dựa vào mạng nội dung giáo viên xác định mục tiêu phát triển (kiến thức, kỹ năng, thái độ) cho trẻ. Việc xác định mục tiêu phát triển sẽ tránh mất định hướng trong giáo dục,tránh đi lan man không tập trung vào chủ đề chính. Lúc

này giáo viên có vai trò rất quan trọng trong việc định hướng cho trẻ và đảm bảo không đi sai bản chất của dạy học theo dự án “mọi hoạt động điều xuất phát từ hứng thú và nhu cầu khám phá của trẻ” [37], [39].

Bước 2: Giáo viên và trẻ chuẩn bị các chuyến tham quan thực tế và gặp gỡ với chuyên gia (có thể có sự tham gia của phụ huynh)

Trước khi cho trẻ tham quan, trẻ cần có thông tin cơ bản về đối tượng. Trẻ có thể khai thác thông tin từ bố mẹ, chuyện tranh, sách báo, internet hoặc thông qua sinh hoạt hằng ngày. Giáo viên cần thống nhất với trẻ những quy định và nguyên tắc khi đi tham

Một phần của tài liệu thử nghiệm mô hình dạy học theo dự án với trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi tại thành phố cà mau (Trang 30 - 39)